Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Cách trị chồng của con dâu khiến mẹ chồng phục lăn

Chồng say nằm li bì trên giường, Hường gọi xe đến chở thẳng về nhà chồng kèm tin nhắn đanh thép: “Mẹ ra mà nhận con quý hóa nát rượu của mình đi”.

Ngày trước khi Hường là cô gái thành phố thanh lịch, học thức cao nhưng lại đem lòng yêu Thiện - chàng trai ngoại thành chân chất nhưng bù lại là to cao phong độ, ai cũng lấy làm mừng, đôi lứa khéo xứng đôi. Cuộc sống của hai vợ chồng ở nơi thành phố tưởng chừng như có tất cả, con cái nếp tẻ có đủ, đôi bên vun vén thêm vào để vợ chồng Hường xây được căn nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi… ai thấy cũng ngưỡng mộ.

{keywords}

Lúc đang yêu thì đắm đuối, mê mệt, nhưng khi là vợ chồng rồi thì Thiện có phần thỏa mãn sớm khi có được mọi thứ hơn bạn bè cùng trang lứa; đó là một gia đình khá giả, công việc có chỗ đứng trong một công ty lớn, lương cao, thưởng nhiều. Từ đó, Thiện thường quá đà lao vào các cuộc nhậu với bạn bè, đội nhậu, nhưng luôn trong cơn say vỗ ngực nói với vợ con rằng bố phải vất vả tiếp bao nhiêu đối tác "khủng". Ngày nào cũng nhậu tới tận khuya, lần nào về nhà cũng say khướt.

Hường giận lắm, khuyên bảo đủ đường, nhưng cách nào cũng không được. Thiện vẫn chứng nào tật ấy. Hết nước, Hường mới nhân dịp về nhà chồng ăn giỗ liền mạnh dạn nhờ bố mẹ chồng khuyên răn, nắn bảo chồng bớt rượu chè bê tha. Nào ngờ, phản ứng của bố mẹ chồng khiến Hường như chết lặng vì sốc.

Bố chồng Hường không những khuyên con, còn tỏ ra giận giữ nói: "Trai vô tửu như kỳ vô phong… Nó là đàn ông, phải biết uống rượu, để đi giao lưu, tiếp khách". Kèm với đó, khi thấy con trai mang rượu đi chúc tụng từng người, bố chồng lấy làm hãnh diện lắm vì có con trai vừa giỏi việc công ty, lại ngoại giao khéo, uống rượu tài. Mẹ chồng Hường thì bĩu môi: "Không rượu chè, ngoại giao tốt có mà mãi chết dí là thằng nhân viên quèn, đâu được như bây giờ". Hường giận tím mặt, nhưng không dám cự cãi lời của bố mẹ chồng.

Về nhà, Hường cố cắn răng chịu đựng. Con gái lớn mỗi khi thấy bố về nhà say rượu cũng đều quan tâm, lo lắng nụng nịu bố đừng uống nữa, về nhà sớm với con. Mới đầu Thiện còn "hứa xuông" với con, nhưng về sau lại tỏ ra khó chịu, quát tháo vợ con. Có lần về nhà khuya, gọi mãi không thấy vợ con ai mang nước ra để uống, Thiện xua tay vỡ tan bộ ấm chén trên bàn uống nước, tiện tay vớ lấy điều khiển quạt ném vỡ ti vi…

Hường lo sợ ma men sẽ giết dần giết mòn cơ thể của Thiện, biến người chồng ít nói, chân chất thủa nào thành gã nát rượu, thân tàn ma dại… Lúc đó, chắc hết chịu nổi.

Chuyện gì đến cũng phải đến, tức nước thì phải vỡ bờ. Vào một đêm khuya, bạn nhậu đưa Thiện về trong tình trạng say mềm nhũn, không thể đi nổi mà phải cõng vào tận giường. Thấy chồng trong bộ dạng thảm hại, Hường tức tốc gọi xe taxi thanh toán cước phí trọn chuyến và cho địa chỉ để đưa Thiện đến, đó chính là nhà bố mẹ đẻ của Thiện, cách 30km.

Taxi chở Thiện về đến cửa và báo cho Hường biết, cô lập tức gọi điện thoại cho mẹ chồng kèm theo lời nhắn đanh thép rồi tắt máy: "Mẹ mở cửa ra mà nhận con quý hóa nát rượu của mình đi ạ". Bố mẹ chồng cô hốt hoảng mở cửa và đón Thiện vào nhà trong tình trạng ngủ li bì, nồng nặc mùi rượu. Vất vả lắm mới đưa Thiện vào giường và cả đêm đó chăm sóc, dọn bãi nôn của Thiện.

Câu chuyện bị trả về nhà bố mẹ đẻ của Thiện nhanh chóng là đề tài đàm tiếu của nhiều người, nhưng cũng từ đó là dịp để cả Thiện, bố mẹ đẻ của Thiện cùng nhìn nhận lại câu chuyện thực tế bê tha rượu chè của Thiện. Ban đầu, bố mẹ chồng và bản thân Thiện cũng giận Hường, nhưng sau đó lại nghĩ khác và vun vén, chỉnh đốn Thiện không được bê tha rượu chè.

Bây giờ thì Thiện đã không còn như trước, số bữa nhậu say, nhậu khuya cứ ít dần. Lo sợ bệnh tật và cũng không muốn cảnh bị trả về nhà bố mẹ đẻ một lần nữa khiến Thiện biết kìm chế trong các cuộc nhậu. Thiện đã dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc gia đình.

Con dâu yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu/tháng

Con dâu yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu/tháng

Tôi muốn mời mẹ ở hẳn với hai vợ chồng, nhưng vợ tôi yêu cầu bà phải đóng góp số tiền sinh hoạt 3 triệu/tháng. 

Theo Gia đình & Xã hội

'Độc nhất vô nhị' ngôi nhà gắn hơn 10.000 bát, đĩa cổ ở Vĩnh Phúc

Vì nhà chật không có chỗ để nên ông Nguyễn Văn Trường (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), một người đam mê đồ cổ, đã gắn hơn 10.000 bát, đĩa cổ, tiền cổ… lên tường nhà.

{keywords}
Vì nhà chật không có chỗ để nên ông Nguyễn Văn Trường (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) với 15 năm đam mê sưu tầm đồ cổ đã gắn gần 10.000 bát, đĩa cổ, tiền cổ… lên tường nhà.
{keywords}
Sau khi xuất ngũ năm 1989 ông Trường về quê lấy vợ và làm nghề sơn bàn ghế kiếm sống. Ông Trường mê đồ cổ trong một lần đi sơn bàn ghế cho một ông lão buôn bán đồ nổi tiếng ở huyện thời đó. Nghe ông lão đó giới thiệu về những đồ cổ có niên đại nhiều năm và những món đồ độc đáo được coi là độc nhất, ông Trường thích và bắt đầu sưu tầm bát đĩa cổ từ đó.
{keywords}
Đam mê cháy bỏng với những bát đĩa cổ, ông Trường phải lăn lộn nhiều năm ở các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Yên Bái, Lào Cai… để tìm kiếm và mua lại. Nhiều bát đĩa, bình gốm ông sưu tầm được có niên đại từ thế kỷ 17, 18 vô cùng quý giá và hiếm có.
{keywords}
Nghe tin ở đâu có bát đĩa, đồng xu cổ... là ông lại tức tốc lên đường săn cho bằng được. Khi mua được những món đồ ưng ý ông mang về lau chùi sạch rồi cất giữ, ít khi mua đi bán lại. Ông cho biết thời đó mỗi bát đĩa cổ có giá từ 90,000 - 200.00 đồng, tiền thời đó có giá nên khi không có tiền ông lại đi vay bạn bè để mua bằng được món đồ mình thích. Chính vì quá đam mê đồ cổ nên cuộc sống cơm cháo, nuôi con cái đều dựa vào người bạn đời của ông.
{keywords}

 Theo ông Trường, gắn bát đĩa lên tường, cổng, non bộ... là cách để ông gìn giữ và bảo vệ những cổ vật mà cha ông để lại và đây cũng là cách ông chơi đồ cổ.

{keywords}
Khi đã cạn tiền, ông thế chấp sổ đỏ của nhà được hơn 10 triệu đồng để lên đường đi săn đồ cổ tiếp. Đi mấy ngày mua được đồ mà mình muốn rồi trong người không còn tiền bắt xe về quê nữa, ông phải đi bộ rồi đi nhờ mấy ngày rồi cũng về tới nhà.
{keywords}
Nhiều người nói ông bị điên vì không lo cuộc sống mà lại đi mua, chơi đồ cổ, không những thế ông còn gắn đồ cổ lên tường thì đó là phá cái vẻ đẹp đáng quý của đồ cổ. Nhưng cá nhân ông lại nghĩ khác, gắn lên tường là bảo tồn những giá trị mà ông cha ta để lại, cũng một phần gắn như vậy thì trộm không thể nào lấy được. "Tôi luôn dặn vợ con rằng sau này đi làm khấm khá hơn thì mua đất xây nhà khác, bằng mọi giá phải giữ lại ngôi nhà này lại", ông Trường tâm sự.


 

{keywords}
"Nhiều lần tôi chứng kiến đồ cổ bị bán sang nước ngoài mà rơi nước mắt. Bởi tôi nghĩ rằng nếu cứ bán hết đi nữa thì đến đời con cháu không còn biết đến những tài hoa chế tác cũng như hoa văn trên chén, đĩa, đồ gốm cổ nữa. Tâm tôi luôn hướng tới những đồ cổ dù nhỏ nhất nên tôi cứ cố, cố mua mãi những món quà quý giá", ông Trường chia sẻ.
{keywords}
Hàng ngày ông Trường thường ở nhà để tiếp khách đến từ trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh để thăm ngôi nhà "độc nhất vô nhị" này. Khi không còn khách ông lại đi lau từng cái bát, đĩa...
Ngôi nhà hơn 100 tuổi chứa bảo vật dát vàng ở Hà Nội

Ngôi nhà hơn 100 tuổi chứa bảo vật dát vàng ở Hà Nội

Ngôi nhà cổ nằm ở ngoại thành Hà Nội, chứa bức thiều châu dát vàng từng được nhiều người tìm về gạ mua nhưng gia chủ từ chối vì lý do đặc biệt. 

Theo Dân trí

Uống Trà xanh Không độ trúng cả ký vàng SJC 999.9

Ngày 27/7/2020 Ban tổ chức chương trình “Xé ngay trúng liền - Hơn 2 triệu giải - Trúng 69 tỷ” trao giải cho 3 chủ nhân may mắn trúng 3 kg vàng SJC 999.9.

Đây chương trình khuyến mãi lớn nhất được tổ chức vào dịp hè tri ân khách hàng của Tân Hiệp Phát kết hợp cùng ứng dụng săn khuyến mãi MEGA1 mang ý nghĩa tích cực về niềm tin thịnh vượng và “đổi đời" nhờ uống nước giải khát.

Chương trình dành tặng hàng triệu phần quà hấp dẫn với tổng giá trị giải thưởng lên đến 69 tỉ đồng để chia sẻ nhiều cơ hội chiến thắng cho người tiêu dùng.

Chị Thùy Linh (Hưng Yên), một trong những khách hàng trúng 3 kg vàng SJC 999.9 tháng 7/2020 chia sẻ: “Mình không ngờ chương trình khuyến mãi lại mang đến nhiều cơ hội trúng thưởng đến vậy. Ban đầu, mình chỉ mua nước về uống cùng mọi người trong gia đình, sau đó thử xé nhãn vài chai thì trúng liền mấy thẻ cào điện thoại. Bây giờ lại trúng tiếp 1 kg vàng nữa. Hy vọng nhãn hàng cùng ứng dụng săn khuyến mãi MEGA1 sẽ tiếp tục có nhiều chương trình hay, hấp dẫn hơn nữa để mình cùng các khách hàng khác có thể tham gia”.

{keywords}
Khách hàng Thùy Linh (Hưng Yên) trúng giải thưởng 1 ký vàng SJC

Tại buổi lễ, chương trình cũng tiến hành trao thưởng cho chị Phan Thị Hồng Nga (Đồng Nai) - chủ nhân giải thưởng 1 kg vàng SJC 999.9 đợt đầu tiên. Vì lý do cá nhân không thể xuất hiện trong buổi trao giải, chị Nga được BTC sắp xếp và tạo điều kiện để nhận giải thưởng trong tháng 7/2020.

“Mới đầu khi nghe tin trúng giải, tôi rất hoang mang vì không tin có ngày mình uống chai Trà xanh Không độ mà được nhận một giải thưởng có giá trị lớn như vậy. Sau khi tìm hiểu thông tin trên báo chí và được nhân viên chăm sóc khách hàng của MEGA1 xác minh, hướng dẫn nhận thưởng thì tôi mới yên tâm là trúng thật”, chị Nga cho hay.

{keywords}
Khách hàng Hồng Nga với giải thưởng 1 ký vàng sau khi uống Trà xanh Không độ

Chương trình “Xé ngay trúng liền - Hơn 2 triệu giải - Trúng 69 tỉ” triển khai từ ngày 15/5/2020 ghi nhận sự tham gia của đông đảo khách hàng. Đến nay, chương trình có tổng cộng gần 5 triệu mã dự thưởng được phát hành. Trong đó, có 6 kg vàng SJC 999.9 và gần 814 giải thưởng tiền mặt đã được trao cho khách hàng.

Trong đợt quay số giải thưởng tháng đợt cuối vào ngày 17/8/2020 chương trình sẽ tiếp tục tìm ra 3 khách hàng may mắn trúng giải nhất, mỗi giải 1 kg vàng SJC 999.9 và 3 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chương trình vẫn còn 8 giải tuần, mỗi giải trị giá 37,5 triệu đồng; gần 100 giải ngày, mỗi giải trị giá từ 5 - 15 triệu đồng cùng hàng nghìn thẻ cào điện thoại với các mệnh giá khác nhau.

{keywords}
Buổi trao giải cho các khách hàng trúng thưởng ngày 27/7/2020

Để tham gia chương trình, khách hàng chỉ cần mua sản phẩm nước uống giải khát Tân Hiệp Phát như như Nước Tăng lực Number 1, Trà xanh Không độ, Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Nước Tăng lực Number 1 Chanh &Dâu, Nước uống vận động Number 1 Active Chanh muối, Sữa đậu nành Number 1 Soya,… sau đó xé nhãn, nhập mã code, quay số trên ứng dụng săn khuyến mãi MEGA1 và nhận cơ hội sở hữu nhiều phần quà hấp dẫn.

Cuộc đua xé nhãn đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết sau thông tin giá vàng đang tăng phi mã. Chương trình vẫn còn 3 kg vàng SJC 999.9 cùng rất nhiều phần quà tiền mặt có giá trị đang chờ khách hàng rinh về".

Thế Định

VNPT hỗ trợ cước data chung tay cùng Đà Nẵng chống dịch

Cùng cả nước hướng về Đà Nẵng, tiếp sức Đà Nẵng “chiến đấu” với dịch Covid-19, ngày 31/7/2020 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam công bố chương trình hỗ trợ đặc biệt tặng riêng cán bộ, nhân viên y tế và người dân TP. Đà Nẵng.

Theo đó, VNPT sẽ hỗ trợ gói cước data với lưu lượng lên đến 30GB (1GB/ngày trong 30 ngày) cho lực lượng phòng chống dịch như công an, dân phòng, cán bộ UBND các cấp; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tại 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện C (Bộ Y tế), Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng và toàn bộ người dân, du khách tại các khu cách ly tập trung cho người Việt Nam và người nước ngoài tại Đà Nẵng.

Hiện VNPT đang gấp rút thực hiện các thủ tục cũng như cập nhật danh sách khách hàng thuộc các đối tượng được hỗ trợ cước và nhắn tin thông báo đến từng thuê bao.

{keywords}
Phía ngoài bệnh viện Đà Nẵng - tâm điểm của đợt Covid – 19 lần này

Cùng với đó, trong ngày 30/7 toàn bộ cán bộ công nhân viên của VNPT thay hình ảnh đại diện với thông điệp “Việt Nam quyết tâm đẩy lùi Covid” với hình ảnh Cầu Rồng thay lời động viên tinh thần người Đà Nẵng vững tin vượt qua đại dịch.

Chia sẻ lý do triển khai chương trình hỗ trợ đặc biệt hướng về Đà Nẵng, lãnh đạo Tập đoàn VNPT cho biết, là điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước, song khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ hai, Đà Nẵng phải thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan virus SARS-COV-2 trong cộng đồng, với số lượng ca nhiễm ngày càng tăng lên (theo công bố của Bộ Y tế). Trong đó có những người tham gia nơi tuyến đầu phòng, chống dịch cũng đã, đang bị nhiễm bệnh, dù vậy, ngay giữa "điểm nóng" dịch bệnh, tại bệnh viện C Đà Nẵng, đội ngũ những nhân viên y tế vẫn giữ vững tinh thần, quyết tâm mạnh mẽ cùng bệnh nhân chiến đấu vượt qua khó khăn. “Chúng tôi muốn dành sự ủng hộ, biết ơn tới những người tuyến đầu phòng chống dịch bệnh, những người đã đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và coi sự đóng góp nhỏ bé của mình để khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của các y bác sỹ đang ở tâm dịch Đà Nẵng”- lãnh đạo VNPT nhấn mạnh.

Ngoài ra, cùng với đội ngũ nhân viên y tế, VNPT dành sự hỗ trợ tới một lực lượng tuyến đầu khác là đội ngũ cán bộ chính quyền đã, đang “chạy đua” với thời gian để “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tìm và xác định các F và khẩn trương tiến hành xét nghiệm để loại trừ lây lan trong cộng đồng và bảo vệ sức khỏe cho người dân…

Không chỉ có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm từ những bệnh viện lớn của Trung ương, Thủ đô Hà Nội và TP.HCM đã, đang đến chi viện cho Đà Nẵng mà từ khắp mọi miền, người dân cả nước đều đồng lòng sát cánh cùng Đà Nẵng chiến đấu với dịch Covid-19. Những hình ảnh của một Đà Nẵng bình yên ngập tràn trên mạng xã hội, cùng với đó là dòng sẻ chia, động viên: #StaystrongDanang #CốLênĐàNẵng.

Dịch Covid-19 đang quay trở lại và có những dấu hiệu biến đổi nguy hiểm hơn, nhưng không vì thế mà nỗi sợ phủ bóng cuộc sống người Việt. Sự đoàn kết, tinh thần chiến đấu kiên cường vẫn luôn hiện diện trên dải đất hình chữ S.

Qua chương trình hỗ trợ đặc biệt này, Tập đoàn VNPT mong muốn những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch cùng người dân Đà Nẵng thuận tiện trong thực thi nhiệm vụ, có thêm thời gian trò chuyện với người thân khi được nghỉ ngơi sau khi làm việc và luôn giữ vững tinh thần lạc quan, mạnh mẽ chiến thắng đại dịch.

Thúy Ngà

Cách làm gỏi gà rau răm thơm ngon

Bữa ăn xoay quanh thịt lợn, thịt bò, cá khiến bạn bắt đầu ngán ngẩm. Để tăng khẩu vị và chống ngấy, chị em hãy thử làm món gỏi gà rau răm nhé.

Nguyên liệu

1/2 con gà luộc, 1 mớ rau răm, 1/2 củ hành tây
Gia vị: Tỏi, ớt, hạt tiêu, nước mắm, đường, chanh, dấm.

{keywords}

Cách làm

Gà xé nhỏ, rau răm nhặt lấy phần ngọn, thái rối. Hành tây xắt mỏng, ngâm vào bát nước đá có pha chút dấm và đường cho hành được giòn và bớt hăng. Cuối cùng, bạn vớt ra vắt qua hoặc để ráo nước.

Nước trộn gỏi:

5 thìa canh nước đun sôi để nguội, 2 thìa canh đường , 3 thìa canh nước mắm khuấy cho tan đường , 2 thìa canh nước cốt chanh, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê ớt băm tuỳ độ cay, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu.

Bạn xếp thịt gà, hành tây, rau răm vào bát, cho từ từ phần nước trộn vào, không nên đổ hết một lần, nêm nếm đến khi vừa miệng thì dừng lại.

Vậy là, bạn đã có món gỏi gà rau răm đầy hấp dẫn rồi. Chúc các bạn ngon miệng bên gia đình!

{keywords}
Cách làm canh cua rau rút đúng vị cho bữa cơm ngày hè

Cách làm canh cua rau rút đúng vị cho bữa cơm ngày hè

Thời tiết mùa hè oi bức, ngoài các loại canh chua nấu từ sấu, thanh trà, me, quả dọc.... thì canh cua nấu khoai sọ là món ăn dân dã, dễ nấu và phù hợp cho bữa cơm gia đình.

Diệu Anh (ghi)

Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang

Hố ga phát nổ bật tung nắp cống khiến người đi đường suýt bỏ mạng

Nếu không may bị nắp cống bắn trúng, người đàn ông có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Hố ga phát nổ bật tung nắp cống khiến người đi đường suýt bỏ mạng

Vụ việc xảy ra khoảng 11h30 sáng (theo giờ địa phương) ngày 20/7 tại khu vực A-2 của Uttam Nagar ở thành phố New Delhi, Ấn Độ.

Hình ảnh được camera giám sát ghi lại cho thấy một hố ga trên mặt đất bất ngờ phát nổ khiến nắp cống bị bật tung, suýt bắn trúng vào người đàn ông đang đi đường. Rất may, người này đứng cách hố ga khoảng 2m nên đã thoát hiểm trong gang tấc.

{keywords}
Người đàn ông may mắn thoát chết khi đi gần hố ga phát nổ

Theo điều tra ban đầu, vụ nổ được cho là do dây cáp bên dưới cống bị nẹt lửa. Một số ngôi nhà xung quanh cũng bị rung chuyển do ảnh hưởng từ vụ nổ.

Ông Mahender Sabharwal, một trong các quan chức địa phương cho biết "sợi dây cáp dưới cống có thể là nguyên nhân dẫn tới vụ nổ". Hiện các bên có liên quan đang phối hợp cùng nhau để khắc phục sự cố dự kiến kéo dài gần một tuần.

"Chúng tôi bây giờ thậm chí còn thấy sợ khi đi trên đường", một người dân cho hay. Hiện tại, không có trường hợp nào bị thương sau vụ việc kể trên.

Thanh niên nghiện rượu thành thiên tài toán học sau khi bị cướp đánh

Thanh niên nghiện rượu thành thiên tài toán học sau khi bị cướp đánh

Jason Padgett bỗng chốc có niềm say mê mãnh liệt với toán học sau một lần bị cướp tấn công. Chấn thương não từ cú đánh đã khiến Jason thành con người khác.

Theo Dân trí (nguồn: News)

Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây

Ở miền Tây, câu chuyện người bà cưu mang, nuôi nấng 26 đứa trẻ mồ côi, xem các em như cháu nội ruột của mình làm nhiều người xúc động, kính phục.

Người phụ nữ đó tên là Lê Thị Trí Hiền (60 tuổi, ngụ TP Sóc Trăng, Sóc Trăng).

Có đến 26 đứa trẻ lớn, nhỏ, tất cả gọi bà Hiền bằng bà nội. Và đối với các em chỉ có bà nội Hiền là người thân yêu nhất.

{keywords}
Bà Lê Thị Trí Hiền cùng các trẻ mồ côi được bà nuôi dưỡng

Bà Hiền kể, cha bà là cố Hòa thượng Tịnh Hạnh, Trụ trì chùa Năng Nhơn ở TP Sóc Trăng. Lúc còn sống, ông xây chùa, hướng đạo chúng sinh.

Ông còn nhận cưu mang nhiều trẻ bị cha mẹ bỏ rơi trước cửa chùa. Đến khi cha qua đời, thực hiện di nguyện của ông, bà Hiền tiếp tục nhận trẻ mồ côi đem về nuôi dưỡng. Bà đón nhận những sinh linh bé bỏng bằng tất cả tình yêu thương của mình.

{keywords}
Bà Hiền mong những đứa trẻ có tâm từ bi vô lượng 

Hơn 10 năm qua, bà Hiền đã nhận nuôi 26 trẻ mồ côi bị cha mẹ bỏ rơi, bé nhỏ nhất khoảng 4 tuổi.

Hiện còn 18 trẻ nhỏ ở lại nhà bà, các trẻ lớn đã xin đến các chùa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để tu học.

“Tôi luôn dạy các cháu hướng thiện. Nếu đủ duyên lành thì trở thành tu sĩ chân chính với tâm từ bi vô lượng, còn không thì ra đời cũng phải trở thành công dân tốt cho xã hội”, bà Hiền chia sẻ.

Dù nuôi đến hàng chục đứa trẻ, nhưng việc chăm nom các cháu đều do một tay bà Hiền làm.

Những đứa trẻ bà Hiền nuôi dưỡng, có trường hợp bị bỏ rơi trước cổng chùa hay bà vào bệnh viện nhận các cháu bị mẹ bỏ rơi về nuôi. Có nhiều người nói, nếu không có duyên được gặp bà nội Hiền, biết đâu một trong những đứa trẻ này đã lành ít dữ nhiều và không có cuộc sống an yên như vậy.

Song, đối với bà Hiền, sự trưởng thành, khỏe mạnh của các cháu mới chính là niềm vui sống của bà.

{keywords}
{keywords}
Những đứa trẻ được bà Hiền nuôi dưỡng 

“Buổi đầu nhận nuôi các cháu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các con còn quá nhỏ, phải chăm sóc, nuôi dưỡng thật kỹ. Ban đêm bé quấy khóc, tôi cũng thường xuyên mất ngủ vì ẵm bé, dỗ dành”, bà Hiền chia sẻ.

Bà Hiền chia sẻ thêm, muốn nuôi được các cháu tốt thứ nhất phải có cái tâm. Thứ hai phải cho các em  tình thương và cuối cùng phải cho những đứa trẻ này điểm tựa. 

{keywords}
{keywords}
Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi trong vườn nhà 

Bà Hiền có bốn người con thì ba người xuất gia. Cô gái còn lại ở nhà phụ giúp mẹ nấu ăn, chăm sóc trẻ mồ côi.

Nhà của bà Hiền được tạo thành nhiều khu như: khu vui chơi, tkhu rồng hoa, rau cải, trái cây... để tạo không gian sinh hoạt thoải mái cho các bé.

Ngoài ra, bà còn ký hợp đồng thuê xe đưa đón các cháu đến trường học.

Bữa ăn của các cháu cũng được bà Hiền lo rất chu đáo, đầy đủ chất dinh dưỡng với các món  mặn, xào, canh. 

“Do không có cháu, nên tôi coi tất cả các bé như cháu ruột của mình. Con gái tôi cũng tham gia lớp huấn luyện y tế để về chăm sóc cho các cháu lúc đau bệnh”, bà Hiền nói và cho biết, tên của các bé đều do đặt. 

{keywords}
Bà Hiền nguyện dành hết cuộc đời còn lại của mình để nuôi các cháu

Bà Hiền lo cho tất cả các cháu học đến hết lớp 12, sau đó cho học trung cấp Phật học. Đến năm 20 tuổi, mỗi em sẽ được quyền lựa chọn định hướng vào đời cho bản thân. "Nhìn các cháu lớn lên khoẻ mạnh mỗi ngày là niềm vui đối với tôi. Tôi đã nguyện dành hết cuộc đời còn lại của mình cho các cháu", bà Hiền tâm sự. 

Chi phí để lo cho các em mỗi tháng hơn 10 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ của các Phật tử gần xa, bà Hiền còn được người thân hỗ trợ.

Không chỉ chu đáo việc nuôi dạy trẻ mồ côi, bà Hiền còn đóng góp tích cực trong công tác thiện nguyện tại địa phương như: Xây dựng phòng học, xây nhà và cầu giao thông nông thôn...

Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi

Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi

Từng dành tặng cơ ngơi trị giá trên 100 tỷ cho các bé mồ côi, nay ông Hiệp lại thế chấp toàn bộ gia sản lấy tiền xây thêm nhà nuôi trẻ. 

Thiện Chí 

Con dâu yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu/tháng

Tôi muốn mời mẹ ở hẳn với hai vợ chồng, nhưng vợ tôi yêu cầu bà phải đóng góp số tiền sinh hoạt 3 triệu/tháng. 

Tôi năm nay 40 tuổi, làm nhân viên IT, đã có vợ và 2 con. Thu nhập 2 vợ chồng được khoảng 30 triệu/tháng.

Nhà cửa ổn định, công việc tốt nên cuộc sống hôn nhân của chúng tôi ít sóng gió, va chạm. Thi thoảng, 2 vợ chồng bất đồng về cách giáo dục con nhưng chỉ một lúc là làm hòa.

{keywords}
Ảnh: B.N

Từ khi mẹ đẻ tôi dưới quê lên chữa bệnh, nhiều chuyện mới nảy sinh.

Mặc dù mẹ tôi ốm nhưng hàng ngày vẫn hỗ trợ con dâu nấu nướng, đón cháu ở trường mầm non. Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không quá thân thiết nhưng ít xảy ra mâu thuẫn.

Mẹ tôi ít nói, tôn trọng con dâu. Bà hầu như không tham gia vào cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng.

Hai tháng trôi qua, bệnh tình mẹ tôi thuyên giảm, chỉ còn đầu gối vẫn đau do thoái hóa khớp.

Mẹ tôi thấy sức khỏe khá hơn, ngỏ ý muốn về quê. Bà nói, dưới đó có hàng xóm láng giềng, gặp gỡ trò chuyện thấy khuây khỏa hơn. Ở thành phố, nhà nào biết nhà nấy, ít khi giao lưu, cuộc sống buồn tẻ.

Tâm tư tôi lại không muốn mẹ về mà muốn bà ở hẳn trên này với vợ chồng mình. Bố tôi mất đã nhiều năm. Ông bà chỉ sinh được tôi.

Họ hàng dưới quê cũng ít. Giờ bà về, không ai chăm sóc, tôi cảm thấy day dứt. Vài năm trước, bà khỏe mạnh, tôi còn yên tâm. Nay bệnh tật tuổi già ập xuống, cần phải có con cái bên cạnh.

Tôi cũng thừa hiểu, bà muốn sống bên con cháu cho vui vầy năm tháng tuổi già nhưng ngại con dâu.

Tôi bàn bạc với vợ về ý định của mình. Vợ tôi không phản đối. Cô ấy nói rất sẵn lòng. Tuy nhiên, vợ đưa ra yêu cầu, hàng tháng bà nội phải đóng góp khoản tiền lương hưu 3 triệu cho cô ấy lo phí sinh hoạt gia đình.

“Bà có tuổi rồi, lương hưu chẳng tiêu pha gì, đưa cho vợ chồng mình là hợp lý. Bà cần gì mình mua cho bà.

Nhà thêm 1 miệng ăn là thêm 1 khoản chi phí. Lương em với anh 30 triệu, cho 2 đứa đi học tiếng Anh, học ở trường, ăn uống, quần áo, điện nước... chỉ tạm đủ”,  vợ tôi rạch ròi chi ly từng khoản tiền sinh hoạt.

Tôi ngã ngửa khi vợ thốt ra lời lẽ như vậy. Căn nhà vợ chồng tôi ở hiện tại, là do mẹ bán mảnh đất, mua tặng.

Cả đời bà dành dụm, chắt chiu, dành hết cho con cái. Việc phụng dưỡng, chăm sóc bà là điều đúng đắn và cần thiết, thể hiện tấm lòng hiếu thuận. Hơn nữa, bà đã già yếu, chúng tôi không sống cùng, làng xóm sẽ dị nghị, điều tiếng.

Tôi bày tỏ sự phẫn nộ của mình với vợ nhưng cô ấy phớt lờ. Hôm sau, tôi đi vắng, cô ấy không ngần ngại, mang chuyện đó ra nói với mẹ chồng. Mẹ tôi sầu não, thu dọn hành lý bỏ đi.

Tôi chạy ra các bến tàu, bến xe tìm mẹ nhưng vô vọng. Sau đó, dì ruột tôi gọi điện, thông báo mẹ đang ở với dì. Dì tôi lấy chồng trên Hà Nội.

Tôi sang đón mẹ về nhưng mẹ không chịu. Vợ chồng tôi cãi nhau 1 trận khá to. Tôi bắt vợ sang xin lỗi mẹ nhưng cô ấy từ chối.

Trong lúc nóng giận, tôi lỡ tay tát cô ấy. Hiện, gia đình tôi đang căng thẳng, có nguy cơ tan vỡ.

Lúc này, tôi rất rối ren, xin hãy cho tôi lời khuyên!

Cô dâu hủy hôn khi biết sự thật về bố của chú rể

Cô dâu hủy hôn khi biết sự thật về bố của chú rể

Tôi hoảng sợ hủy hôn khi biết người bố xa cách nhiều năm của Huy là người từng bao nuôi mình. 

Độc giả Q.

Xuất hiện loại khẩu trang sành điệu khiến chị em chú ý

Loại khẩu trang mới xuất hiện trên thị trường vài ngày qua khiến nhiều chị em chú ý bởi thiết kế đặc biệt.

{keywords}
Loại khẩu trang mới được khen "sành điệu"

Trên nhiều hội nhóm bán hàng online, mẫu khẩu trang được quảng cáo là thế hệ mới có tên XC99, được thiết kế bằng nhựa trong suốt - tức là đeo chiếc khẩu trang này, toàn bộ khuôn mặt của người dùng vẫn không bị giấu đi.

Màu sắc của loại khẩu trang mới này cũng có 3 lựa chọn: trong suốt, trắng và đen.

Với loại màu trong suốt, người bán quảng cáo những tác dụng đặc biệt:  Không che giấu khuôn mặt, cảm xúc và nụ cười, đặc biệt phù hợp với bác sĩ, y tá, giáo viên, thông dịch viên, nhân viên dịch vụ khách hàng.

Về mặt chức năng, khẩu trang XC99 được giới thiệu là có van thở 2 chiều, chế tạo bằng chất liệu nhựa TPU dùng trong y tế và thực phẩm. Do được làm bằng nhựa nên loại khẩu trang này cũng chống được nước mưa, chống cả tia UV. Đặc biệt, người dùng có thể vệ sinh nhanh chóng bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn, nhanh khô, đeo lại được ngay và có thể sử dụng nhiều lần.

Với những người trẻ, việc đeo chiếc khẩu trang trong suốt này còn điểm tiện lợi là vẫn có thể mở được khóa điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt.

Tuy nhiên, nhược điểm của khẩu trang XC99 là mức giá khá cao so với các loại khác trên thị trường - dao động trong khoảng 120-170 nghìn đồng/chiếc.

Mẫu trong suốt cũng là thiết kế được chị em chú ý nhất vì tính khác biệt của nó so với các loại khẩu trang thông thường.

"Mình thấy quảng cáo thì cũng chú ý, nhưng chưa biết chất lượng thực hư ra sao. Với người đeo kính như mình thì không rõ có bị hầm hơi không, mà giá thì đắt quá", chị Dương (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ băn khoăn.

{keywords}
Mức giá khá cao là điểm trừ của loại khẩu trang này. 
Cô ve chai cắt khẩu trang đã dùng để ngăn kẻ xấu gom bán lại

Cô ve chai cắt khẩu trang đã dùng để ngăn kẻ xấu gom bán lại

 Giữa đêm, bà Lan ngồi cạnh bãi rác, dùng kéo cắt từng chiếc khẩu trang đã dùng để người xấu không thu gom, tái chế rồi bán lại.  

Đăng Dương

Mình gọi nhau là người cũ…

Này người vô tâm, mình gọi nhau là “người cũ”, nhưng con gái chẳng bao giờ “cũ” đâu anh nhé!

Đám tang bà nội của con gái, em đưa con về để tang bà. Vành khăn trắng trên đầu sao nhoi nhói niềm đau. Những ngày cuối đời của bà, con gái của chúng ta chẳng có nhiều thời gian kề bên để vỗ về yêu thương. Bởi vì mình là người cũ…

Đang rót nước mời khách đến chia buồn, em nghe mọi người nháo nhào hỏi nhau: “Dâu đó hả?”, “Vợ đứa nào đây?”... Có vài ánh mắt hấp háy ra hiệu, có vài tiếng xuýt xoa bảo im lặng. Có lẽ người ta giữ ý tứ, tránh đụng chạm giữa nàng dâu cũ và con dâu mới gần đó. Em mím môi ngăn cõi lòng xôn xao gợn sóng vì bao chuyện buồn xưa cũ…

“Dạ con là dâu cũ, vợ cũ thôi ạ!” - Em điềm tĩnh trả lời câu hỏi của đám đông. Ừ thì mình là người cũ. Vì là người cũ nên chẳng còn cái cảm giác e dè, sợ sệt, cô đơn, lẻ loi, đơn độc giữa một biển người xa lạ. Ngày trước, em thường bị anh bỏ mặc giữa đám đông xa lạ dưới danh nghĩa “dòng tộc”, “họ hàng”, “bà con”…

Cái cảm giác lạc lõng ấy đáng sợ vô cùng. Loay hoay góc bếp này lại lân la nơi góc vườn rửa chén bát. Cứ luôn tay cắm cúi làm việc chẳng sao, vậy mà cứ rỗi rãi tí xíu thôi là y như rằng có người xầm xì rằng cưới dâu về “chỉ để trưng cảnh”.

Mà nào đâu phải em biếng nhác gì đâu. Cảnh mang thai ốm nghén thở không ra hơi phải ngồi bệt giữa bạt ngàn chén bát thật hãi hùng. Cảnh con dại đèo bòng bên hông phải thổi lửa đun chục ấm nước sôi mù mịt khói mới thấy thương con gái mình o e khóc làm sao!

Giá như anh lên tiếng bênh vực em tí xíu thôi giữa những lời xầm xì của họ hàng… Giá như anh mạnh miệng bảo em bế con tránh xa đám khói từ củi ướt xì xèo cháy trong bếp… Giá như anh động viên vợ mình cố gắng lên tí xíu, chịu khó thêm tí xíu để lấy lòng mọi người.

Tất cả đều chỉ là giá như… Anh bỏ mặc em bơi trong khối áp lực của nhà chồng, bởi anh bận chạy theo thú vui của mấy con bạc đen đỏ. Vậy là mình xa nhau và gọi nhau là “người cũ”. Vợ có thể “cũ”, dâu có thể “cũ” nhưng con gái thì có bao giờ “cũ” được đâu anh?

Người ta bảo em dại khi chia tay mà chẳng đòi hỏi quyền lợi gì từ anh trong việc nuôi con. Người ta bảo em khờ bởi không ràng buộc trách nhiệm nuôi con trong người đàn ông mê chơi như “ngựa bất kham ấy”, rồi một mai kia khi anh có người mới, anh sẽ dễ dàng quên mất nghĩa vụ nuôi con và chỉ có mình em lẫn con gái là thiệt thòi…

Người ngoài cuộc thường sáng suốt và kinh nghiệm hơn nhiều so với kẻ vừa chân ướt chân ráo bước ra khỏi cuộc hôn nhân bế tắc như em. Có lẽ em còn non nớt lắm nên chẳng lường trước được hết nhọc nhằn vất vả của thân cò đơn lẻ nuôi con, lại càng không đo được nông sâu của lòng người!

“Người cũ” ghé qua thăm con gái thưa thớt dần. “Người cũ” thỉnh thoảng mua sắm cho con ít áo quần, vài lốc sữa. “Người cũ” lắm lúc quên mất mình có con gái suốt năm dài tháng rộng. “Người cũ” mặc nhiên giao khoán trách nhiệm nuôi con cho người kia. Rồi “người cũ” bước thêm chuyến đò mới, đón cô con gái mới. Cuộc sống mới với người mới có ấm êm không anh mà sao mãi anh chẳng chịu “lớn” để ý thức trách nhiệm về con cái chín chắn hơn, sâu sắc hơn xưa?

Này người vô tâm, mình gọi nhau là “người cũ”, nhưng con gái chẳng bao giờ “cũ” đâu anh nhé.

Tình yêu của anh vận động viên và người vợ hát rong cao 1m

Tình yêu của anh vận động viên và người vợ hát rong cao 1m

Dù gia đình kịch liệt phản đối, anh Trần Văn Nguyên vẫn một mực bảo vệ tình yêu của mình với bạn gái.

Theo VOV

Nấu hàng ngàn suất cơm tiếp sức bác sĩ Đà Nẵng

Gần 1.000 suất cơm được nhà hàng nấu mỗi ngày để chuyển đến các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng.

Video:

Ba ngày qua, hàng chục nhân viên của nhà hàng nằm trên đường 2/9 (quận Hải Châu, Đà Nẵng) nấu mỗi ngày gần 1.000 suất cơm miễn phí để chuyển đến các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng.

Quá trình nấu ăn, đóng gói, vận chuyển, nhân viên đều đeo khẩu trang, găng tay và hạn chế giao tiếp.

{keywords}
Nhân viên khẩn trương nấu gần 1.000 suất cơm chuyển đến các y bác sĩ.

Mỗi người chia nhau một công đoạn, khẩn trương nấu những suất cơm thật ngon gửi đến các y bác sĩ.

Ông Phạm Lê Văn Long (chủ chuỗi nhà hàng) chia sẻ, vì mong muốn các y bác sĩ tuyến đầu khỏe mạnh để phục vụ bệnh nhân, ông đã huy động nhân viên của mình nấu 900 suất cơm mỗi ngày, mỗi suất 45.000 đồng để tiếp tế cho các y bác sĩ.

"Chúng tôi sẽ hỗ trợ mỗi ngày 900 suất cơm cho đến khi dỡ lệnh cách ly. Chỉ mong đóng góp chút ít của mình sẽ tiếp thêm niềm tin đến những người đang ở tuyến đầu chống dịch", ông Long nói.

Theo ông Long, các nhân viên sẽ chia ca nấu 2 bữa trưa và tối, sau đó đóng gói cẩn thận đảm bảo cơm luôn nóng để đưa đến các y bác sĩ. Bên cạnh đó món ăn được thay đổi theo ngày.

{keywords}

Mỗi người một công đoạn được chia ra để chế biến các món ăn.

{keywords}
Nam đầu bếp chần thịt qua nước sôi để làm sạch, mọi công đoạn nấu nướng được thực hiện kỹ lưỡng.
{keywords}
Phía bên trong nhà bếp, những món ăn vừa nấu xong được đóng gói cẩn thận
{keywords}
Quá trình nấu ăn, đóng gói, vận chuyển, nhân viên đều đeo khẩu trang, găng tay và hạn chế giao tiếp.
{keywords}
Thức ăn mỗi ngày sẽ được thay đổi để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các y bác sĩ bệnh viện.
{keywords}
Món canh bí đao nấu thịt được đóng hộp để chuyển đến bệnh viện.
{keywords}
Nhân viên bếp kiểm tra lần cuối và cho vào túi đem đến bệnh viện đảm bảo món ăn mang đến vẫn còn nóng.
{keywords}
Xe chuyên dụng chuyển đồ ăn đến bệnh viện. Các suất ăn sẽ được nấu miễn phí, đều đặn đưa đến trong 14 ngày cách ly.
Xe nối đuôi nhau, 'núi' hàng chất đống ủng hộ y bác sĩ Đà Nẵng

Xe nối đuôi nhau, 'núi' hàng chất đống ủng hộ y bác sĩ Đà Nẵng

Trước Bệnh viện C, những lượt xe tải nối đuôi nhau chở hàng ủng hộ các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch ở Đà Nẵng.

Hồ Giáp

Ecopark tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch ở BV C Đà Nẵng

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Đà Nẵng, Tập đoàn Ecopark tặng 3 tỷ đồng để tiếp sức cho đội ngũ các y bác sĩ Bệnh viện C Đà Nẵng chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh.

{keywords}
Ông Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp Lãnh đạo Tập đoàn Ecopark trong buổi lễ tiếp nhận hỗ trợ Bệnh viện C Đà Nẵng số tiền 3 tỷ đồng.

Ngày 31/7/2020, tại trụ sở Bộ Y tế, Tập đoàn Ecopark đã trao tặng 3 tỷ đồng cho Bệnh viện C Đà Nẵng để ủng hộ công tác mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho các bác sĩ, nhân viên y tế đang chiến đấu ở tuyến đầu chống dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ mua trang thiết bị vật tư y tế cho bệnh viện.

Quyền Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thay mặt bệnh viện C Đà Nẵng tiếp nhận tượng trưng số tiền ủng hộ của Tập đoàn Ecopark. Ngay trong chiều 31/7, Tập đoàn Ecopark đã chuyển số tiền ủng hộ 3 tỷ đồng tới bệnh viện C Đà Nẵng.

{keywords}
 Buổi làm việc trực tuyến giữa Tập đoàn Ecopark, Bộ Y tế và Bệnh viện C Đà Nẵng

“Tập đoàn Ecopark luôn sẵn sàng đồng lòng chia sẻ cùng cả nước nói chung và bệnh viện C Đà Nẵng nói riêng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Đặc biệt là sát cánh cùng đội ngũ y bác sĩ, những người đi đầu trong cuộc chiến chống Covid-19”, ông Trần Quốc Việt, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ecopark chia sẻ.

{keywords}
Ban lãnh đạo bệnh viện C Đà Nẵng.

Thay mặt bệnh viện, BS Nguyễn Trọng Thiện - Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng cảm ơn những tình cảm của tập thể cán bộ, nhân viên Tập đoàn Ecopark dành cho bệnh viện C Đà Nẵng. Đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế đang trực chiến tại bệnh viện.

“Món quà của Tập đoàn Ecopark dành tặng tới với bệnh viện trong thời điểm này không chỉ mang ý nghĩa lớn về vật chất lớn mà còn góp phần cổ vũ, động viên tinh thần cán bộ, nhân viên của toàn bệnh viện, quyết tâm vượt qua được giai đoạn khó khăn này”, Giám đốc bệnh viện C Đà Nẵng chia sẻ.

Ngoài số tiền được trao lần này, trước đó, Tập đoàn Ecopark cũng đã dành hơn 5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ, chính quyền tỉnh Hưng Yên và hỗ trợ cư dân hàng chục ngàn khẩu trang, các trang thiết bị phòng chống dịch.

Tại Khu đô thị Thương mại & Du lịch Ecopark, Tập đoàn Ecopark cũng đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tình hình, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch và khuyến cáo cư dân đề cao cảnh giác, chủ động và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế như: đeo khẩu trang nơi công cộng, thông báo đề nghị hạn chế cư dân tham gia phương tiện giao thông công cộng, không tụ tập đông người khi không cần thiết, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn…

Không chỉ có không gian chung của chủ đầu tư, các nhà hàng ẩm thực, khu vui chơi và mua sắm, rạp chiếu phim, trường học… trong khu đô thị Ecopark cũng được hỗ trợ, yêu cầu áp dụng các biện pháp giữ gìn vệ sinh, khử khuẩn, mang đến 2 lớp bảo vệ giúp khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ.

Xuân Thạch

Giàu có nhưng tôi khốn khổ vì con cái tranh nhau tài sản

Chỉ vì miếng đất chưa được chia, các con tôi “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ngay trước mặt mẹ và thông gia, khiến tôi xấu hổ không ngẩng nổi mặt lên.

Người ta khen tôi giỏi giang, thành đạt khi một thân một mình vẫn nuôi con thành tài.

Không những vậy tôi vẫn sở hữu được một khối tài sản không quá lớn nhưng cũng đáng nể ở vùng thôn quê. Nhưng tôi cho rằng, mình đã thất bại, trong đó, thất bại lớn nhất là tôi không dạy được con.

Tôi năm nay 65 tuổi. Chồng tôi mất cách đây 30 năm do bệnh hiểm nghèo. Anh mất và để lại cho tôi 3 con (2 trai, 1 gái). Khi đó, kinh tế khó khăn. Tôi phải làm ngày làm đêm để nuôi 3 con ăn học. Từ bỏ nghề làm ruộng, gửi các con cho mẹ đẻ trông, tôi quyết tâm đi buôn.

Thời kỳ đó không sao kể hết nỗi cơ cực của tôi. Nhưng may mắn, tôi chịu thương chịu khó lại nhanh nhạy nên việc làm ăn khá suôn sẻ.

{keywords}

Tôi nuôi được các con ăn học, trả được hết số nợ trước đây vay để chữa bệnh cho chồng tôi. Không chỉ vậy, nhiều năm sau tôi còn vươn lên trở thành một trong những người giàu có ở vùng.

Cách đây 5 năm, cảm thấy sức khỏe yếu đi và kinh tế tương đối ổn định, tôi nghỉ việc kinh doanh và giao lại cho 2 con trai tiếp quản. Nhưng mọi rắc rối bắt đầu từ đây…

Con gái đầu của tôi lấy chồng xa. Thương con nên khi con làm đám cưới, tôi chia cho con một mảnh đất trị giá không dưới 1 tỷ. Hai người con trai, ngoài việc cho tiếp quản công ty, mỗi con cũng được một mảnh đất tương tự.

Ngày trước, các con còn độc thân, đều không quá quan tâm đến tài sản. Tuy nhiên khi các con lấy vợ, có gia đình, mọi chuyện trở nên rắc rối hơn.

Không ít lần tôi nghe con dâu thứ nói bóng gió rằng, mảnh đất nhà anh chồng (con trai cả của tôi) dù tương đương về giá trị nhưng hướng lại đẹp hơn mảnh đất tôi cho nhà con trai thứ.

Không chỉ tị nạnh nhau về tài sản mẹ cho, các con còn tìm cách xin tiền mẹ mỗi lần có cơ hội. 

Mỗi lần xin tiền mẹ, các con đều có lý do khi thì cho cháu Tít 10 triệu đồng để học khóa tiếng Anh, khi thì cho cháu Mun 15 triệu đồng tiền nộp học môn piano trên thành phố; khi thì tiền sửa nhà; tiền mở shop thời trang cho con dâu…

Các cháu rất thích dựa vào tài sản của mẹ. Tuổi già tôi tâm niệm không còn muốn giữ lại quá nhiều của cải bởi chết đâu có mang đi theo được, trước sau gì tôi cũng để lại hết cho các con.

Thêm vào đó, tôi rất thương các cháu và không muốn mất hòa khí trong nhà vì vậy khi các con kêu khó khăn, thiếu thốn tôi đều giúp đỡ hết lòng. Nhưng các con không hiểu chuyện, nhà con trai đầu xin được bà khoản này, nhà con trai thứ lại tị nạnh và ngược lại.

Gần đây, một chuyện rắc rối lại xảy ra khi các con phát hiện ngoài 3 miếng đất đã chia cho con, tôi còn một mảnh nhỏ hơn nữa. Trị giá mảnh này chỉ khoảng 800 triệu nhưng các con cũng không buông tha.

Miếng đất này tôi dự tính giữ lại để phòng tuổi già. Nhưng hai nhà con trai cho rằng, tôi giấu giếm để cho cô con gái út, mặc dù con gái tôi rất thương mẹ và hầu như không ngó ngàng, tranh chấp tài sản như các anh.

Từ ngày biết chuyện, con trai cả tuyên bố, con trai cả phải lo chuyện hương hỏa, thờ tự cho bố mẹ nên nghiễm nhiên miếng này tôi phải để cho con.

Con trai thứ nhất quyết không chịu khi cho rằng, anh cả đã được phân mảnh đất đẹp hơn nên mảnh này đương nhiên phải cho con để “bù đắp”.

Không chỉ vậy, vào các dịp họp gia đình như lễ, Tết, sinh nhật… các con đều mang chuyện miếng đất ra để nói và tạo áp lực để tôi phải giải quyết.

Hôm vừa rồi, sinh nhật cháu gái út, có mặt cả thông gia vậy mà 2 con trai của tôi lại đem chuyện phân chia tài sản ra để tranh cãi. Có chút hơi men trong người, các con nổi nóng rồi xông vào đánh nhau.

Nhìn cảnh đó tôi đau lòng vô cùng. Tôi biết, ngày nào chưa chia phần đất đó, các con không để cho tôi được yên. Người ta nói cả đời lao động chăm chỉ, cuối đời được hưởng phúc, sao tôi lại bất hạnh đến vậy?

Lương 5 triệu, chồng nằng nặc đòi mua ô tô cho ‘bằng bạn bằng bè’

Lương 5 triệu, chồng nằng nặc đòi mua ô tô cho ‘bằng bạn bằng bè’

Thu nhập thấp, phải vay ngân hàng nhưng chồng em vẫn muốn mua ô tô để đi lại khỏi mưa nắng.

Độc giả Lê Thị T.