Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

8X chinh phục 8 ngọn núi trong 18 ngày, cộng đồng leo núi nể phục

Hành trình chinh phục 8 ngọn núi trong vòng 18 ngày của anh Phan Duy Linh được cộng đồng đam mê leo núi thán phục.

{keywords}
Anh Phan Duy Linh - người đam mê chinh phục các đỉnh núi. 

Trước khi thực hiện hành trình leo 8 ngọn núi phía Bắc trong vòng 18 ngày, anh Phan Duy Linh (sinh năm 1981) đã hoàn thành chặng đua marathon đường núi với tổng quãng đường 85km được tổ chức ở Sapa, Lào Cai. Chuyến đi của anh được cộng đồng những người đam mê leo núi thán phục.

Người đàn ông đến từ TP.HCM cho biết, anh yêu thích những hoạt động mang tính khám phá từ khi còn học đại học. Nhưng lúc đó anh không có điều kiện tham gia, mãi đến năm 2012, anh mới thực hiện chuyến đi đầu tiên.

“Chuyến đi đó để lại cho tôi những cảm xúc quá tuyệt vời. Thế là từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu thông tin về những ngọn núi và lên kế hoạch leo. Ban đầu, tôi đi những nơi gần trước, sau đó đến những địa điểm xa hơn”.

Anh đã từng leo rất nhiều ngọn núi ở dãy Trường Sơn như Phuxailaileng (2711m, cao nhất tỉnh Nghệ An, cũng như cao nhất dãy Trường Sơn), đỉnh Ngọc Linh (2598m, cao nhất tỉnh Kontum), đỉnh Chư Yan Sin (2442m, cao nhất tỉnh Đắk Lắk), đỉnh Bidoup (2287m, cao nhất Lâm Đồng), đỉnh Tà Đùng (1982m, cao nhất tỉnh Đắc Nông)…

Trước khi “dấn thân” vào việc chinh phục các đỉnh núi, anh Linh cũng thường xuyên tham gia các hoạt động chạy bộ. Ban đầu, anh chỉ chạy khoảng 4-5km/ lần. Dần dần, chạy bộ trở thành môn thể thao chính của anh.

{keywords}
Anh Linh chinh phục đỉnh núi Pu Si Lung (3.083m) thuộc tỉnh Lai Châu.

Hành trình leo 8 ngọn núi phía Bắc đã được anh lên kế hoạch để thoả mãn “cơn thèm núi”. “Vì trong khoảng 2 năm trở lại đây, tôi không thể sắp xếp được thời gian do công việc quá bận rộn”.

Đây cũng là lần đầu tiên anh có một chuyến leo núi dài đến vậy, trước đây chỉ là những hành trình đơn lẻ, nhiều nhất là gói gọn trong 4 ngày.

Tám ngọn núi mà anh lựa chọn cho chuyến chinh phục hồi tháng 12 năm nay gồm có: Ngũ Chỉ Sơn (2.858m), Tả Liên Sơn (2.993m), Phu Ta Leng (3.049m), Chung Nhía Vũ (2.918m), U Thái San (2.998m), Bạch Mộc Lương (2.967m), Pu Si Lung (3.083m), Nhìu Cồ San (2.965m).

Để có một chuyến đi thành công và nhiều trải nghiệm, anh Linh đã phải chuẩn bị kỹ càng mọi thứ, từ thể lực, thông tin, cũng như các trang thiết bị và ngân sách.

Yếu tố tiên quyết là thể lực. Anh cho biết: “Bạn có thể luyện tập bằng cách đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, thêm những động tác bổ trợ đơn giản như gập gối, squat…”.

Yếu tố quan trọng thứ 2 là thông tin về ngọn núi, gồm có vị trí, khoảng cách lộ trình, độ cao phải leo, địa hình, tracklog của những người đã đi trước đó hoặc tạo một tracklog trước để định hướng...

{keywords}
Uống nước suối trên đường từ đỉnh Phu Ta Leng xuống Trung Lèng Hồ (Lào Cai).

Các trang thiết bị cần thiết gồm có: balo, lều, túi ngủ, dụng cụ nấu ăn, các trang thiết bị khác. Ngoài ra, người leo núi cũng cần chuẩn bị thêm các loại thực phẩm bổ sung: vitamin C dạng sủi, thanh năng lượng, sô-cô-la, hạt sấy… “Trước khi đi, bạn cần đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng phó, cần thông báo lịch trình cho người thân, số điện thoại của cứu hộ”.

“Đặc biệt, tinh thần và ý chí cũng là một yếu tố quan trọng cho hành trình leo núi” - anh Linh chia sẻ.

Trong hành trình lần này, anh được trải nghiệm 3 lần băng ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn giữa Lai Châu và Lào Cai, khám phá cung đường mới để lên đỉnh Pu Si Lung - ngọn núi cao thứ 2 của Việt Nam. Anh đánh giá, đây là hành trình tuyệt vời nhất cho chuyến đi này.

“Núi ở đâu cũng có cái hay và cái thú vị riêng. Dãy Trường Sơn địa hình chủ yếu là rừng rậm, độ ẩm cao và nắng nóng, không có nhiều điểm để ngắm toàn cảnh.

Những đỉnh núi cao nhất của Việt Nam đều thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh tạo ra nhiều vách đá cao và thung lũng sâu, dốc gắt và dài, thời tiết cũng thay đổi liên tục. Có lúc bạn đi dưới bóng râm mát của những tán cây to, rồi nắng rát da ở những đồi trọc, có lúc phải đi trong mây mù huyền ảo và ma mị. Khi qua được tầng mây ở độ cao từ 2000m đến 2800m thì bạn như bước vào một nơi hoàn toàn khác, nơi của mây và núi. Chúng hòa quyện vào nhau tạo ra một không gian thật bao la và hùng vĩ”.

{keywords}
"Porter" Khệ Phong - người đã đồng hành cùng anh Linh nhiều nhất trong hành trình chinh phục 8 ngọn núi phía Bắc.

Trong chuyến đi lần này, anh Linh đồng hành cùng nhiều “porter” (người dẫn đường). Tuy nhiên, người trải nghiệm nhiều nhất cùng anh là Khệ Phong, người Dao ở xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

“Lần gặp nhau đầu tiên của tôi và Khệ khá đặc biệt, đó là hẹn gặp nhau trên đỉnh núi Chung Nhía Vũ. Lúc lên đỉnh, tôi đi cùng một porter khác, sau đó porter này quay về. Còn tôi và Khệ tiếp tục đi lên một đỉnh núi khác cách đó 2km đường chim bay, đó là đỉnh Bạch Mộc Lương”.

“Tôi đi cùng Khệ Phong qua 4 đỉnh núi và 1 lần băng ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn - đó là hành trình đi theo con đường đá cổ Pavie từ bản Sàng Ma Pho (Lai Châu) đến bản Nhìu Cồ San (Lào Cai). Thực ra kế hoạch của tôi là sẽ đi cùng một porter ngay bản Sàng Ma Pho vì tôi có thói quen là đi đến chỗ nào thì sẽ liên hệ porter ngay tại đó”.

“Nhưng Khệ Phong nói với tôi là có ước muốn đi đường Pavie một lần cho biết mà chưa có cơ hội để đi. Vì Khệ chưa biết đường nên tôi cũng đắn đo và suy nghĩ”.

“Sau 30 phút đánh giá rủi ro và nghiên cứu phương án, tôi ghé một tiệm in ấn dùng máy tính chỉnh lại tracklog, nạp vào điện thoại và đồng hồ GPS. Sau khi kiểm tra và thử lại nhiều lần để chắc chắn nó hoạt động tốt thì tôi quyết định hiện thực hóa ước muốn của Khệ Phong - hai anh em sẽ tự mò đường. Kinh nghiệm đi rừng của Khệ Phong và đồng hồ hỗ trợ định vị GPS của tôi đã giúp chúng tôi hoàn thành chặng đường một cách xuất sắc”.

{keywords}
"Tinh thần và ý chí là một yếu tố quan trọng cho hành trình leo núi” - anh Linh cho biết.
{keywords}
"Leo núi giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn của cuộc sống thường ngày".

Chia sẻ về kế hoạch chinh phục những đỉnh núi tiếp theo, anh Linh cho biết, anh dự định sẽ leo tiếp các đỉnh như: Núi Cón (Sơn La), Xi Giơ Pao (Lào Cai), Rào Cỏ (Hà Tĩnh), Làng Cung (Yên Bái) - những ngọn núi hầu như chưa có khách du lịch nào đặt chân đến.

Khi được hỏi việc chinh phục những ngọn núi mang lại cho anh cảm xúc gì, người đàn ông này chia sẻ: “Sau những ngày bận rộn với công việc mà được đi leo núi là một điều hết sức tuyệt vời - tâm trí hoàn toàn được thư giãn và nhẹ nhàng. Leo núi còn giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn của cuộc sống thường ngày. Đôi khi trong hành trình leo núi, tôi cũng có thêm được những giải pháp tốt hơn cho công việc”.

Giải mã bí ẩn cái chết của 9 nhà leo núi trong tình trạng khoả thân

Giải mã bí ẩn cái chết của 9 nhà leo núi trong tình trạng khoả thân

Sau 61 năm, cuối cùng nguyên nhân cái chết bí ẩn của 9 nhà leo núi đã được giải đáp.  

Nguyễn Thảo

Ảnh: NVCC     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét