Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Ngày ba về nhà vợ: Con gái trải qua những ngày hụt hẫng, hoảng loạn

Hôm Tết, ba dẫn bạn gái về ra mắt, con bé trải qua những ngày hụt hẫng, hoảng loạn. Sau lễ cưới, ba về nhà vợ, như không hề tồn tại đứa con gái ông từng giành giật bằng được...

Gần hai tháng qua, từ ngày ba đưa bạn gái về ra mắt là những tháng ngày lê thê, chới với, khủng hoảng với Thảo, cô con gái 15 tuổi. 

Thảo nhớ hôm đó đúng dịp Tết, có mặt cô bác họ hàng, ba vào phòng gọi Thảo, chỉ tay đầy mệnh lệnh: Ra chào cô Ngân, lễ phép và vui vẻ lên! 

Trước đó, không hề có một cuộc trao đổi, nói chuyện nào trước. Cô con gái lết người ra phòng khách, cố cười chào người mẹ kế trẻ đẹp mà không che nổi sự gượng gạo. 

Ráng ngồi được một lúc, cô bé chạy vào phòng, ôm gối khóc nức nở, vừa cắn miệng vào gối vừa gào lên: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Nỗi đau cách đây 3 năm, khi mẹ cưới chồng lại tràn về với Thảo. 

Trước khi ba mẹ ly hôn, đã không biết bao nhiêu lần Thảo chứng kiến hai người cãi vã, miệt thị, bôi nhọ, đấu tố lẫn nhau. Cuộc chiến hạ nhục nhau kéo dài cho đến lúc làm thủ tục ly hôn, ra tòa, thêm việc tranh chấp nuôi con. 

Đánh trúng điểm yếu, mẹ ngoại tình, bỏ bê gia đình, ba Thảo giành được quyền nuôi con. Nhưng không phải ai giành nuôi con cũng là vì thật sự muốn nuôi con. 

Ngày dọn đồ, dắt tay Thảo đi, ba chỉ thẳng tay vào mặt mẹ: Tôi nuôi nó để cả đời cô đeo tiếng thơm là loại phụ nữ bỏ con theo trai. 

Thảo với ba về ở bên nhà nội, còn ba đi triền miên, rất hiếm khi ở nhà. Nhưng ông gây khó dễ đủ kiểu, không cho mẹ qua gặp con.  Thời gian đầu, mẹ đến trường gặp Thảo được đôi ba lần rồi mất liên lạc dần. 

Hơn một năm sau, ba dẫn Thảo về bên ngoại, nói con gái về để dự đám cưới mẹ, để chứng kiến mẹ bỏ mình như thế nào. Mẹ đi bước nữa với mối tình đầu, hai người tìm lại nhau, nhận ra không thể sống thiếu nhau sau khi đều đã kết hôn, có con và cùng để lại con cho đối phương... 

Gặp con phút chốc sau lễ cưới, buông  lời oán trách ba đủ kiểu, mẹ nói thay cho lời tạm biệt: Lúc nào có điều kiện, mẹ sẽ đón con về!

Từ đó đến nay, đã gần 3 năm, Thảo chưa gặp lại mẹ dù sống cùng thành phố. Cô chỉ biết thông tin từ ba, mẹ có em rồi, quên con lâu rồi!

Ba đi miết, cô bé về sống cùng ông bà nội ở ngay tuổi mới lớn đầy khủng hoảng cùng với bao thương tổn trong lòng. Thấy đứa cháu gái lầm lì, ương bướng, nhiều lần bà nội buột miệng: Nhìn khó ưa y như con mẹ mày!

Cô bé như một cái bóng trong nhà, ít tương tác, giao tiếp, không biết chia sẻ cùng ai.

Thật ra, Thảo cũng không sống với ba bao nhiêu, chẳng mấy khi gặp ba. Mỗi khi ba về, hai ba con cũng không trò chuyện, hỏi han gì nhau.

Chưa kể, mỗi khi công việc không suôn sẻ, hay chuyện tình cảm trắc trở, ông lại đổ lỗi cho mẹ. Mà đổ lỗi cho mẹ, lại trút tức giận, ấm ức lên đầu con gái. 

Sau nhiều mối quan hệ không đâu đến đâu, rồi ba cũng cưới vợ. Trong suy nghĩ, Thảo cũng muốn ba lấy vợ, mà sao khi điều đó xảy đến, cô con gái lại hụt hẫng, đau đớn tận cùng. 

Bên trong sâu thẳm của đứa con kiệt quệ cô đơn như Thảo, ba như chỗ bấu víu cuối cùng về tình yêu thương. 

Ba về bên nhà vợ sống. Ông không hỏi một lời, con có muốn sống với ba và dì không? Ông đi như không hề có đứa con gái này.

Chưa lúc nào, cô con gái cảm nhận rõ mình đứng bên rìa hạnh phúc của ba mẹ như lúc ba xách va li đi. Cảm giác đó chảy loang lổ trong từng tế bào, hơi thở, cảm xúc của em. 

Sau ngày ba về nhà vợ, cô con gái uống cả vốc thuốc ngủ, mong ngủ một giấc dài không bao giờ phải thức dậy... Bà nội phát hiện, kịp đưa cháu vào viện. 

Bà gọi cho ba báo tin, ba nói, vợ chồng ba đang đi trăng mật ở Phú Quốc. Bà với ba bàn với nhau, có khi gửi Thảo về bên nhà ông bà ngoại.

Theo Dân Trí

Trước khi ly hôn hãy tự hỏi: Tiếc một ông chồng hay tiếc một cuộc hôn nhân

Trước khi ly hôn hãy tự hỏi: Tiếc một ông chồng hay tiếc một cuộc hôn nhân

Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa việc tiếc một ông chồng với tiếc một cuộc hôn nhân và vì thế chúng ta không dứt ra khỏi những buồn đau, cô đơn.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Rao bán công khai clip quay lén nhà riêng, tiệm massage ở Trung Quốc

Hàng nghìn bức ảnh riêng tư chụp trong nhà, phòng vệ sinh, tiệm massage, khách sạn được rao bán công khai trên không gian mạng.

Theo Global Times, những kẻ phạm tội có được các video và hình ảnh riêng tư này bằng cách hack camera trong nhà riêng và lắp đặt máy quay lén tại các địa điểm công cộng như phòng khách sạn, tiệm massage, phòng thay đồ, phòng tắm và nhà vệ sinh.

Các clip được định giá từ 20 nhân dân tệ (3,04 USD) đến hàng trăm nhân dân tệ dựa trên nội dung của chúng. Người mua thậm chí có thể đặt hàng các video được thiết kế riêng theo yêu cầu của họ.

Ví dụ, một clip dài 8 tiếng đã được bán cho hàng trăm người ghi lại hình ảnh sinh hoạt đời thường của một cặp vợ chồng tại nhà riêng của họ. Ngay cả những cuộc hội thoại giữa hai người cũng có thể được nghe rõ qua đoạn video.

Người bán clip nói rằng những clip như vậy rất phổ biến và được các khách hàng mua vì thích tọc mạch vào cuộc sống cá nhân của người khác.

ban clip quay len anh 1

Hàng nghìn clip riêng tư, quay lén bị phát tán lên không gian mạng. Ảnh: Sina.

Nhiều video quay lén còn có cảnh các cô gái thử quần áo và được massage tại các thẩm mỹ viện. Những video kiểu này chỉ được cung cấp cho "khách hàng thường xuyên".

Một cuộc điều tra bí mật hơn cho thấy 8.000 clip và ảnh nhạy cảm đã được chia sẻ vào một nhóm Tencent QQ 900 thành viên trong vòng 20 ngày.

Các clip được lấy từ 24 camera ẩn đặt khắp Trung Quốc. Chỉ riêng tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, hàng nghìn camera an ninh bị hack, xâm nhập và điều khiển từ xa.

Một quản lý khách sạn ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam cho biết 80% phòng khách sạn ở Trịnh Châu đã bị lắp camera quay lén.

Những vụ quay lén, hack camera nhà riêng liên tục bị phanh phui trong những năm gần đây ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về việc vi phạm quyền riêng tư.

Zhang Wuju, phó giáo sư từ Trường Luật thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam, cho rằng những người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và hình sự tương ứng, dựa trên đặc điểm video cũng như mục đích, hậu quả của việc truyền bá chúng.

"Những người phạm tội trốn tránh hình phạt hoặc không bị xử lý thích đáng do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả việc lơ là nhiệm vụ của các bộ phận và cơ quan quản lý liên quan", Zhang nói.

Theo Zing

Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc

Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc

Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Ngày ba về nhà vợ

Hôm Tết, ba dẫn bạn gái về ra mắt, con bé trải qua những ngày hụt hẫng, hoảng loạn. Sau lễ cưới, ba về nhà vợ, như không hề tồn tại đứa con gái ông từng giành giật bằng được...

Gần hai tháng qua, từ ngày ba đưa bạn gái về ra mắt là những tháng ngày lê thê, chới với, khủng hoảng với Thảo, cô con gái 15 tuổi. 

Thảo nhớ hôm đó đúng dịp Tết, có mặt cô bác họ hàng, ba vào phòng gọi Thảo, chỉ tay đầy mệnh lệnh: Ra chào cô Ngân, lễ phép và vui vẻ lên! 

Trước đó, không hề có một cuộc trao đổi, nói chuyện nào trước. Cô con gái lết người ra phòng khách, cố cười chào người mẹ kế trẻ đẹp mà không che nổi sự gượng gạo. 

Ráng ngồi được một lúc, cô bé chạy vào phòng, ôm gối khóc nức nở, vừa cắn miệng vào gối vừa gào lên: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Nỗi đau cách đây 3 năm, khi mẹ cưới chồng lại tràn về với Thảo. 

Trước khi ba mẹ ly hôn, đã không biết bao nhiêu lần Thảo chứng kiến hai người cãi vã, miệt thị, bôi nhọ, đấu tố lẫn nhau. Cuộc chiến hạ nhục nhau kéo dài cho đến lúc làm thủ tục ly hôn, ra tòa, thêm việc tranh chấp nuôi con. 

Đánh trúng điểm yếu, mẹ ngoại tình, bỏ bê gia đình, ba Thảo giành được quyền nuôi con. Nhưng không phải ai giành nuôi con cũng là vì thật sự muốn nuôi con. 

Ngày dọn đồ, dắt tay Thảo đi, ba chỉ thẳng tay vào mặt mẹ: Tôi nuôi nó để cả đời cô đeo tiếng thơm là loại phụ nữ bỏ con theo trai. 

Thảo với ba về ở bên nhà nội, còn ba đi triền miên, rất hiếm khi ở nhà. Nhưng ông gây khó dễ đủ kiểu, không cho mẹ qua gặp con.  Thời gian đầu, mẹ đến trường gặp Thảo được đôi ba lần rồi mất liên lạc dần. 

Hơn một năm sau, ba dẫn Thảo về bên ngoại, nói con gái về để dự đám cưới mẹ, để chứng kiến mẹ bỏ mình như thế nào. Mẹ đi bước nữa với mối tình đầu, hai người tìm lại nhau, nhận ra không thể sống thiếu nhau sau khi đều đã kết hôn, có con và cùng để lại con cho đối phương... 

Gặp con phút chốc sau lễ cưới, buông  lời oán trách ba đủ kiểu, mẹ nói thay cho lời tạm biệt: Lúc nào có điều kiện, mẹ sẽ đón con về!

Từ đó đến nay, đã gần 3 năm, Thảo chưa gặp lại mẹ dù sống cùng thành phố. Cô chỉ biết thông tin từ ba, mẹ có em rồi, quên con lâu rồi!

Ba đi miết, cô bé về sống cùng ông bà nội ở ngay tuổi mới lớn đầy khủng hoảng cùng với bao thương tổn trong lòng. Thấy đứa cháu gái lầm lì, ương bướng, nhiều lần bà nội buột miệng: Nhìn khó ưa y như con mẹ mày!

Cô bé như một cái bóng trong nhà, ít tương tác, giao tiếp, không biết chia sẻ cùng ai.

Thật ra, Thảo cũng không sống với ba bao nhiêu, chẳng mấy khi gặp ba. Mỗi khi ba về, hai ba con cũng không trò chuyện, hỏi han gì nhau.

Chưa kể, mỗi khi công việc không suôn sẻ, hay chuyện tình cảm trắc trở, ông lại đổ lỗi cho mẹ. Mà đổ lỗi cho mẹ, lại trút tức giận, ấm ức lên đầu con gái. 

Sau nhiều mối quan hệ không đâu đến đâu, rồi ba cũng cưới vợ. Trong suy nghĩ, Thảo cũng muốn ba lấy vợ, mà sao khi điều đó xảy đến, cô con gái lại hụt hẫng, đau đớn tận cùng. 

Bên trong sâu thẳm của đứa con kiệt quệ cô đơn như Thảo, ba như chỗ bấu víu cuối cùng về tình yêu thương. 

Ba về bên nhà vợ sống. Ông không hỏi một lời, con có muốn sống với ba và dì không? Ông đi như không hề có đứa con gái này.

Chưa lúc nào, cô con gái cảm nhận rõ mình đứng bên rìa hạnh phúc của ba mẹ như lúc ba xách va li đi. Cảm giác đó chảy loang lổ trong từng tế bào, hơi thở, cảm xúc của em. 

Sau ngày ba về nhà vợ, cô con gái uống cả vốc thuốc ngủ, mong ngủ một giấc dài không bao giờ phải thức dậy... Bà nội phát hiện, kịp đưa cháu vào viện. 

Bà gọi cho ba báo tin, ba nói, vợ chồng ba đang đi trăng mật ở Phú Quốc. Bà với ba bàn với nhau, có khi gửi Thảo về bên nhà ông bà ngoại.

Theo Dân Trí

Trước khi ly hôn hãy tự hỏi: Tiếc một ông chồng hay tiếc một cuộc hôn nhân

Trước khi ly hôn hãy tự hỏi: Tiếc một ông chồng hay tiếc một cuộc hôn nhân

Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa việc tiếc một ông chồng với tiếc một cuộc hôn nhân và vì thế chúng ta không dứt ra khỏi những buồn đau, cô đơn.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Liều mạng để săn nấm trên sa mạc

Bất chấp bom, mìn chưa nổ và hiểm nguy từ sói dữ, nhiều người Iraq vẫn lao ra sa mạc Samawa để đào nấm truffle.

nam truffle la gi anh 1

"Truffle, một thứ quà của Chúa", bà Zahra Buheir, thợ săn nấm truffle ở sa mạc Samawa (Iraq) chia sẻ với The Guardian. Bất chấp thời tiết khắc nghiệt trên sa mạc, những người như Zahra vẫn dành nhiều tuần để tìm truffle. Đó là chưa kể bom mìn còn sót lại ở vùng sa mạc phía nam Iraq này. Tất cả đều vì nguồn thu mà truffle đem lại cho những phận đời nghèo khổ.

nam truffle la gi anh 2

Nghề thu hoạch nấm trên sa mạc đã được truyền qua nhiều thế hệ. Khi không có việc làm, truffle chính là nguồn sống của những người này.

nam truffle la gi anh 3

Giá nấm truffle trên sa mạc Iraq rẻ hơn rất nhiều so với châu Âu. Theo The Guardian, loại nấm mà nhiều người phải đánh cược tính mạng trên sa mạc Samawa chỉ có giá khoảng 6 USD/kg. Trong khi đó, người anh em của nó ở châu Âu được bán với giá hàng trăm USD/kg.

nam truffle la gi anh 4

Tuy nhiên, với nền kinh tế khủng hoảng như ở Iraq hiện nay, loại nấm này cũng giúp người dân nghèo vơi bớt gánh nặng. Năm nay, mưa đến muộn nên các thợ săn nấm chỉ kiếm được khoảng 1 kg/ngày. Con số chỉ bằng 1/10 những gì họ đào được vào năm mưa thuận gió hòa.

nam truffle la gi anh 5

Họ dùng những thanh kim loại để đào đất, đá trên sa mạc.

nam truffle la gi anh 6

"Chúng tôi sợ. Rất nhiều sói ở đây và cả mìn nữa. Đợt trước, một người đã chết", một thợ săn nấm kể. Theo The Guardian, tàn tích từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 vẫn còn đó. Nhiều người nhầm tưởng bom, mìn là nấm nếu không nhìn kỹ.

nam truffle la gi anh 7

Căn lều của một thợ săn nấm trên sa mạc.

nam truffle la gi anh 8

Salma Mohsen, thợ săn nấm 10 tuổi, chụp ảnh cùng thành quả của mình.

nam truffle la gi anh 9

Cứ vài ngày, một vài thương lái lại đánh xe đến sa mạc để lấy nấm mang ra chợ bán.

nam truffle la gi anh 10

Một người đàn ông xem xét nấm bán ở chợ Samawa.

nam truffle la gi anh 11

Ra'ad Abdelemir, một thương nhân, phân loại nấm truffle trong lều ở chợ. Nấm được định giá theo kích cỡ. Chúng cũng hay được gọi vui là quả óc chó, quả trứng, quả cam hay quả lựu, tùy vào độ to.

nam truffle la gi anh 12

Nấm truffle sa mạc thường được chiên hoặc nướng rồi dùng với cơm.

Theo Zing

Đậu phụ Homemade và món ăn đậu phụ theo kiểu Ấn

Đậu phụ Homemade và món ăn đậu phụ theo kiểu Ấn

Bạn có phải là một fan hâm mộ của đậu phụ và không biết cách nào để làm ra những miếng đậu thơm ngon? Đây là cơ hội để bạn học cách làm món ăn này tại nhà một cách dễ dàng với các bước đơn giản.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời

Sau 30 năm thất lạc, chàng trai và mẹ đẻ đã có cuộc đoàn tụ xúc động và đầy nước mắt. Đó là kết quả của sự nỗ lực tìm kiếm không ngừng dù ký ức về cha mẹ rất mơ hồ và ít ỏi.

Trong khoảng thời gian hơn 3 thập kỷ, nhà làm phim người Australia gốc Philippines Joel "Jojo" de Carteret khôn nguôi nỗi thắc mắc về mẹ đẻ là ai, mặc dù anh có cuộc sống đủ đầy với cha mẹ nuôi tại Australia.

Quay ngược thời gian vào năm 1985, người ta tìm thấy cậu bé Jojo 4 tuổi bơ vơ giữa khu chợ Munoz ở thành phố Quezon, Philippines. Thời điểm đó, chàng trai này không thể nhớ địa chỉ nhà cũng người thân. Và đó cũng là bước ngoặt khiến cho anh rời xa vòng tay của mẹ đẻ suốt mấy chục năm trời.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 1

Nhà làm phim ngoài 30 tuổi luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi người mẹ ở Philippines là ai trong những năm tháng sống cùng cha mẹ nuôi.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Kapuso Mo, Jessica Soho" (KMJS) của kênh truyền hình GMA, Jojo đã kể lại khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 2

Giây phút trào dâng nước mắt và xúc động khi 2 mẹ con gặp lại nhau sau 30 năm.

Ngày hôm đó, Jojo lấy một vài que diêm mang lên phòng rồi đốt khiến toàn bộ bức tường và giường bốc cháy. Cậu bé non nớt quá sợ hãi, bước xuống cầu thang để đi ra ngoài… rồi biết mình đã bị lạc.

Một lái xe jeepney (loại xe phương tiện công cộng phổ biến ở Philippines) nhìn thấy cậu bé lang thang giữa dòng người xuôi ngược nên quyết định đưa Jojo đến trại trẻ mồ côi. Sau một thời gian không tìm được cha mẹ cho cậu bé, cặp vợ chồng Julie và George de Carteret nhận Jojo làm con nuôi rồi đưa về Australia.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 3

Câu chuyện của họ đã khiến nhiều người xúc động và rơi nước mắt.

Quyết tìm kiếm gia đình

Hơn 30 năm sau kể từ ngày bị lạc khỏi gia đình, Jojo đã trưởng thành và là một nhà làm phim. Anh quyết định về Philippines tìm kiếm gia đình và người thân. Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện, làm cách nào để có được kết quả như ý là điều không dễ dàng. Bởi, Jojo chỉ còn lưu giữ được ký ức ít ỏi và mơ hồ về bố mẹ...

"Những kỷ niệm trong tôi về bố mẹ là bố làm lái xe jeepney, mẹ là thợ may quần áo...", Jojo kể với kênh GMA.

Cuộc tìm kiếm lóe lên chút ánh sáng khi anh gặp được vợ chồng Danilo và Vicky - từng có con trai mất tích cách đây 30 năm. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ADN đập tan mọi hy vọng với kết quả 2 bên không cùng huyết thống.

Cú sốc đó không khiến Jojo gục ngã, anh vẫn tiếp tục chặng đường tìm kiếm cha mẹ đẻ, dù trong tay không có bất cứ giấy tờ gì. Thông qua sự giúp đỡ của người dân, Jojo biết được thông tin về cha mẹ có thể là bà Herminia Rio và ông Carding Culadilla.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 4

Jojo đã đưa mẹ đẻ đến Australia và gặp mặt gia đình đã nuôi nấng mình từ khi còn nhỏ.

Ông Carding Culadilla không còn ở Philippines mà đã chuyển tới Mỹ làm việc trong lĩnh vực cơ khí. Với sự giúp đỡ của chương trình truyền hình KMJS, Jojo liên lạc được với người cha sau 30 năm thất lạc. Từ lúc con trai mất tích, người đàn ông này dành nhiều thời gian tìm kiếm nhưng vô vọng. Có vẻ như ông Carding không còn liên lạc với bà Herminia nên không biết người phụ nữ này ở đâu.

Sau 2 tháng tìm kiếm mà không thu được kết quả, Jojo lên sóng trong một chương trình phát thanh kể về câu chuyện thất lạc gia đình của mình và mong muốn được gặp mẹ. May mắn câu chuyện xúc động trên sóng đã đến tai bà Herminia Rio. Chỉ một ngày trước khi đáp máy bay về Australia, kết quả kiểm tra ADN cho thấy Jojo và bà Herminia là mẹ con.

Sau 30 năm bặt vô âm tín, bà Herminia và con trai bị thất lạc đã có giây phút đoàn tụ đầy nước mắt ngay trên đường phố.

Nỗi mong chờ con của bà mẹ ở tuổi xế chiều được khỏa lấp, còn con trai xúc động nghẹn ngào khi được ôm mẹ đẻ sau bao năm trời ở nơi đất khách. Khoảnh khắc 2 mẹ con đoàn tụ đã khiến nhiều khán giả truyền hình rơi nước mắt.

- "Con nhớ mẹ," Jojo nói với mẹ.

- "Mẹ cũng nhớ con", bà Herminia xúc động đáp lại.

Câu chuyện đoàn tụ đầy nước mắt này cũng đã được truyền hình Australia phát sóng. Sau khi có kết quả xét nghiệm ADN, bà Herminia được Jojo đưa sang Australia gặp mẹ nuôi trong niềm hạnh phúc vô bờ.

Theo GMA/Summit Express/ Dân Trí

Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình

Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình

Biết chồng thương nhớ quê hương, gia đình sau hàng chục năm xa cách, chị Đông đã kết nối với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để giúp anh tìm về nguồn cội.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Gia đình Long An nuôi con bại não thành người thạo vi tính, giỏi ngoại ngữ

Cầm tờ kết quả con trai bị bại não trong tay, anh Luận chỉ biết ôm vợ. Chị Ngọc không dám tin, cũng không muốn tin vào sự thật.

Chuyện của 20 năm trước

Chị Nguyễn Kim Ngọc (45 tuổi) và chồng là anh Nguyễn Công Luận đều quê ở Tân An, Long An. Năm 1999, họ hết hôn. Một năm sau, họ đón con trai đầu lòng - bé Nguyễn Hoàng Phúc. Chị Ngọc cho biết, bé Phúc chào đời khỏe mạnh, kháu khỉnh. Sự hiện diện của con khiến vợ chồng chị tràn ngập hạnh phúc.

Mới đây, vợ chồng chị Ngọc đã tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo. Kể lại câu chuyện đưa con đi chữa bệnh bại não, vợ chồng họ không giấu được những giọt nước mắt. 

{keywords}
Chị Nguyễn Kim Ngọc

Chị Ngọc kể, khi bé Phúc 6 tháng tuổi, chị phát hiện con vẫn chưa thể ngồi. Lo lắng con phát triển khá chậm so với cột mốc vận động của một đứa trẻ bình thường, chị đưa con đi khám thì được bác sĩ kết luận con bị bại não.

Cầm tờ kết quả trong tay, anh Luận chỉ biết ôm vợ. Chị Ngọc không dám tin, cũng không muốn tin vào sự thật. Cảm giác tuyệt vọng như có ai đó vừa đẩy mình xuống vực thẳm. Chị tự chất vấn bản thân đã làm gì sai mà biến cố khủng khiếp này lại rơi vào chính gia đình mình, rơi vào đứa con chỉ vừa vài tháng tuổi. Nhìn con trai bé xíu xiu mà phải chịu bạo bệnh, chị Ngọc cứ buồn, rồi khóc. 

Đến năm con 3 tuổi, người mẹ này mới dần chấp nhận sự thật con bị bại não do ngạt khi chào đời, dẫn đến biến chứng tổn thương não. Chị nói với chồng, bằng mọi giá phải cho con một cuộc sống an yên.

Cùng với việc đưa con đi khắp nơi trị bệnh, vợ chồng chị Ngọc cũng cố gắng dành thời gian cuối tuần đưa con đi chơi. Chị rơi nước mắt khi nhớ lại khoảnh khắc dẫn con ra ngoài nhưng lại nhận được ánh nhìn soi mói của những người xung quanh. "Có người nói với tôi, bé bị như vậy mà còn bế đi chơi cầu trượt làm gì?”, chị Ngọc nghẹn ngào kể.

{keywords}
Anh Nguyễn Công Luận rưng rưng khi nhớ lại quãng thời gian đã qua.

Đưa con về nhà, chị Ngọc cùng chồng cố gắng quên đi mọi ánh mắt ấy, quyết tâm mang lại cho con một cuộc sống bình thường, vui vẻ như bao người. 

Chị nói, lúc con 6 tháng đến 6 tuổi là khoảng thời gian cùng cực nhất của gia đình. Vì ngoài bại não, con trai chị còn bị nhiều bệnh khác như: Viêm phổi, viêm phế quản hay tiêu chảy…

Bé Phúc cũng không thể tự ngồi được. Chị Ngọc phải dùng dây vải buộc con vào chiếc ghế nhựa để con tập chơi game trên máy tính. Anh chị cũng mua cho con chiếc điện thoại đầu tiên trong đời để bé luyện ngón tay khi bấm trên các phím chữ, số. Chị mua một chiếc xe tập đi dành cho trẻ em, buộc con lên xe để luyện cho đôi chân hoạt động.

Chuyện ăn uống của con cũng là cả một vấn đề và hầu như tuần nào, chị cũng phải bế con đi gần 50km từ Long An đến TP.HCM để con nhập viện điều trị. "Thời gian đó, vợ chồng tôi lấy bệnh viện làm nhà. Nhiều khi, hai vợ chồng cũng chỉ gặp nhau lúc thay ca chăm con", chị Ngọc xót xa nói.

Đang là giáo viên của một trường dạy nghề gần nhà, vợ chồng chị đành nghỉ dạy, tập trung nhiều thời gian cho con. Anh chị gom hết tiền tiết kiệm, mua máy tính, mở lớp dạy Tin học ở nhà. Chị Ngọc cho biết, hai vợ chồng cùng chuyên môn nên có thể thế vị trí cho nhau, cứ anh ở nhà thì chị ở viện cùng con và ngược lại.

Cứ như vậy, vợ chồng anh Luận nương tựa vào nhau. Người kiếm tiền, người vào bệnh viện chăm con. Tranh thủ thời gian ở bệnh viện, chị Ngọc còn tự mày mò tập làm hoa thủ công để bán. Chị cũng làm bất cứ việc gì kiếm ra tiền để lo cho con.

{keywords}
Vợ chồng anh Luận - chị Ngọc.

Hạnh phúc đến muộn

Năm Phúc lên 6, gia đình chị Ngọc hay tin Giáo sư Nguyễn Tài Thu châm cứu rất tài tình vì vậy hai vợ chồng gom hết tiền bạc để anh Luận đưa con ra Hà Nội cứu chữa.

Điều trị suốt 10 ngày liền tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương, Phúc hoàn toàn kiệt sức, không ăn uống được. Anh Luận quyết định đưa con về nhà vì lo con không chịu đựng nổi. Chị Ngọc nhớ mãi cảnh đi đón chồng và con ở sân bay, bố cõng con trên lưng, tay kéo va li. Phúc không nhận ra mẹ vì quá mệt mỏi và đau đớn.

Được mẹ dạy cho sử dụng máy vi tính trước đó, vì vậy, sau khi ra Hà Nội về 3 ngày, Phúc khiến cả gia đình hoàn toàn bất ngờ khi đánh được dòng chữ: “Mẹ ơi, Hà Nội có hội nghị APEC” trên máy vi tính. Sau đó, mỗi lần được ra đường chơi, Phúc nhớ toàn bộ bảng hiệu, tên đường và số điện thoại. Về nhà, em mở trang word gõ lại những gì nhìn thấy trên đường cho bố mẹ đọc. Nhìn con, vợ chồng chị Ngọc mừng rơi nước mắt.

"Vì sức khỏe của con, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện dạy chữ cho cháu. Vậy mà, con tự mình biết hết mọi thứ", giọng chị Ngọc hạnh phúc. 

{keywords}
Bé Phúc và em gái.

Năm nay Phúc 21 tuổi, sống rất tình cảm, hay vỗ về, an ủi mẹ mỗi khi mẹ “mít ướt”. Phúc cũng đã đã tự mày mò tìm hiểu để có thể sử dụng máy vi tính rất thành thạo và rất giỏi tiếng Anh.

Chàng trai này viết truyện và từng đạt giải bài viết ấn tượng nhất trong cuộc thi viết về Doraemon. Anh còn dựng clip cho CLB Gia đình siêu nhân và tìm được niềm yêu thích trong lĩnh vực phim ảnh, truyền hình khi lập một hội nhóm chuyên review phim.

“Mặc dù con “dặt dẹo” như vậy thôi, nhưng lên mạng xã hội con trở thành một người khác hoàn toàn”, chị Ngọc nói đầy tự hào.

Hạnh phúc hơn khi vợ chồng chị sinh con gái thứ hai khỏe mạnh, hiểu chuyện, biết giúp đỡ ba mẹ và anh trai. Người mẹ này cho biết, đã 21 năm trôi qua kể từ ngày con trai chào đời, nhưng đối với chị mọi chuyện cứ như vừa xảy ra. Mỗi lần nghĩ về hành trình cùng con vượt qua số phận, chị không nén được cảm xúc. 

Hoàng Phúc cho rằng, không có gì quý hơn gia đình - bà ngoại, bố mẹ và em Phương, những người vẫn đang cùng mình chiến đấu với căn bệnh bại não. Nhìn con, vợ chồng anh Luận tự nhủ phải sống mạnh mẽ, học cách bằng lòng với sự thật để con trai tự tin trên bước đường đời.

Xem thêm video: Khu vườn ‘kỳ hoa dị thảo’ độc nhất vô nhị của lão nông Sài Gòn

Tú Anh

Ảnh: Cắt từ video

Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình

Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình

Biết chồng thương nhớ quê hương, gia đình sau hàng chục năm xa cách, chị Đông đã kết nối với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để giúp anh tìm về nguồn cội.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Bi kịch 20 triệu phụ nữ kết hôn với người đồng tính

Hiện tượng ‘đồng thê’ (vợ người đồng tính nam) đã trở thành vấn nạn hôn nhân gây nhức nhối trong xã hội Trung Quốc.

Số liệu được tờ Sohu dẫn từ một số chuyên gia nghiên cứu đồng tính Trung Quốc cho thấy, nước này có khoảng 30 triệu nam giới là người đồng tính. Trong đó, khoảng 80% người đồng tính nam có dự định sẽ kết hôn hoặc đã lấy vợ. Tức Trung Quốc hiện có khoảng 20 triệu ‘đồng thê’.  Và đa số trong 20 triệu trường hợp trên đều có kết cục hôn nhân bi thảm.

Bởi không ít ‘đồng thê’ lúc kết hôn cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nhưng sau đó họ mới phát hiện cuộc hôn nhân trên chỉ là ‘một chiếc lồng giam’ được người chồng tỉ mỉ sắp đặt. Không tình yêu, bạo hành, trầm cảm và bệnh hoa liễu là những cơn ác mộng đối với họ.

“Anh có thể tha cho tôi được mà, cớ sao lại cứ đẩy tôi vào vũng bùn này”, một đoạn trong bức thư tuyệt mệnh được giáo sư trường Đại học Tứ Xuyên, cô La Hồng Linh viết trước khi nhảy lầu tự vẫn.

{keywords}
Nhân vật Lưu Tam Liên trong bộ phim điện ảnh Trung Quốc "Ai là người yêu anh đầu tiên" phải trải qua đủ cung bậc cảm xúc và sự uất nghẹn trong đời sống tinh thần khi phát hiện chồng là người đồng tính. Ảnh: Chinanews.

Hóa ra trước đó vài ngày, La phát hiện chồng cô nhận được tin nhắn di động từ một người đàn ông khác. Từ nội dung tin nhắn đó, cô mới biết rằng người chồng cô hết mực yêu thương tham gia nhiều ứng dụng hẹn hò đồng tính nam.

Đả kích trên khiến cô La hoàn toàn suy sụp, và cảm thấy những đóng góp cho gia đình sau khi kết hôn của bản thân trở thành công cốc.

Bởi ai mà biết được người chồng cô luôn yêu thương chăm sóc có dùng tiền lương đi dạy học của cô để đi mua quà tặng cho những người đàn ông khác. Hay có dùng điện thoại iphone cô mua cho để trò chuyện và tán tỉnh những bạn tình. Hoặc liệu chồng cô và những người đàn ông đồng tính trên có vụng trộm trong chính tổ ấm ngày đêm cô góp phần vun đắp.

Tới khi đó, La mới để ý những biểu hiện lạ của chồng cô như số lần quan hệ tình cảm giữa cô và chồng khá thưa thớt; chồng cô nhất quyết đòi ngủ giường riêng; ban ngày không trả lời tin nhắn của cô; sau khi tan làm thường tới phòng tập gym; cuối tuần hay đi chơi và rất sợ ở cùng cô những lúc chỉ có hai người trong phòng ngủ.

Khi La thẳng thắn nói về bí mật động trời cô mới phát hiện ra, người chồng mới thừa nhận anh ta là người đồng tính và mục đích lấy cô là để che giấu giới tính thật của mình. Chính lời thú nhận trên đã khiến tinh thần cô La suy sụp cùng cực, và lựa chọn cái chết làm sự giải thoát.

Tờ Sohu nhận định, nhiều trường hợp người chồng đồng tính hi sinh hạnh phúc hay tính mạng của người bạn đời chỉ để che đậy cho xu hướng tình dục của họ là một điều vô cùng ích kỷ và thiếu đạo đức.

Bởi quan điểm của họ chỉ coi những người vợ như ‘máy đẻ’, mà khi người chung chăn gối đã hoàn thành nhiệm vụ nối dõi tông đường thì những ông chồng đồng tính coi vợ là một vật hết giá trị lợi dụng. Từ đó, họ sẽ viện ra nhiều lý do để từ chối quan hệ tình cảm với vợ, cũng như ra bên ngoài tìm những mối quan hệ đồng tính ngoài luồng.

Về tình trạng hôn nhân của các ‘đồng thê’, họ không được đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và tinh thần, cũng như luôn chịu sự ghẻ lạnh tới từ những đức lang quân. Đôi khi sự ghẻ lạnh đó sẽ phát triển thành việc bạo hành thể chất.

Cô Vương Ngọc Mai sống tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã kết hôn được 15 năm và có hai đứa con. Trong một lần tình cờ xem qua lịch sử trò chuyện trên ứng dụng điện thoại di động của chồng, Vương mới phát hiện ra người bạn đời đã nhiều lần đưa các bạn tình đồng tính về nhà vụng trộm.  

Cô cho biết, cuộc sống hôn nhân của cô không có gì khác ngoài những trận cãi vã. Có một lần khi Vương đang làm cơm thì nổ ra tranh cãi với chồng, người chồng lập tức đập đầu cô vào tường và kề lưỡi dao sát vào cổ cô. Điều đáng buồn là hai đứa con của cô đều phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên.

Ngoài chịu đựng sự lạnh nhạt về tình cảm và bạo hành thể chất, các ‘đồng thê’ cũng gặp phải nguy cơ mắc bệnh hoa liễu từ những ông chồng. “Có trên 30% đồng thê bị mắc các bệnh hoa liễu. Vợ của những người đàn ông đồng tính thuộc nhóm mắc HIV cao”, giáo sư Trương Bắc Xuyên nói với tờ Sohu.

Còn về những ông chồng đồng tính, họ lại cho rằng bản thân cũng chịu đựng nỗi khổ khi phải lấy vợ và sinh con. Theo họ, chính những định kiến và áp lực từ xã hội đã khiến họ phải che giấu xu hướng tình dục và buộc phải bước vào các cuộc hôn nhân mang tính ép buộc.

“Tôi hoàn toàn có thể hiểu nỗi khổ của người đồng tính khi họ bị phân biệt đối xử. Nhưng đó là sự bất hạnh của bản thân họ, cớ sao lại khiến cho một người phụ nữ vô tội gánh thay. Họ không ngần ngại sử dụng vợ mình như một ‘bình phong’ cho xu hướng giới tính. Và chính xu hướng giới tính đó đã hủy hoại hạnh phúc cả đời của những người vợ”, một cư dân mạng nhận xét.

Tuấn Trần

Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc

Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc

Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.

Sự thật vụ ‘chồng già, vợ trẻ’ gây rúng động xã hội Trung Quốc

Sự thật vụ ‘chồng già, vợ trẻ’ gây rúng động xã hội Trung Quốc

Theo tờ QQ, sự mất cân bằng giới tính và quan niệm hôn nhân của một bộ phận phụ nữ thay đổi đã khiến đàn ông nông thôn Trung Quốc khó lấy vợ.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Thiếu đàn ông, bà mẹ đơn thân đề nghị anh hàng xóm làm 'bố của con'

Mẫn hẹn gặp Tạo, đề nghị anh... làm bố của con mình. Mới đầu, Tạo hoảng hốt cho đến khi nghe cô nói, anh không khỏi ngại ngần, xấu hổ.

Mẹ con Mẫn ở căn hộ sát nhà anh, hai nhà có thể dễ dàng "dòm" qua nhau chỗ lan can ở giếng trời. Cô ly hôn từ trước khi chuyển về đây cách đây hơn 5 năm, một mình nuôi con trai 7 tuổi. 

Cô thuộc tuýp phụ nữ tự lập, hiện đại, một mình nuôi con mà cứ nhàn tênh. Trong khi các bà mẹ khác suốt ngày tất tả bếp núc, nhà cửa thì mẹ con Mẫn cứ đủng đỉnh chạy bộ, bơi lội, đọc sách, đi du lịch... 

Các căn hộ ở tầng Tạo khá thân thiết với nhau, còn có nhóm chat tương tác thường xuyên, cuối tuần hay lễ lạt lại tổ chức ăn uống, vui chơi chung. 

Mẫn cũng hay qua lại, hay tám chuyện với Ân vợ Tạo. Dạo gần đây, Mẫn rất hay gọi Tạo, lúc nhờ sửa cái vòi nước, lúc vặn cái ốc vít, lúc treo lại cái rèm, hay thay cái bóng.... Hay có khi bỏ cái tủ cũ, cô cũng nhờ Tạo khuân đi vứt hộ. 

Là đàn ông, hay được người phụ nữ đơn thân trẻ đẹp gọi qua nhà nhờ vả, Tạo cũng ngờ ngợ, có chút nghi vấn trong người hay cô này lại có ý gì với mình. Tạo vẻ ngoài cao to, thu nhập khá, ra ngoài cũng có chút vị trí xã hội. Tạo cũng khoai khoái vì Mẫn rất sexy, nóng bỏng lại khéo ăn khéo nói. 

{keywords}

Nhất là mỗi lần anh qua giúp, Mẫn lại rất lởi xởi, lời một lời hai khoe với cậu con trai: "Con nhìn chú Tạo làm, chú giỏi lắm nha. Con phụ được gì làm cùng chú nhé!" làm anh cứ lâng lâng trong người. 

Mới đây, Mẫn hẹn anh xuống quán cà phê ở ngay chung cư. Không hiểu có chuyện gì nhưng Tạo cũng hồi hộp, thấp thỏm rồi diện bộ đồ đẹp hơn đồ hàng ngày ở nhà xuống gặp Mẫn. 

Không lòng vòng, Mẫn vào lời đề nghị, Tạo hãy làm bố của con trai mình. Tạo hoảng hốt không hiểu chuyện gì thì Mẫn đã bật cười trấn an Tạo nghe cô giải thích đầu đuôi. 

Mẫn nói, cô nuôi con một mình, trong nhà không có đàn ông nên rất cần những mẫu hình những người đàn ông xung quanh làm gương cho con trai. 

Cô hay nói chuyện với con vai trò trụ cột của người đàn ông trong gia đình là vừa kiếm tiền, làm những việc nặng, vừa cùng làm việc nhà, nuôi dạy con cái... Nào ngờ, con trai cô gạt đi, lôi các chú trong tầng ra minh họa: Chú Tạo, chú Hùng, chú Đức... có làm gì đâu! Các chú toàn nhậu không hà.

Đó là hình ảnh các chú đi làm về nằm lăn ra ghế sô pha nằm xem tivi. Mặc cho vợ đi đón con, bếp núc, chợ búa, lo cho con. Con nhỏ lại lèo nhèo đòi chơi, các chú quát: Đi lại mẹ!

Không nằm một chỗ trong nhà thì các chú rủ nhau xuống tầng cà phê tám chuyện, đá bóng. 

Các chú tụ tập, nhậu nhẹt thường xuyên. Đồ nhậu cũng vợ làm, nhậu xong say quắc cần câu, mặc nhiên để lại cho vợ thu dẹp bãi chiến trường. 

"Các chú có làm gì đâu. Như chú Tạo ăn rồi chơi không hà mà suốt ngày con nghe chú chê nhà cửa luộm thuộm. Chú còn quát cô Ân: "Sao giờ này chưa có cơm?", rồi "Đồ ăn thế này ai ăn?". Có hôm con còn thấy chú Hùng đánh cô Mai nữa đấy", con kể với cô. 

Tạo bắt đầu thấy thôn thốn. Mẫn bảo cô muốn con trai mình nhìn thấy, học được bản lĩnh, nam nhi, vai trò, trách nhiệm của người chồng, người bố qua hình ảnh những người đàn ông xung quanh mình. Nhưng điều cháu thường nhìn thấy lại là những mẫu hình... đáng tránh xa. 

Mẫn nói một hơi: "Xin lỗi anh Tạo, nhà anh sát nhà em nên anh thế nào, con em nhìn thấy, nghe thấy hết. Cháu sẽ học mẫu hình người chồng, người bố qua anh nên em mới mạo muội đề nghị anh "làm bố của cháu" là vậy.  

Nhờ anh giúp em để cháu nhìn thấy người chồng, người bố thật sự là như thế nào. Em chăm nhờ anh qua sửa này sửa kia cũng là để "vớt vát" hình ảnh về người đàn ông cho con. Chứ trước giờ em vẫn tự làm, khó quá thì thuê người. 

Trẻ con chúng ít khi nghe những gì người lớn nói nhưng lại bị tác động rất lớn với những gì chúng quan sát, nhìn thấy. 

Các anh thế này là làm hư con trai mình, làm khổ con gái mình mà còn làm hư cả... hàng xóm như nhà em. Đàn ông sức dài vai rộng, tạo hóa ban cho nhiều lợi thế về thể chất, sức khỏe, không cáng đáng cùng vợ chăm sóc nhà cửa, con cái, vun vén tổ ấm thì để làm gì?"

Mẫn nói thêm, tại sao cô không có chồng thì nhàn nhã, đủng đỉnh làm được bao nhiêu việc. Mà lẽ ra có chồng hỗ trợ, các bà vợ phải ung dung, thư thả hơn, chứ đây lại đầu tắt mặt tối, không có chút thời gian cho bản thân. Các anh phải xem lại mình đã làm gì mà vợ ra nông nỗi vậy?

Tạo nghe đến đâu muốn độn thổ đến đó. Anh gãi đầu gãi tai, nói mình sẽ điều chỉnh xem lại.

Tối đó về, Tạo nói với vợ, từ ngày mai, anh nhận việc đưa đón con và lau dọn nhà cửa... Vợ anh chỉ tủm tỉm cười. 

Đàn ông thừa mà thiếu?

Một chuyên gia tâm lý ở TPHCM chia sẻ, trong giáo dục con trẻ hiện nay, một trong những khó khăn nhất chính là thiếu... đàn ông. Thiếu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thiếu về mặt nghĩa đen, ngay từ bé, trong trường mầm non, các cháu hầu hết chỉ tiếp xúc với các cô giáo. Các cháu không được thấy, ít cơ hội tương tác với hình ảnh người đàn ông phong thái mạnh mẽ, đại trượng phu, ga lăng... của phái nam.

Còn nghĩa bóng thì nhiều vô kể, theo tỷ lệ dân số thì đàn ông thừa nhưng lại thiếu.

Nhiều gia đình có chồng, có cha nhưng có mà như không. Thậm chí còn tệ hơn cả không khi nhiều người không thể hiện vai trò của mình. Họ không tham gia làm việc nhà, không chia sẻ, chăm sóc con cái... mặc nhiên giao hết cho vợ.

Nhiều người lười biếng, cờ bạc, nhậu nhẹt, trai gái, vũ phu, bắt nạt phụ nữ... làm khổ con, khổ vợ, trở thành "tấm gương đen" cho trẻ nhỏ. 

Theo Dân Trí 

'Ai sống thiếu đàn ông được chứ nhất định không phải vợ tôi!'

'Ai sống thiếu đàn ông được chứ nhất định không phải vợ tôi!'

Nhiều chị em cứ hô hào nhau ôm lấy cái kiêu hãnh đàn bà cao ngút mà sống không cần đàn ông. Nhưng tôi nói thật, đấy là với phụ nữ độc lập, yêu lao động, kiếm ra tiền thôi, chứ như vợ tôi thì…


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Cá tháng Tư là ngày nào?

Cá tháng Tư là ngày 1/4 hàng năm. Đây là dịp được nhiều bạn trẻ đón chờ bởi nó mang lại tiếng cười sảng khoái, vui vẻ trong cuộc sống.

Ngày Cá tháng Tư hay còn gọi là ngày nói dối (tiếng Anh: April Fool's Day). Từ trước đến nay, nó được xem là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người hài hước.

Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư. Phổ biến nhất vẫn là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của nước Pháp.

Vào năm 1564, nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1.

Tuy nhiên, thời điểm này, chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.

Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 1/4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện.

Vào ngày này hàng năm, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân thường bày ra các trò đùa, những lời nói dối vô hại để trêu đùa nhau. Thậm chí, người ta còn đưa ra nhiều tin đồn không đúng sự thật nhằm trêu chọc ai đó. Việc này không gây hại, không mang lại hậu quả nghiêm trọng đối với mọi người. Ngoài ra, nó còn được xem là cách để đem đến nhiều tiếng cười, giúp con người giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống, công việc.

Hiện nay, hằng năm, ngày Cá tháng Tư được tổ chức tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, vào ngày Cá tháng Tư, giới trẻ cũng thường bày ra những trò đùa, những chuyện nói dối tai quái nhưng vô hại để tạo không khí vui vẻ với mọi người.

Lê Phương

Nguồn gốc đặc biệt của ngày Cá tháng Tư

Nguồn gốc đặc biệt của ngày Cá tháng Tư

Vào ngày Cá tháng Tư, mọi người thường bày ra những trò đùa, lời nói dối tai quái nhưng vô hại để trêu đùa nhau. Vậy ngày này có nguồn gốc từ đâu?


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Điều ít biết về 'con gái' Trấn Thành trong phim Bố Già

"Nếu có ai nhận ra và đề nghị chụp hình, con sẵn sàng chụp cùng nhưng con không thích bị nhéo má, vuốt tóc, nắm tay hay động vào người con", Chị Trúc Linh - mẹ của bé Ngân Chi cho biết.

Dù mới 10 tuổi, diễn viên nhí Nguyễn Ngọc Ngân Chi tham gia nhiều bộ phim như: Vu quy đại náo, Anh thầy ngôi sao, Đôi mắt âm dương, Chàng vợ của em, Ở đây có nắng... và gần đây là phim Bố già với vai diễn Bù Tọt.

Trong phim Bố già, Ngân Chi vào vai con gái út của ông Ba Sang do Trấn Thành thủ vai. Diễn xuất gần gũi, tự nhiên và biểu cảm ngộ nghĩnh, hài hước của Ngân Chi để lại nhiều ấn tượng tốt với khán giả. Vai diễn của Ngân Chi làm giảm sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình giữa ông Ba Sang và con trai lớn do Tuấn Trần thủ vai.

VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với chị Trúc Linh, mẹ của bé Ngân Chi để hiểu hơn về vai diễn và cuộc sống hiện tại của bé.

- Nhận lời cho bé Ngân Chi tham gia phim Bố già, chị có cảm xúc gì đặc biệt?

Khi quản lý của Trấn Thành gọi điện mời Ngân Chi tham gia phim, tôi rất mừng vì khi diễn với chú Trấn Thành, con sẽ học hỏi được nhiều. Trước đó, Ngân Chi cũng từng làm việc với chú rồi và rất thích, nên khi được chú Thành mời, Ngân Chi rất mừng. Khi tham gia chương trình Nhanh như chớp nhí, Trấn Thành có nói "Mốt làm phim với chú nha" nên con chờ và vui mừng khi được chú gọi đóng phim chung. 

{keywords}
Trấn Thành và bé Ngân Chi ăn ý khi diễn cùng nhau.

- Cảm xúc của chị như nào khi nhìn thấy con trên phim ngày đầu công chiếu?

Khi tôi xem, tôi hoàn toàn bị cuốn vào nội dung phim, không để ý đây là con mình. Nội dung phim khiến tôi xúc động.

Tôi thấy con có sự trưởng thành rõ rệt qua từng bộ phim. Khi còn nhỏ, con chưa tự khóc được, các chú phải lấy tâm lý cho con, dần dần con biết tự lấy cảm xúc. Bây giờ, con tự làm việc với đạo diễn, tự đặt câu hỏi, trao đổi, đóng góp ý kiến. Bố mẹ không can thiệp vào công việc của con.

- Các diễn viên thường bị áp lực khi làm việc với Trấn Thành, ví dụ như anh can thiệp vào diễn xuất của những người khác, với bé thì như thế nào? 

Tôi thường không xen vào việc của con vì tôi không hiểu nhiều về diễn xuất, con sẽ tự làm việc với chú Trấn Thành và đạo diễn. Với Ngân Chi, Trấn Thành rất nhẹ nhàng. Chú bảo con chạy mấy vòng sân để lấy cảm xúc và cũng chạy theo cho con đỡ buồn mặc dù chú không cần phải chạy.

Lúc thấy Trấn Thành chạy theo bé, tôi cũng bất ngờ. Tôi cứ nghĩ Thành sẽ cho một trợ lý chạy theo chứ không nghĩ Thành đích thân chạy cùng. Hai chú cháu chạy mấy vòng sân rồi cười khúc khích với nhau, còn thủ thỉ với nhau cả lúc ăn uống.

Về nhà, con thường chia sẻ hôm nay được khen diễn tốt cảnh này hay chưa tốt cảnh kia, chứ không có bị la rầy. Bé tự hiểu được và chủ động trong công việc nên thường được khen thôi.

- Khi tham gia các chương trình, Ngân Chi thường thể hiện là một cô bé hồn nhiên, vui vẻ, tuy nhiên nếu tham gia các bộ phim dài tốn nhiều sức lực, có khi nào bé than thở với mẹ?

Ngân Chi coi đi quay phim giống như đi chơi chứ không phải đi làm. Khi được các cô chú diễn viên, đạo diễn khen, con thích lắm vì ở nhà mẹ ít khi khen. Gặp ai bé cũng sẽ rất cởi mở nói chuyện và vui đùa, tính cách của Ngân Chi là vậy.

Trong phim Bố già, muộn nhất là đến 9h tối là con được về rồi, nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. Không cho con đi quay phim con mới than thôi.

- Sau khi phim ra mắt, ra đường chắc Ngân Chi được mọi người nhận ra nhiều lắm? 

Khi ra đường, khá nhiều người nhận ra Ngân Chi nhưng con không thích bị nhận ra nên con thường đeo khẩu trang. 

Ở trường, các cô dạy con rất kỹ về giới tính nên con cũng tự ý thức được rằng không để người lạ chạm vào người, chỉ có các cô chú thân thiết trong đoàn con mới chạy lại ôm.

{keywords}
Bé Ngân Chi.

- Ngân Chi tham gia khá nhiều dự án phim và chương trình truyền hình, gia đình có định hướng cho con tham gia nghệ thuật không và bố mẹ sắp xếp thời gian thế nào để con vừa học và hoạt động nghệ thuật?

Hồi nhỏ, tôi không nghĩ con sẽ theo nghề diễn viên vì Ngân Chi nhát hơn các bạn cùng trang lứa. Bố đưa Ngân Chi đi học múa ở nhà văn hóa chủ yếu để cho dạn dĩ hơn. Không ngờ, có dịp đoàn phim tuyển diễn viên, và họ chọn Ngân Chi. Khi đó, bố cháu cho con đi diễn vì đoàn phim nhiều người con sẽ đỡ nhát hơn, không ngờ con thích, đạo diễn cũng nhận xét con diễn tốt. Hiện tại, con đang hạnh phúc với vai trò diễn viên, còn tương lai thì tùy duyên.

Con học buổi sáng, nếu có lịch diễn con sẽ tham gia buổi chiều, buổi tối hoặc cuối tuần nên không ảnh hưởng nhiều. Nếu có cảnh quay bắt buộc buổi sáng, mẹ sẽ xin cô cho con nghỉ, con tự chép bài bù vào ngày hôm sau.

- Ngoài học ở trường, chị có cho con tham gia các hoạt động nghệ thuật khác để bé phát triển đồng đều?

Có, con học rất nhiều như học vẽ, học võ, học bơi, học đi patin, học Anh văn. Học cái gì, học ở đâu, học ai là do tự con muốn, bố mẹ không bắt ép. Ví dụ, con muốn học vẽ thầy cô nào, mẹ sẽ liên hệ với thầy cô đó và cho con đi học.

Hiện tại, bé đang bị nói nhanh và nói không rõ vài từ nên tôi cho con qua chỗ cô giáo dạy tiếng nói để điều chỉnh lại. Khuyết điểm này là do các cô chú diễn viên chỉ ra cho con thấy rồi con về nói lại với mẹ và xin mẹ đi học.

{keywords}
Trấn Thành chở bé Ngân Chi trong một cảnh phim Bố già.

- Ngân Chi có nói với mẹ về ước mơ sau này?

Có chứ, con nói nhiều lắm. Ước mơ của con thay đổi hàng ngày luôn. Ví dụ như con dự định làm họa sĩ, đi dạy Anh văn, dạy bơi, dạy patin,...

Tháng sau Ngân Chi có tham gia một vai trong dự án phim truyền hình của bác Vũ Ngọc Đãng quay trong khoảng 4 tháng, lịch vẫn như cũ, sáng con sẽ đi học, chiều và cuối tuần sẽ quay phim. Hết tháng 4, con sẽ được nghỉ hè.

Thanh Nhàn

Vẻ đẹp trong veo của 'con gái' Trấn Thành trong phim 'Bố già'

Vẻ đẹp trong veo của 'con gái' Trấn Thành trong phim 'Bố già'

Bé Ngân Chi - vào vai Bù Tọt trong phim Bố già - thu hút nhiều sự chú ý bởi vẻ đẹp trong veo, đáng yêu và diễn xuất chân thật.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Cách nấu phở gà chuẩn vị Hà Nội đơn giản ngay tại nhà

Phở gà tự nấu có nước dùng ngọt thanh, vị thịt gà ta thơm nức có chút dai dai vô cùng hấp dẫn và chất lượng, chẳng kém gì đi ăn ngoài hàng.

Nếu có một ngày bạn cảm thấy chán cơm mà loay hoay chưa nghĩ ra món gì, hãy thử làm món phở gà ta cho gia đình thưởng thức nhé! Bánh phở tươi ngon, thịt gà ta ngon, thơm và chất lượng, chắc chắn sẽ đem lại một bữa ăn thịnh soạn, đủ chất không lo đói.

Bạn có thể tham khảo cách nấu phở ta siêu ngon của chị Tô Hưng Giang dưới đây:

Nguyên liệu

- Gà ta: 1 con ( khoảng 1,5kg)

- Xương gà: 500gr (phần xương đùi đã lọc bán ở siêu thị rất nhiều)

- Hành tây: 1 củ

- Hành củ khô: 5 củ

- Gừng: 1 củ nhỏ

- Hạt mùi khô: 20gr (bán ở các quầy đồ khô)

- Rau mùi ta, hành lá, lá chanh

- Bánh phở

Cách làm: 

Bước 1: Sơ chế

- Gà ta rửa sạch, xát gừng với muối lên khắp mình gà, để như vậy khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước.

- Xương gà rửa sạch, đem chần qua với nước sôi, sau đó rửa lại một lần nữa để ráo nước.

- Hành tây bổ làm đôi hoặc làm bốn, gừng, hành củ tím... nướng cho thơm.

- Hạt mùi đem rang chín cho thơm (không có hạt mùi thì có thể thay thế bằng ít rễ cây rau mùi ta)

Bước 2: Ninh nước dùng

- Chuẩn bị nồi to, cho gà, xương gà, hành tây nướng thơm, gừng nướng thơm, hành củ khô nướng thơm, hạt mùi rang thơm. Cho vào 5 lít nước, 2 thìa canh bột nêm, 2 thìa canh bột canh, ai thích nước mắm thì cho vào 2 thìa canh.

- Bật bếp để chế độ lửa vừa để nước sôi lên từ từ, không cần bật mức to nhất, thì phần nước dùng sẽ trong hơn, khi nước sôi lăn tăn thì hớt bọt, mở hé vung. Hạ nhỏ lửa hơn một chút. Nếu để sôi bùng bục là nước dùng bị đục.

Lưu ý: Muốn nước ninh xương ngọt có thể thêm chút đường phèn, cái này tuỳ khẩu vị của mỗi nhà, và không nhất thiết phải cho đường phèn. Ai có sá sùng thì cho thêm, còn không có thì bỏ qua.

- Gà chín vớt gà ra, để nguội, lọc lấy phần thịt thái nhỏ hoặc xé nhỏ.

Phần xương gà tiếp tục cho vào nồi nước dùng ninh tiếp, trung bình từ lúc cho gà và các nguyên liệu khác vào nồi nấu khoảng 3 tiếng là có một nồi nước dùng ngon, ngọt, nếu có thời gian ninh càng lâu thì nước dùng càng ngọt.

Sau khi nồi nước dùng đã đạt thì vớt hết phần xương, hạt mùi, hành tây, gừng, hành củ... nêm nếm lại gia vị lần nữa cho vừa miệng là đạt.

Bước 3: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

- Hành lá rửa sạch, cắt phần đầu hành đem chần qua, phần lá thái nhỏ.

- Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

- Bánh phở đem chần qua nước sôi.

Thưởng thức

- Khi ăn xếp bánh phở vào bát, thịt gà, hành lá, rau mùi thái nhỏ, đầu hành chần, chan nước dùng thật sôi.

- Ăn kèm với quẩy và các loại rau thơm khác nếu thích. Ai thích có chút hương vị lá chanh thì thái một ít cho vào phở theo khẩu vị.

Chúc các bạn thành công!

Theo Phụ nữ Việt Nam

Sài Gòn mưa nấu lẩu gà lá é đãi cả nhà ăn cho ấm bụng

Sài Gòn mưa nấu lẩu gà lá é đãi cả nhà ăn cho ấm bụng

 Vị thanh của nước dùng kết hợp với vị cay của lá é và ớt xiêm giúp cả gia đình bạn ấm bụng khi trời mưa.  

Cánh gà chiên nước mắm khiến chàng mê đắm bữa cơm nhà

Cánh gà chiên nước mắm khiến chàng mê đắm bữa cơm nhà

Thay vì những cách chế biến thông thường với thịt gà như: Luộc, rán, rang,… bạn có thể thay đổi bằng món cánh gà chiên nước mắm cho bữa cơm gia đình. 

Loạt món đáng thử cho chuyến vi vu tại Vũng Tàu

Loạt món đáng thử cho chuyến vi vu tại Vũng Tàu

Bên cạnh các góc sống ảo đẹp như căn hẻm ở địa chỉ 107-109 Trần Phú, hồ Đá Xanh, cảng cá Lộc An... Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) còn níu chân du khách bởi ẩm thực đa dạng.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Điều ít biết về 'con gái' Trấn Thành

"Nếu có ai nhận ra và đề nghị chụp hình, con sẵn sàng chụp cùng nhưng con không thích bị nhéo má, vuốt tóc, nắm tay hay động vào người con", Chị Trúc Linh - mẹ của bé Ngân Chi cho biết.

Dù mới 10 tuổi, diễn viên nhí Nguyễn Ngọc Ngân Chi tham gia nhiều bộ phim như: Vu quy đại náo, Anh thầy ngôi sao, Đôi mắt âm dương, Chàng vợ của em, Ở đây có nắng... và gần đây là phim Bố già với vai diễn Bù Tọt.

Trong phim Bố già, Ngân Chi vào vai con gái út của ông Ba Sang do Trấn Thành thủ vai. Diễn xuất gần gũi, tự nhiên và biểu cảm ngộ nghĩnh, hài hước của Ngân Chi để lại nhiều ấn tượng tốt với khán giả. Vai diễn của Ngân Chi làm giảm sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình giữa ông Ba Sang và con trai lớn do Tuấn Trần thủ vai.

VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với chị Trúc Linh, mẹ của bé Ngân Chi để hiểu hơn về vai diễn và cuộc sống hiện tại của bé.

- Nhận lời cho bé Ngân Chi tham gia phim Bố già, chị có cảm xúc gì đặc biệt?

Khi quản lý của Trấn Thành gọi điện mời Ngân Chi tham gia phim, tôi rất mừng vì khi diễn với chú Trấn Thành, con sẽ học hỏi được nhiều. Trước đó, Ngân Chi cũng từng làm việc với chú rồi và rất thích, nên khi được chú Thành mời, Ngân Chi rất mừng. Khi tham gia chương trình Nhanh như chớp nhí, Trấn Thành có nói "Mốt làm phim với chú nha" nên con chờ và vui mừng khi được chú gọi đóng phim chung. 

{keywords}
Trấn Thành và bé Ngân Chi ăn ý khi diễn cùng nhau.

- Cảm xúc của chị như nào khi nhìn thấy con trên phim ngày đầu công chiếu?

Khi tôi xem, tôi hoàn toàn bị cuốn vào nội dung phim, không để ý đây là con mình. Nội dung phim khiến tôi xúc động.

Tôi thấy con có sự trưởng thành rõ rệt qua từng bộ phim. Khi còn nhỏ, con chưa tự khóc được, các chú phải lấy tâm lý cho con, dần dần con biết tự lấy cảm xúc. Bây giờ, con tự làm việc với đạo diễn, tự đặt câu hỏi, trao đổi, đóng góp ý kiến. Bố mẹ không can thiệp vào công việc của con.

- Các diễn viên thường bị áp lực khi làm việc với Trấn Thành, ví dụ như anh can thiệp vào diễn xuất của những người khác, với bé thì như thế nào? 

Tôi thường không xen vào việc của con vì tôi không hiểu nhiều về diễn xuất, con sẽ tự làm việc với chú Trấn Thành và đạo diễn. Với Ngân Chi, Trấn Thành rất nhẹ nhàng. Chú bảo con chạy mấy vòng sân để lấy cảm xúc và cũng chạy theo cho con đỡ buồn mặc dù chú không cần phải chạy.

Lúc thấy Trấn Thành chạy theo bé, tôi cũng bất ngờ. Tôi cứ nghĩ Thành sẽ cho một trợ lý chạy theo chứ không nghĩ Thành đích thân chạy cùng. Hai chú cháu chạy mấy vòng sân rồi cười khúc khích với nhau, còn thủ thỉ với nhau cả lúc ăn uống.

Về nhà, con thường chia sẻ hôm nay được khen diễn tốt cảnh này hay chưa tốt cảnh kia, chứ không có bị la rầy. Bé tự hiểu được và chủ động trong công việc nên thường được khen thôi.

- Khi tham gia các chương trình, Ngân Chi thường thể hiện là một cô bé hồn nhiên, vui vẻ, tuy nhiên nếu tham gia các bộ phim dài tốn nhiều sức lực, có khi nào bé than thở với mẹ?

Ngân Chi coi đi quay phim giống như đi chơi chứ không phải đi làm. Khi được các cô chú diễn viên, đạo diễn khen, con thích lắm vì ở nhà mẹ ít khi khen. Gặp ai bé cũng sẽ rất cởi mở nói chuyện và vui đùa, tính cách của Ngân Chi là vậy.

Trong phim Bố già, muộn nhất là đến 9h tối là con được về rồi, nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. Không cho con đi quay phim con mới than thôi.

- Sau khi phim ra mắt, ra đường chắc Ngân Chi được mọi người nhận ra nhiều lắm? 

Khi ra đường, khá nhiều người nhận ra Ngân Chi nhưng con không thích bị nhận ra nên con thường đeo khẩu trang. 

Ở trường, các cô dạy con rất kỹ về giới tính nên con cũng tự ý thức được rằng không để người lạ chạm vào người, chỉ có các cô chú thân thiết trong đoàn con mới chạy lại ôm.

{keywords}
Bé Ngân Chi.

- Ngân Chi tham gia khá nhiều dự án phim và chương trình truyền hình, gia đình có định hướng cho con tham gia nghệ thuật không và bố mẹ sắp xếp thời gian thế nào để con vừa học và hoạt động nghệ thuật?

Hồi nhỏ, tôi không nghĩ con sẽ theo nghề diễn viên vì Ngân Chi nhát hơn các bạn cùng trang lứa. Bố đưa Ngân Chi đi học múa ở nhà văn hóa chủ yếu để cho dạn dĩ hơn. Không ngờ, có dịp đoàn phim tuyển diễn viên, và họ chọn Ngân Chi. Khi đó, bố cháu cho con đi diễn vì đoàn phim nhiều người con sẽ đỡ nhát hơn, không ngờ con thích, đạo diễn cũng nhận xét con diễn tốt. Hiện tại, con đang hạnh phúc với vai trò diễn viên, còn tương lai thì tùy duyên.

Con học buổi sáng, nếu có lịch diễn con sẽ tham gia buổi chiều, buổi tối hoặc cuối tuần nên không ảnh hưởng nhiều. Nếu có cảnh quay bắt buộc buổi sáng, mẹ sẽ xin cô cho con nghỉ, con tự chép bài bù vào ngày hôm sau.

- Ngoài học ở trường, chị có cho con tham gia các hoạt động nghệ thuật khác để bé phát triển đồng đều?

Có, con học rất nhiều như học vẽ, học võ, học bơi, học đi patin, học Anh văn. Học cái gì, học ở đâu, học ai là do tự con muốn, bố mẹ không bắt ép. Ví dụ, con muốn học vẽ thầy cô nào, mẹ sẽ liên hệ với thầy cô đó và cho con đi học.

Hiện tại, bé đang bị nói nhanh và nói không rõ vài từ nên tôi cho con qua chỗ cô giáo dạy tiếng nói để điều chỉnh lại. Khuyết điểm này là do các cô chú diễn viên chỉ ra cho con thấy rồi con về nói lại với mẹ và xin mẹ đi học.

{keywords}
Trấn Thành chở bé Ngân Chi trong một cảnh phim Bố già.

- Ngân Chi có nói với mẹ về ước mơ sau này?

Có chứ, con nói nhiều lắm. Ước mơ của con thay đổi hàng ngày luôn. Ví dụ như con dự định làm họa sĩ, đi dạy Anh văn, dạy bơi, dạy patin,...

Tháng sau Ngân Chi có tham gia một vai trong dự án phim truyền hình của bác Vũ Ngọc Đãng quay trong khoảng 4 tháng, lịch vẫn như cũ, sáng con sẽ đi học, chiều và cuối tuần sẽ quay phim. Hết tháng 4, con sẽ được nghỉ hè.

Thanh Nhàn

Vẻ đẹp trong veo của 'con gái' Trấn Thành trong phim 'Bố già'

Vẻ đẹp trong veo của 'con gái' Trấn Thành trong phim 'Bố già'

Bé Ngân Chi - vào vai Bù Tọt trong phim Bố già - thu hút nhiều sự chú ý bởi vẻ đẹp trong veo, đáng yêu và diễn xuất chân thật.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/