Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Cách trị chồng của con dâu khiến mẹ chồng phục lăn

Chồng say nằm li bì trên giường, Hường gọi xe đến chở thẳng về nhà chồng kèm tin nhắn đanh thép: “Mẹ ra mà nhận con quý hóa nát rượu của mình đi”.

Ngày trước khi Hường là cô gái thành phố thanh lịch, học thức cao nhưng lại đem lòng yêu Thiện - chàng trai ngoại thành chân chất nhưng bù lại là to cao phong độ, ai cũng lấy làm mừng, đôi lứa khéo xứng đôi. Cuộc sống của hai vợ chồng ở nơi thành phố tưởng chừng như có tất cả, con cái nếp tẻ có đủ, đôi bên vun vén thêm vào để vợ chồng Hường xây được căn nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi… ai thấy cũng ngưỡng mộ.

{keywords}

Lúc đang yêu thì đắm đuối, mê mệt, nhưng khi là vợ chồng rồi thì Thiện có phần thỏa mãn sớm khi có được mọi thứ hơn bạn bè cùng trang lứa; đó là một gia đình khá giả, công việc có chỗ đứng trong một công ty lớn, lương cao, thưởng nhiều. Từ đó, Thiện thường quá đà lao vào các cuộc nhậu với bạn bè, đội nhậu, nhưng luôn trong cơn say vỗ ngực nói với vợ con rằng bố phải vất vả tiếp bao nhiêu đối tác "khủng". Ngày nào cũng nhậu tới tận khuya, lần nào về nhà cũng say khướt.

Hường giận lắm, khuyên bảo đủ đường, nhưng cách nào cũng không được. Thiện vẫn chứng nào tật ấy. Hết nước, Hường mới nhân dịp về nhà chồng ăn giỗ liền mạnh dạn nhờ bố mẹ chồng khuyên răn, nắn bảo chồng bớt rượu chè bê tha. Nào ngờ, phản ứng của bố mẹ chồng khiến Hường như chết lặng vì sốc.

Bố chồng Hường không những khuyên con, còn tỏ ra giận giữ nói: "Trai vô tửu như kỳ vô phong… Nó là đàn ông, phải biết uống rượu, để đi giao lưu, tiếp khách". Kèm với đó, khi thấy con trai mang rượu đi chúc tụng từng người, bố chồng lấy làm hãnh diện lắm vì có con trai vừa giỏi việc công ty, lại ngoại giao khéo, uống rượu tài. Mẹ chồng Hường thì bĩu môi: "Không rượu chè, ngoại giao tốt có mà mãi chết dí là thằng nhân viên quèn, đâu được như bây giờ". Hường giận tím mặt, nhưng không dám cự cãi lời của bố mẹ chồng.

Về nhà, Hường cố cắn răng chịu đựng. Con gái lớn mỗi khi thấy bố về nhà say rượu cũng đều quan tâm, lo lắng nụng nịu bố đừng uống nữa, về nhà sớm với con. Mới đầu Thiện còn "hứa xuông" với con, nhưng về sau lại tỏ ra khó chịu, quát tháo vợ con. Có lần về nhà khuya, gọi mãi không thấy vợ con ai mang nước ra để uống, Thiện xua tay vỡ tan bộ ấm chén trên bàn uống nước, tiện tay vớ lấy điều khiển quạt ném vỡ ti vi…

Hường lo sợ ma men sẽ giết dần giết mòn cơ thể của Thiện, biến người chồng ít nói, chân chất thủa nào thành gã nát rượu, thân tàn ma dại… Lúc đó, chắc hết chịu nổi.

Chuyện gì đến cũng phải đến, tức nước thì phải vỡ bờ. Vào một đêm khuya, bạn nhậu đưa Thiện về trong tình trạng say mềm nhũn, không thể đi nổi mà phải cõng vào tận giường. Thấy chồng trong bộ dạng thảm hại, Hường tức tốc gọi xe taxi thanh toán cước phí trọn chuyến và cho địa chỉ để đưa Thiện đến, đó chính là nhà bố mẹ đẻ của Thiện, cách 30km.

Taxi chở Thiện về đến cửa và báo cho Hường biết, cô lập tức gọi điện thoại cho mẹ chồng kèm theo lời nhắn đanh thép rồi tắt máy: "Mẹ mở cửa ra mà nhận con quý hóa nát rượu của mình đi ạ". Bố mẹ chồng cô hốt hoảng mở cửa và đón Thiện vào nhà trong tình trạng ngủ li bì, nồng nặc mùi rượu. Vất vả lắm mới đưa Thiện vào giường và cả đêm đó chăm sóc, dọn bãi nôn của Thiện.

Câu chuyện bị trả về nhà bố mẹ đẻ của Thiện nhanh chóng là đề tài đàm tiếu của nhiều người, nhưng cũng từ đó là dịp để cả Thiện, bố mẹ đẻ của Thiện cùng nhìn nhận lại câu chuyện thực tế bê tha rượu chè của Thiện. Ban đầu, bố mẹ chồng và bản thân Thiện cũng giận Hường, nhưng sau đó lại nghĩ khác và vun vén, chỉnh đốn Thiện không được bê tha rượu chè.

Bây giờ thì Thiện đã không còn như trước, số bữa nhậu say, nhậu khuya cứ ít dần. Lo sợ bệnh tật và cũng không muốn cảnh bị trả về nhà bố mẹ đẻ một lần nữa khiến Thiện biết kìm chế trong các cuộc nhậu. Thiện đã dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc gia đình.

Con dâu yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu/tháng

Con dâu yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu/tháng

Tôi muốn mời mẹ ở hẳn với hai vợ chồng, nhưng vợ tôi yêu cầu bà phải đóng góp số tiền sinh hoạt 3 triệu/tháng. 

Theo Gia đình & Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét