Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Gia đình sống tách biệt với thế giới trong 8 năm

Vợ chồng Mathias - Tova dọn đến căn nhà gỗ rộng 15m2, không có điện, nước sinh hoạt, nằm giữa vùng hoang dã của Thụy Điển cách đây 8 năm và không rời đi kể từ đó.

Mathias, Tova và con trai Ivar sống tại ngôi nhà nhỏ trong khu rừng ở miền Bắc Thụy Điển.

Sống hoàn toàn không có điện và nước sinh hoạt, họ dành thời gian chăm sóc con trai, nuôi gia súc trong trang trại, phát triển các dự án trên mảnh đất của gia đình và quay video đăng lên mạng.

{keywords}
Mathias, Tova và con trai Ivar sống tại ngôi nhà nhỏ trong khu rừng ở Thụy Điển.

Mathias - Tova không tiết lộ với Insider vị trí chính xác của ngôi nhà. Tám năm qua, họ theo đuổi lối sống bền vững, độc lập và gần như tách biệt với phần còn lại của thế giới.

Tự cung tự cấp

Mathias là người Phần Lan, còn Tova gốc Thụy Điển. Họ lớn lên trong cùng ngôi làng và gặp lại nhau vào năm 2011.

{keywords}

Đều muốn hướng đến lối sống bền vững, tự do và độc lập hơn, hai người quyết định chuyển đến sống trong căn nhà gỗ nằm trên mảnh đất của gia đình Tova một năm sau đó.

“Ở đây, chúng tôi có thể sống tự cung tự cấp. Nếu có đồ gì hỏng hóc, chúng tôi muốn sửa chữa mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác”, Mathias nói.

{keywords}
Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Tova cách ngôi làng gần nhất 2km.

Vợ chồng Mathias - Tova cũng tiết kiệm tiền bằng cách sống trên tài sản của gia đình. “Chúng tôi chưa bao giờ thực sự dư dả. Vì vậy, thật tuyệt khi có thể sống với mức giá rẻ như vậy. Đó là điều thực sự may mắn”.

{keywords}

Ngôi nhà gỗ 80 tuổi ban đầu là một fäbod. Ở Thụy Điển, fäbod từng được sử dụng như nơi nghỉ chân để chăn thả gia súc vào mùa hè.

Fäbod (có nghĩa là hoàn toàn biệt lập) thường bao gồm chuồng gia súc, cabin chứa đồ và khu vực nấu ăn. Người ta ngừng sử dụng fäbod từ giữa thế kỷ 19 nhưng đến nay vẫn còn khoảng 80 chiếc được dùng.

{keywords}
Hai vợ chồng chăn nuôi gia súc, gia cầm trong trang trại.

Thông thường, fäbod là cabin bằng gỗ đơn giản, chỉ được sử dụng vào mùa hè. Tuy nhiên, Mathias và Tova sống ở đó quanh năm.

Ban đầu, hai người dự định ở tạm thời để tính xem phải làm gì tiếp theo. Cuối cùng, họ quyết định ở lâu dài vì thích thú và nhận thấy tiềm năng của nó.

Cặp vợ chồng mất vài tháng để cải tạo ngôi nhà, bao gồm thay thế phần sàn gỗ, sơn lại tường và dọn dẹp mọi thứ. Họ cũng sắm nội thất, đóng đồ mới và trang trí theo ý thích khiến nơi này trở thành ngôi nhà thực sự.

{keywords}

Nơi ở của Mathias và Tova gần như cách biệt với xã hội, khoảng 2km đến ngôi làng gần nhất và 100km tới thành phố. Dù ngôi làng chỉ là khu dân cư nhỏ và không có cửa hàng, gia đình Tova vẫn cảm nhận được tính cộng đồng từ đó.

“Chúng tôi có đại gia đình lớn hơn ở đây. Mọi người giúp nhau xây dựng nhà và nhiều việc khác”, Mathias nói.

{keywords}
Gia đình nhỏ dùng điện từ bảng điều khiển năng lượng mặt trời và lấy nước sinh hoạt từ suối.

Cặp vợ chồng trẻ thỉnh thoảng đến làng để giặt nhờ quần áo bằng máy giặt hoặc tắm vào mùa đông lạnh giá. Họ có kế hoạch sớm xây dựng phòng tắm hơi trong khuôn viên của mình.

Không có ý định rời đi

Hàng ngày, Mathias - Tova dành thời gian chăm sóc con trai Ivar, thực hiện các dự án riêng và quay video đăng lên mạng.

Mathias, người đam mê làm phim, chia sẻ: “Lúc đầu, mọi việc khá vất vả vì tôi vừa tập trung quay video vừa cố gắng thực hiện các dự án khác”.

{keywords}

Kể từ khi lập kênh video vào năm 2015, gia đình nhỏ đã thu hút 11 triệu lượt xem và 174.000 người theo dõi. Họ ghi lại mọi thứ từ cuộc sống hàng ngày, lễ Giáng sinh và thậm chí cả video sinh con.

Hai người cũng nuôi cừu, lợn, chó, mèo và gà. Căn nhà hoàn toàn không có điện lưới, cũng không có nước sinh hoạt.

{keywords}

Gia đình Tova có bảng điều khiển năng lượng mặt trời nhỏ và cục pin để sạc điện thoại hoặc máy ảnh để phục vụ việc sản xuất video.

“Chúng tôi đang tự làm khó mình vì có thể mua nhà ở nơi có điện. Nhưng giữ gìn fäbod này, cũng như bảo vệ các kỹ năng truyền thống là điều quan trọng với chúng tôi. Cảm giác thỏa mãn khi sống kiên cường cũng vậy”, Tova nói.

{keywords}
Đôi vợ chồng sống tự cung tự cấp 8 năm qua.

Nguồn nước duy nhất của gia đình là suối nước ngọt gần đó. Mùa hè, cả nhà cũng tắm ở đó. Nhà vệ sinh ở ngoài trời và gắn vào cạnh cabin. Việc vệ sinh cá nhân đôi khi gặp khó khăn, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng.

Tuy nhiên, bên trong cabin, không gian rất giản dị và ấm cúng. Mathia và Tova đã thêm sách, khung ảnh, cây cối và nến để trang trí.

Vì không có điện, gia đình sử dụng nến và đèn kerosine cũ để thắp sáng. Nguồn hơi ấm chính của họ đến từ lửa - thứ được thắp lên đầu tiên vào mỗi sáng.

{keywords}
Không gian ấm cúng trong căn nhà gỗ của Tova và Mathias.

Mùa đông rất khắc nghiệt khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ. Căn nhà của gia đình có thể bị bao phủ bởi tuyết dày. “Hiện tại, nhiệt độ bên ngoài khoảng âm 25 độ C, bên trong là 5-8 độ. Vào mùa đông, công việc nhiều và vất vả hơn”, Tova cho biết.

Khi trời trở lạnh, hai vợ chồng có thể cất đồ ngay trong tủ bếp sát sàn. Vào mùa hè, họ dự trữ hầu hết thức ăn trong 2 cái hố được đào trên mặt đất. Mùa đông, các hố này được sử dụng làm tủ đông.

Gia đình đang xây dựng hầm đất thay cho tủ lạnh. Đây cũng sẽ là nơi dự trữ pho mát cũ.

Vợ chồng trẻ tự làm hầu hết thức ăn. Trong khi Tova có thể làm pho mát thủ công, Mathias biết săn bắn, hun khói và lên men. Họ cũng phơi khô các loại thảo mộc tìm thấy trong rừng để sử dụng.

{keywords}

Tova và Mathias hiếm khi thấy cô đơn và không có kế hoạch rời căn nhà gỗ của mình sớm. Họ có danh sách dài dự án muốn hoàn thành trong vài năm tới, bao gồm xây dựng cabin lớn hơn, mở tiệm bán pho mát và phòng tắm hơi.

Cặp vợ chồng hy vọng có thể tiếp tục truyền cảm hứng để những người khác sống bền vững hơn.

Xem thêm video: Chàng trai chăn bò Bình Định: Sự nổi tiếng giúp tôi có thu nhập bất ngờ

Cặp vợ chồng Mỹ sống chật chội trong căn nhà 12m2

Cặp vợ chồng Mỹ sống chật chội trong căn nhà 12m2

Alexis Stephens và Christian Parsons phải thay phiên nhau vệ sinh cá nhân vào buổi sáng, ăn tối ngoài sân, ngủ trên gác xép và hiếm khi ở cách nhau trên 2m.

Theo Zing


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét