Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Đón tết Đoan ngọ với 5 món ngon từ thịt vịt

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ 5/5 âm lịch. Bạn có thể chiêu đãi gia đình bằng món vịt om sấu, nấu chao, khìa nước dừa...

{keywords}
Vịt nấu chao là sự kết hợp tinh tế của thịt vịt, thơm của chao, bùi ngậy của khoai môn cùng nhiều loại gia vị đặc trưng. Thịt vịt mua về được sơ chế thật sạch với rượu, gừng đập dập để khử mùi tanh, chặt miếng vừa ăn, ướp cùng chao đỏ, chao trắng, đường, hạt nêm, hành tím cho thấm gia vị. Bạn cắt khoai môn thành miếng vuông, chiên cháy cạnh trên chảo dầu nóng. Rau muống bạn lấy phần non, ngâm nước muối 15 phút, để ráo. Ảnh: Linhlikesstreetfood.
{keywords}
Sau khi xào săn thịt vịt tầm 5 phút, bạn đổ nước dừa xiêm vào nồi, đun tiếp 15 phút cho thịt chín mềm. Tiếp đó, bạn cho tiếp phần khoai môn chiên vào cùng, nêm nếm lại gia vị cho nồi nước dùng rồi tắt bếp. Món này ăn kèm với bún hoặc cơm, rau muống hoặc rau sống và nước chấm chao. Ảnh: Foodycantho.
{keywords}
Vịt nướng chao là món khai vị kích thích vị giác, thường thấy trong các bàn tiệc. Để làm món này, bạn cần chuẩn bị một con vịt, chao trắng, hành tím, chanh, gừng, các gia vị cơ bản. Đầu tiên, bạn chặt vịt thành từng miếng to, ướp cùng nước cốt chanh, đường, dầu điều, sa tế, bột ngọt, hạt nêm. Thịt vịt sẽ thơm và dậy mùi nếu được nướng trên bếp than hoa. Trong quá trình nướng, bạn nên trở đều tay để thịt chín đều, tránh cháy xém. Sau khoảng 20 phút, thịt chuyển sang màu vàng sẫm, là lúc bạn có thể thưởng thức. Ảnh: David_truong_phan.
{keywords}
Vịt om sấu là món ăn đặc trưng của miền Bắc, được nhiều gia đình ưa thích trong ngày hè nóng bức. Vị chua thanh của sấu kết hợp với thịt vịt béo ngậy, mềm thơm, tạo ra món ăn lạ miệng. Vịt sau khi được xào săn, ngấm gia vị, bạn cho nước dừa, sấu tươi vào om trong khoảng 20 phút. Khi thịt vịt chín mềm, bạn thêm khoai sọ, dầm sấu, nêm nếm gia vị vừa ăn. Mùi tàu, rau ngổ giúp món ăn đẹp mắt, nhiều mùi vị hơn. Ảnh: Shintaro_sakata.
{keywords}
Vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng với lớp da mỏng, giòn tan nơi đầu lưỡi, thịt vịt thấm đẫm gia vị và nước chấm đậm đà. Vịt được chọn là loại to, béo, da mỏng. Sau khi vịt được làm sạch kĩ càng, bạn bơm căng không khí vào dưới lớp da vịt, nhồi hỗn hợp gia vị như mạch nha, mật ong, ngũ vị hương vào phần bụng, sau đó khâu kín để gia vị thấm vào từng thớ thịt. Vịt được ướp từ 2-3h, sau đó bạn cho vào lò quay đến khi chín vàng, giòn rụm là có thể thưởng thức. Ảnh: Foodyquangninh.
{keywords}
Cháo vịt là món ăn phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cháo gạo được nấu từ nước luộc vịt nên có vị ngọt, béo tự nhiên. Cháo thường được ăn kèm với hành phi, huyết, thịt vịt xé, hành lá... Nước mắm gừng là gia vị không thể thiếu của cháo vịt, tạo cân bằng trong món ăn có tính mát. Ảnh: Nami_tran.mytien1306.
{keywords}
Gỏi vịt là món ăn thanh mát, chống ngấy trong những ngày hè này. Thịt vịt được xé sợi vừa ăn, sau đó, bạn thêm các nguyên liệu như hành tây, rau răm, cà rốt bào sợi, ớt sừng, hành phi, đậu phộng rang. Nước trộn gỏi thường là nước mắm gừng, được pha chua, ngọt, cay nồng vừa phải. Ảnh: Brodardrestaurant, emerald159.
Bài cúng tết Đoan ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng tết Đoan ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam. VietNamNet xin giới thiệu tới độc giả bài cúng tết Đoan ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Theo Zing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét