Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Đi làm về, vợ chồng trẻ hoảng hồn thấy ngôi mộ xuất hiện ngay trước cửa sổ

Vào một ngày mưa gió, sau khi đi làm về, vợ tôi mở cửa sổ thì thấy một ngôi mộ vừa đắp cỏ xuất hiện rất gần trong tầm mắt. Cô ấy hét toáng lên.

Vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2010. Sau 10 năm hôn nhân với biết bao cố gắng, chúng tôi mới mua được 1 căn hộ chung cư 3 phòng ngủ. 

Căn hộ có hướng đẹp, hợp với tuổi của hai vợ chồng và là tài sản lớn đầu tiên hai đứa được sở hữu. Vậy nên, suốt 1 năm chờ nhận bàn giao, hai vợ chồng cứ hồi hộp, thấp thỏm. 

Không ngờ, sau khi nhận nhà, về ở, niềm vui cứ mỗi ngày một tan biến. Tổ ấm ước mơ đã thành hiện thực nhưng lại khiến chúng tôi rơi vào tình trạng dở khóc dở cười.

{keywords}

Cạnh khu chung cư của chúng tôi có một nghĩa trang. Khi mua nhà, người tư vấn nói, nghĩa trang đó sắp được dời đi. Hiện tại, người mới mất không được đưa về đây để chôn nữa. 

Tôi nghĩ, mình chỉ cần sống tốt, ăn ở sạch sẽ thì kể cả nghĩa trang không được dời đi, việc sống gần những ngôi mộ cũ cũng không phải là vấn đề. Tuy nhiên, mọi chuyện không như tôi nghĩ. 

Vào một ngày mưa gió, sau khi đi làm về, vợ tôi mở cửa sổ thì bất ngờ thấy một ngôi mộ đắp cỏ xuất hiện rất gần trong tầm mắt. Cô ấy hét toáng lên, cả đêm không dám ngủ.

Sau hôm đó, vợ tôi không bao giờ mở cửa sổ. Cô ấy cũng không dám lại gần cánh cửa ấy nữa. Lúc nào, cô ấy cũng trách móc tôi về việc mua nhà mà không tìm hiểu kỹ dự án. 

Tôi nghe vợ than phiền nhiều, lại thấy nghĩa trang liên tục có người được mang đến chôn nên cũng bị ám ảnh.

Chưa hết, kể từ khi về đây sống, tôi thấy, các đám tang trong khu vực dường như không được đưa đến nhà tang lễ mà đều tổ chức ở nhà. 

Họ thuê kèn trống đánh từ sáng sớm tới tối khuya. Tiếng kèn ỉ ôi như bay theo hướng gió khiến những căn hộ ở trên cao như nhà chúng tôi 'lãnh đủ'. 

Tôi nghĩ, trong xã hội văn minh thì việc tổ chức đám tang cũng nên hướng tới sự văn minh. Đám tang nên được tổ chức ở nhà tang lễ, sau đó đưa đi hỏa thiêu. Việc tổ chức đám tang ở nhà, thuê kèn 'khóc' lóc ngày đêm sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến những người xung quanh. 

Thêm nữa là, ở nơi đất chật người đông như thành phố, việc đưa người mất đi chôn, đắp mộ cỏ, sau đó mấy năm lại phải bốc mộ (cải táng) vừa gây ảnh hưởng môi trường, vừa làm tốn diện tích đất, tốn kém tiền bạc và công sức của nhiều người. 

Không biết có ai gặp cảnh trớ trêu như nhà tôi và đồng tình với quan điểm của tôi không? 

Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: Bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!
Cụ ông Sài Gòn hơn 40 năm ăn ngủ cạnh hàng chục ngôi mộ

Cụ ông Sài Gòn hơn 40 năm ăn ngủ cạnh hàng chục ngôi mộ

 Chiếc giường ngủ của ông Mỹ đặt cạnh những ngôi mộ, ngăn cách nhau bởi một bức tường.  

Độc giả H.B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét