Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Hẹn ăn trưa tập 288: Người đàn ông U40 tìm bạn gái 'trinh tiết' để có sự nghiệp gây xôn xao

Mang theo một cuốn sách “tâm thư bí truyền”, anh Lộc cho biết, sách dạy rằng phải tìm một người phụ nữ còn trinh tiết thì anh mới có sự nghiệp.

{keywords}
Anh Nguyễn Văn Lộc, 39 tuổi, quê Đắk Lắk, làm nghề xây dựng đưa ra mẫu người yêu lý tưởng khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Xuất hiện trong Hẹn ăn trưa tập 288, anh Nguyễn Văn Lộc, 39 tuổi, làm nghề xây dựng mang theo một cuốn sách mà anh gọi là “tâm thư bí truyền”. Anh Lộc giải thích, cuốn sách này do Liễu Hạnh công chúa để lại sau khi mất, lưu lạc ở Hà Tĩnh và được anh xin về. Anh Lộc một mực muốn tìm một người phụ nữ như sách “dạy” để cùng mình xây dựng sự nghiệp. “Nếu làm đúng theo tâm thư bí truyền này thì bà (Liễu Hạnh công chúa) sẽ giáng xuống cho sự nghiệp” - anh nói.

Tiêu chí đầu tiên của người phụ nữ như sách dạy là “phải trong sáng”, tức là phải còn trinh tiết tuyệt đối. “Trong này người ta yêu cầu như thế” - anh Lộc chỉ vào cuốn sách nhắc đi nhắc lại câu nói này.

Ngoài ra, anh Lộc còn đưa ra một số tiêu chí khác như: hai bên tương đồng, khoẻ mạnh, hoà đồng. Anh cho biết, anh đã trải qua một vài mối tình, mỗi cuộc tình kéo dài vài năm nhưng không có duyên thành vợ chồng.

MC Cát Tường tỏ ra khá ngạc nhiên trước yêu cầu từ phía anh Lộc, tuy nhiên vẫn cẩn thận thăm dò hoàn cảnh và thái độ phía cô gái.

Lỗ Kim Bửu, 39 tuổi, sống ở TP.HCM cho biết cô hiện sống một mình và làm nghề nhân viên giao hàng. Kim Bửu có hoàn cảnh gia đình kém may mắn: mẹ tắt thở khi cô còn trong bụng mẹ, phải mổ để lấy cô ra, ba qua đời lúc cô 9 tháng tuổi. Cô sống cùng bà nội và 3 anh trai.

Rồi bà nội cô cũng qua đời năm cô 9-10 tuổi. Kim Bửu và các anh phải đi làm thuê, ai sai gì làm đấy. Nhưng số phận còn nghiệt ngã hơn khi các anh cô đều lần lượt qua đời ở tuổi hơn 30. Từ đó đến nay cô sống một mình và chỉ tập trung vào công việc, không nghĩ tới chuyện lập gia đình, thậm chí chưa từng yêu ai.

“Em không  yêu ai. Khổ quá yêu gì nữa. Mình muốn được như người ta thì phải nỗ lực” - Kim Bửu chia sẻ với MC Cát Tường.

Nói về ngoại hình mập mạp của mình, người phụ nữ này cũng thật thà giải thích: “Hồi nhỏ, em từng phải nhịn đói nên sợ đói lắm. Sau lớn có bao nhiêu cũng ăn hết, ăn để chừa cho ngày hôm sau luôn”.

Kim Bửu tự nhận mình “ham ăn”, không nghĩ đến chuyện mập, ốm. Cô cũng thú nhận nhiều người thấy tướng cô giống đàn ông, cũng nghi ngờ và dò hỏi giới tính của mình. Cô chỉ trả lời “tôi có cả đàn ông lẫn đàn bà”. Nhưng đến tuổi này, cô chỉ mong có một gia đình riêng để yêu thương, chia sẻ.

{keywords}
Số phận kém may mắn của chị Kim Bửu khiến nhiều người thương cảm.

Người phụ nữ chưa một mối tình vắt vai này cũng chia sẻ về mẫu người đàn ông lý tưởng: “Em sao cũng được, lớn hơn em 10 tuổi cũng được, chỉ cần hiểu và thương em”. Cô cũng thổ lộ rằng: “Em mập thế này nên cũng thích người mập. Chắc người ốm họ không thích em”.

Khi MC Cát Tường ướm hỏi Kim Bửu về tiêu chí “trinh tiết tuyệt đối” của bạn trai, cô trả lời: “Em không khẳng định được, vì hồi còn nhỏ gặp tai nạn, chảy máu”.

Nghe đến chi tiết này, anh Lộc nói rằng, trường hợp này nên “để người ta xuống cho an toàn”. Anh Lộc sợ rằng, nếu chị Kim Bửu nói sai thì ảnh hưởng tới sự nghiệp của anh, “ai sẽ chịu trách nhiệm?”.

{keywords}
Việc anh Lộc yêu cầu "trinh tiết tuyệt đối" khiến cặp đôi không đến được với nhau. 

Sau phần chia sẻ của cả 2 bên, MC Cát Tường mở cửa trái tim để 2 người được nhìn mặt nhau. Nhưng ngay khi nhìn thấy mặt bạn gái, anh Lộc đã thẳng thắn chia sẻ rằng: “Nghe xong câu chuyện đã thấy không hợp rồi, không đúng người lý tưởng của anh”.

Còn chị Kim Bửu cũng nói rằng, anh Lộc chỉ chăm chăm tôn sùng cuốn sách thì rất khó gặp nhau.

Thất vọng về đối tượng được ghép đôi, anh Lộc thậm chí còn nói đùa rằng “Cát Tường cầm hoa về luôn đi”.

Sau màn se duyên bất thành, anh Lộc bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội. Nhiều người nhận xét anh vô duyên, cổ hủ, thiếu tôn trọng đối phương.

Trong khi đó, nhiều người cảm thương cho số phận của chị Kim Bửu và cho rằng chị xứng đáng có một người yêu thương thật lòng. Nhận xét về chị Bửu, một người xem viết: “Chị dễ thương lắm. Chúc chị sớm tìm được một nửa của mình”.

Đăng Dương

Phía sau việc cô gái chia tay vì chê bạn trai không còn là... trai tân

Phía sau việc cô gái chia tay vì chê bạn trai không còn là... trai tân

Tìm hiểu nhau một thời gian, có tình cảm nhưng cuối cùng Hồng từ chối tiến xa hơn trong mối quan hệ với Thành với lý do anh không còn là... trai tân. Nhưng thực tế chỉ người trong cuộc mới hiểu.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi

Câu chuyện tình yêu của MC Hà Thanh Vân - Top 15 Hoa hậu Việt Nam năm 2018 bắt đầu bằng sự dè chừng, cô 2 lần từ chối nam doanh nhân hơn 12 tuổi dù anh "tấn công" mạnh mẽ.

Mới đây, Hà Thanh Vân công khai hình ảnh đi đăng ký kết hôn cùng chồng sắp cưới - anh Nguyễn Tuấn Việt. Nữ MC xinh đẹp sinh năm 1993 viết trên trang cá nhân: "Chính thức trở thành vợ người ta. Một hành trình mới bắt đầu".

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 1

Hà Thanh Vân và chồng sắp cưới Nguyễn Tuấn Việt (Ảnh: NVCC).

Hà Thanh Vân được biết đến là một MC. Cô nổi tiếng khi tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018, người đẹp dân tộc Tày đã lọt Top 15.

Trước đó, Thanh Vân từng lọt vào vòng chung kết Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2012. Á khôi Ngoại thương Hà Nội 2013. Khi còn là sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Thanh Vân từng sang Mỹ du học theo chương trình liên kết giữa Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Colorado State.

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 2

MC Hà Thanh Vân trong một chương trình của VTV (Ảnh: NVCC).

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 3

Thanh Vân cho biết, là kiểu người ưa sự an toàn, cả 2 luôn cùng nhau bàn bạc mọi kế hoạch, nên màn cầu hôn của 2 người không có gì bất ngờ, thay vào đó là sự chuẩn bị kĩ càng, sẵn sàng cho một hành trình mới.

Khoảng 2 năm trước, Thanh Vân và Tuấn Việt quen nhau qua một nhóm bạn. Thanh Vân bắt đầu bằng sự dè chừng:

"Ban đầu, anh Việt làm quen khi mình chưa sẵn sàng, anh còn tiếp cận và "tấn công" mình khá mạnh mẽ khiến mình dè chừng", Thanh Vân nói.

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 4

Thanh Vân cho biết, dù kém chồng sắp cưới 12 tuổi, nhưng cách biệt tuổi tác không phải vấn đề (Ảnh: NVCC).

Sau 2 lần bị từ chối, anh Việt vẫn kiên trì theo đuổi và âm thầm quan tâm. Anh nhờ bạn bè hỗ trợ Vân trong cuộc sống. Thông qua bạn bè để tạo ra những cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị với Vân. Chàng doanh nhân dành thời gian làm đồ handmade, tặng hoa, viết thư tay…

"Đặc biệt, chữ của anh rất đẹp khiến mình ấn tượng. Mưa dầm thấm lâu. Dần dà mình cũng bị "cưa đổ". Về sau mình mới biết, sự tình cờ gặp và quen nhau trong nhóm bạn đó cũng nhờ sắp xếp có chủ ý của anh Việt", Thanh Vân nói.

"Anh Việt là người làm kinh doanh nên thường xuyên cập nhật cái mới. Anh sống trẻ, hiện đại và yêu cái đẹp, một phần do trước đây anh từng học về kiến trúc. Sự từng trải, kinh nghiệm sống của anh cũng là những điều mình được tận hưởng", Vân tâm sự.

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 5

Kỉ niệm đáng nhớ nhất trong tình yêu của Thanh Vân, không phải về người chồng sắp cưới, mà là mẹ chồng tương lai.

"Thời điểm này năm ngoái cũng là sinh nhật mình, thật bất ngờ khi được mẹ chồng tương lai tặng chiếc bánh sinh nhật có dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật gái yêu". Mẹ thường xuyên nhắn tin rất tình cảm với mình, không quên gửi cả icon. Lấy chồng lại được mẹ chồng như ý thì còn gì bằng", Thanh Vân hạnh phúc kể lại.

Anh Việt là người kĩ tính, đôi khi nóng tính. Đã đôi lần Thanh Vân phải góp ý thẳng thắn. "Thỉnh thoảng cũng đùa rằng, anh khó tính thế thì ế dài. Sau mấy lần bị dọa, anh đã điều chỉnh theo hướng tích cực hơn".

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 6

"Theo mình, tình yêu cần dựa trên sự phù hợp và tình cảm chân thành. Khi yêu nhau, mình không chỉ coi đối phương như người yêu, mà phải thấu hiểu như người bạn tri kỉ. Để tình yêu bền vững thì cần hòa hợp về cảm xúc, tinh thần và vật chất", Thanh Vân khẳng định.

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 7

Cả 2 đều tôn trọng tính chất công việc bận rộn của nhau, có không gian riêng mỗi khi làm việc. Cuối tuần là khoảng thời gian ưu tiên dành cho nhau. Có thể là cùng thưởng thức một bát phở sáng ở Hà Nội, ngồi tán gẫu với bạn bè, thỉnh thoảng đi du lịch xa.

Chuyện tình yêu của MC - Top 15 Hoa hậu Việt Nam và doanh nhân hơn 12 tuổi - 8

Hiện tại, Tuấn Việt và Thanh Vân chưa có kế hoạch cụ thể cho đám cưới vì tình tình dịch bệnh, một số công việc trong năm chưa hoàn thành (Ảnh: NVCC).

Theo Dân Trí

Chuyện tình đẹp của cô gái mắc bệnh tim và chàng trai ung thư

Chuyện tình đẹp của cô gái mắc bệnh tim và chàng trai ung thư

Trong sinh nhật thứ 27 cũng là tròn 49 ngày Nam qua đời, Ly mang bánh kem đến bên mộ bạn trai cùng lời nhắn nhủ nghẹn ngào. Chuyện tình của họ lấy đi nước mắt nhiều người.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Chị chồng đòi vay 300 triệu, tôi giả danh chồng từ chối thì 'vỡ tim' đọc tin đáp lại

Sau khi biết bí mật ấy, tôi mới hiểu tại sao chồng luôn nhân nhượng khi chị chồng yêu sách này nọ và vay tiền không trả.

Từ trước đám cưới chị chồng đã hay vay tiền của chồng tôi. Tưởng rằng khi anh có vợ thì chị ấy sẽ biết ý, ai ngờ chị còn vay mượn thường xuyên hơn và tất nhiên là chẳng bao giờ trả lại. Nếu có vay có trả, chỗ anh em ruột thịt thì tôi chẳng bao giờ phàn nàn, ca thán.

Vợ chồng tôi cưới nhau được 3 năm rồi, con trai đầu lòng mới lên 1 tuổi. Thu nhập hai vợ chồng không cao, nuôi thêm một đứa con nhỏ, đồng thời vẫn phải chu cấp ít nhiều cho bố mẹ chồng, cuộc sống của chúng tôi làm gì được dư giả.

Chị chồng và anh rể không hề nghèo khổ nhưng chẳng hiểu sao vẫn liên tục vay tiền chồng tôi, khi thì bắn vào thẻ ATM vài trăm nghìn đến cả vài triệu. Có lúc còn còn vay chồng tôi hẳn 15 triệu mua máy tính cho con anh chị ấy.

Nhiều lần quá, tôi bực bội mắng chồng thì anh cáu ầm lên bảo tôi tính toán chi li quá, anh em trong nhà đi đâu mà thiệt khiến tôi ấm ức vô cùng.

{keywords}

Hôm vừa rồi, chị chồng lại nhắn tin cho em trai đòi vay hẳn 300 triệu để mua nhà. Nhà tôi vẫn còn đi thuê, hơn nữa tiền tiết kiệm cũng chẳng đủ 300 triệu, chị chồng biết thừa hoàn cảnh của em trai nhưng vẫn đòi vay từng ấy tiền. Giọng điệu cũng vô cùng đáng ghét, tựa như chồng tôi phải có nghĩa vụ cho chị ấy vay tiền vậy!

Lúc đó anh đang ra ngoài và để điện thoại ở nhà, tôi cầm điện thoại của chồng giả danh anh nhắn tin lại: "Vợ chồng em khó khăn thế nào, chị thừa biết mà còn đưa ra yêu cầu như vậy. Chị không thương vợ chồng em thì cũng phải thương cháu chị mới tròn 1 tuổi chứ. Em không muốn tình chị em sứt mẻ nhưng nếu chị còn vô lý đến thế thì em cũng không nể nang nữa đâu".

Tôi cứ nghĩ sau lời từ chối có phần gay gắt ấy thì chị chồng sẽ biết xấu hổ mà thay đổi. Không thể ngờ nổi, một lúc sau tôi nhận được tin nhắn trả lời, nhìn những dòng chữ như nhảy múa trước mắt mà tôi run rẩy phát hiện ra một bí mật chồng che giấu mình nhiều năm nay.

"Bảy năm nay chị nuôi con cho em, bao cực nhọc, vất vả, từng ấy tiền làm sao có thể bù đắp được? Nó là cháu ruột chị, chị cũng thật lòng yêu thương và chăm sóc cho nó chu đáo nhưng vẫn phải có thực mới vực được đạo. Lần này vợ chồng chị mua nhà, có nhà riêng rộng rãi thì con em cũng được sống thoải mái. Nó có tên trong hộ khẩu nhà chị, sau này căn nhà ấy cũng sẽ có một phần của nó em không phải lo", chị chồng nhắn lại như vậy.

Chị chồng tôi có ba đứa con, đứa thứ nhất 11 tuổi, đứa thứ hai 7 tuổi và đứa thứ 3 mới lên 4 tuổi. Trước đây tôi vẫn thắc mắc đứa con trai thứ hai của anh chị không giống bố mẹ cho lắm. Bây giờ thì tôi đã biết được nguyên do, bởi đứa trẻ ấy chỉ là cháu của chị ấy mà thôi!

Khi chồng về, tôi mang chuyện chất vấn thì chồng đành phải cúi đầu thừa nhận. Anh bảo đứa bé ấy là kết quả của một cuộc tình chớp nhoáng mà anh không hề có ý định gì cưới cô ta. Khi cô ta vác bụng bầu tới bắt anh phải chịu trách nhiệm, anh kiên quyết không cưới vì không muốn chôn mình vào một cuộc hôn nhân với người phụ nữ không yêu. 

Anh bảo cô ta cứ sinh con ra, anh sẽ nuôi để cô ta đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng khi đón đứa bé về thì gia đình chồng quyết định đưa cho chị chồng tôi nuôi đứa bé ấy, để nó mang danh nghĩa là con của anh chị. Mục đích cho chồng tôi không bị mang tiếng và gia đình chồng cũng giữ được sĩ diện. Ngoài ra thì anh là đàn ông cũng không giỏi trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.

Sau khi biết bí mật ấy, tôi mới hiểu tại sao chồng luôn nhân nhượng khi chị chồng yêu sách này nọ và vay tiền không trả. Nếu tôi không đọc được tin nhắn này, có lẽ anh sẽ lén lút xoay sở 300 triệu đưa cho chị chồng mua nhà.

Chồng cầu xin tôi hãy coi như không biết chuyện đó, cứ sống bình thường như trước đây. Bởi vì ngoài chuyện chu cấp tiền thì đứa bé ấy cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng tôi cả, nó thậm chí còn không biết anh là bố ruột. Nó sống với chị chồng tôi cũng rất tốt, không hề bị thiếu thốn gì.

Tôi không muốn ly hôn bởi chuyện đó là quá khứ của chồng chứ anh không thể phản bội tôi. Vậy nhưng hiện tại mỗi lần nhìn đứa bé ấy thì lòng tôi lại rối bời không yên, tôi phải làm thế nào đây?

Theo Gia đình và Xã Hội

Chồng đuổi vợ khỏi nhà vì 'tiêu sạch 30 triệu đồng mỗi tháng'

Chồng đuổi vợ khỏi nhà vì 'tiêu sạch 30 triệu đồng mỗi tháng'

Vợ vừa bế con đi được một lúc thì tôi nghe được tiếng chuông điện thoại trong phòng ngủ. Hóa ra cô ấy để quên điện thoại không mang theo. Tôi kiểm tra thì giật mình khi nhìn nhìn thấy trên màn hình hiện lên hai chữ “chị chồng”.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Bi kịch của 3 bé gái bị trao nhầm

Bị trao nhầm sau khi chào đời tại bệnh viện ở Malaysia, 3 đứa trẻ, trong đó có một cặp song sinh, đã phải trải qua nhiều khó khăn mới tìm về được với gia đình thực sự của mình.

19 năm qua, hai chị em Adryani Iwani và Adryana Iwani (Malaysia) được những người xung quanh tin là một cặp sinh đôi khác trứng vì ngoại hình không có điểm nào giống nhau. Mối quan hệ sinh học thực sự của họ chỉ được phát hiện sau cuộc xét nghiệm ADN được tiến hành vào tháng 9/2020.

Adryani Iwani kể với Bernama rằng sự thật hé lộ trong một lần cô tham gia trại hè dành cho sinh viên.

"Một số sinh viên tôi gặp ở đó ngạc nhiên và nói rằng tôi trông giống một người bạn của họ có tên Noratirah. Họ còn gửi cho tôi trang Instagram của Noratirah. Cả tôi và chị Adryana Iwani đều thấy rằng tôi rất giống cô ấy", cô nhớ lại.

trao doi con khi sinh anh 1

Lần lượt từ trái sang là Adryani Iwani, Adryana Iwani và Noratirah. Ảnh: Bernama.

Tuy nhiên, khi Adryani Iwani kể chuyện này với mẹ mình thì bà gạt đi, cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp.

Adryani Iwani và Noratirah có duyên gặp nhau lần đầu tiên tại lễ hội hóa trang được tổ chức tại một siêu thị ở Kota Bharu vào tháng 3/2019. Cả hai sửng sốt khi thấy đối phương quá giống mình.

"Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau, không nói nên lời".

Tháng 8/2020, Adryani Iwani đăng ảnh kỷ niệm sinh nhật lên Instagram, bạn bè phát hiện cô và Noratirah có cùng ngày sinh.

"Noratirah sau đó đã nhắn tin với tôi. Từ đó chúng tôi trao đổi và nhận ra nhiều điểm giống nhau, không thể chỉ coi đó là trùng hợp. Vì vậy chúng tôi quyết định đi xét nghiệm ADN".

Sau khi thảo luận vấn đề với gia đình cả hai bên, họ đã đồng ý tiến hành xét nghiệm ADN tại Universiti Sains Malaysia (HUSM). Mẫu máu của mẹ Adryani Iwani, bà Siti Aminah Ismail, và ông Husin Omar - cha của Noratirah - cũng được đưa đi phân tích.

"Kết quả cho thấy 99% tôi và Noratirah là chị em sinh đôi. Xét nghiệm cũng chỉ ra chị tôi, Adryana Iwani, là con ruột của ông Husin Omar và bà Ramah Isa (đã mất vào năm 2018)", Adryani nói.

trao doi con khi sinh anh 2

3 cô gái tìm ra thân phận thật của mình sau 19 năm. Ảnh: Bernama.

Ayu Haryani (42 tuổi), chị cả trong gia đình của cặp song sinh, cho biết dựa theo giấy khai sinh, Noratirah, Adryana Iwani và Adryani Iwani lần lượt sinh vào 1h14 phút, 1h27 phút và 1h34 phút sáng 19/8/2001.

Ban đầu, bà Siti Aminah Ismail miễn cưỡng chấp nhận kết quả xét nghiệm ADN và sự việc không được tiết lộ ra ngoài vì sợ ảnh hưởng tâm lý các con, đặc biệt là Adryana.

Ayu Haryani nói rằng dù kết quả thế nào, gia đình cô vẫn coi Adryana Iwani như chị em ruột và muốn cô ở lại.

"Cha ruột của Adryana Iwani đã qua đời sau khi biết kết quả xét nghiệm được 2 tháng. Noratirah đã chuyển đến sống cùng gia đình tôi", Ayu Haryani cho biết.

Theo Zing

Bi kịch của cuộc đoàn tụ gia đình sau 15 năm con trai bị bắt cóc

Bi kịch của cuộc đoàn tụ gia đình sau 15 năm con trai bị bắt cóc

Khi cậu bé Shen Cong bị bắt cóc, cha cậu đã mải miết đi tìm con trai suốt 15 năm. Cậu bé được tìm thấy vào tháng 3 năm ngoái nhưng gia đình cậu lại đang chìm trong nợ nần.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Ân tình Quảng Bình: Hàng tấn cá biển gửi vào tâm dịch Covid-19 tại TP.HCM

Khoảng 4 tấn cá sẽ được người dân Quảng Bình gửi vào để hỗ trợ các lao động nghèo, công nhân thất nghiệp, người ở khu cách ly… tại TP.HCM.

5 giờ sáng ngày 30/6, những thành viên của Câu lạc bộ Du lịch Quảng Bình í ới gọi nhau đến chợ cá Nhân Trạch - chợ hải sản lớn nhất ở địa phương. Họ bắt đầu thu mua cá tươi vừa được các ngư dân chuyển lên bờ sau một đêm đi đánh bắt.

Sau khi thu mua, những thành viên tiếp tục vận chuyển đến kho đông lạnh để sơ chế, đóng gói số cá. Việc thu mua, đóng gói kéo dài đến tận trưa.

{keywords}
{keywords}
Thu mua cá ngay tại thuyền.

Chị Trần Thị Thùy Dung, Chủ nhiệm CLB Du lịch Quảng Bình cho biết, chiến dịch gom cá tặng người TP.HCM bắt đầu từ chiều ngày 28/6. “Hiện tại, ở TP.HCM do dịch bệnh, nhiều người lao động mất việc, giảm thu nhập, những bữa ăn hằng ngày cũng gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Quảng Bình cũng như các tỉnh miền Trung bị lũ lụt tàn phá đã nhận được sự hỗ trợ của người dân cả nước. Vì vậy người dân ở mảnh đất này muốn làm một việc gì đó để cảm ơn những ân tình mà họ nhận được”, chị nói.

Chị Dung cũng chia sẻ thêm Quảng Bình là miền biển, đặc sản mùa này là cá nục - món hải sản tươi, ngon, nhiều dưỡng chất, giá cả lại phải chăng. Vì vậy nhóm chị đã quyết định chọn loại cá này để gửi tặng người dân TP.HCM.

{keywords}
{keywords}
Hàng tấn cá được cấp đông để đảm bảo tươi ngon khi đến tay người dân TP.HCM

“Giá cá nục mua tại thuyền là 15 nghìn đồng/kg, cộng thêm chi phí túi đựng, cấp đông… là khoảng 20 nghìn/kg. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn cá nục để có thể mua được nhiều, chuyển vào cho bà con. Cá sẽ được đưa đến các khu vực cách ly, người lao động nghèo, công nhân thất nghiệp…”, chị nói.

Lời kêu gọi của nhóm được nhiều cá nhân, tổ chức hưởng ứng và ủng hộ bằng nhiều hình thức. "Có người góp vài kg cá nục, có người góp cả tạ cá ngừ, cá thu. Trong đó, một nhiếp ảnh gia cũng quyết định đấu giá ảnh và dùng toàn bộ số tiền để ủng hộ người dân TP.HCM. Sau 2 ngày kêu gọi, số tiền chúng tôi nhận được lên đến khoảng 100 triệu đồng", chị Dung nói.

{keywords}
{keywords}
Dự kiến 4 tấn cá sẽ được chuyển vào TP.HCM.

Điều may mắn là chia sẻ việc thu mua cá để hỗ trợ TP.HCM, họ được người dân làng chài ủng hộ nhiệt tình.

“Từ khâu thu mua đến giá cả, nhân lực cấp đông, vận chuyển chúng tôi đều được ưu đãi. Chúng tôi còn được một công ty vận tải hỗ trợ chuyển 1 xe container chở cá từ Quảng Bình vào TP.HCM (khoảng 30 tiếng) hoàn toàn miễn phí.

Khi cá được chuyển vào TP.HCM, những con người quê ở Quảng Bình sống ở đây sẽ hỗ trợ làm việc với chính quyền, phân bố cá về "Tủ lạnh yêu thương 0 đồng" ở các địa phương vùng dịch để cung cấp cho bà con”, chị Dung nói thêm.

{keywords}
Chị Thùy Dung vận chuyển cá lên kho.

CLB Du lịch Quảng Bình có hơn 50 thành viên. Họ là những người làm trong ngành du lịch của tỉnh này. Đợt lũ lụt tại miền Trung vừa qua, là những người con của địa phương, họ đã chung tay giúp đồng bào mình vượt khó khăn.

Các thành viên của CLB kêu gọi và nấu 17 nghìn suất cơm đưa đến vùng lũ. Họ cũng tổ chức thành công chiến dịch thu mua rác thải sau lũ nhằm dọn dẹp môi trường sống cho địa phương.

“Dù những người làm du lịch như chúng tôi cũng đang phải trải qua quãng khoảng thời gian khó khăn chung do đại dịch nhưng chúng tôi vẫn muốn đồng hành hỗ trợ cùng cộng đồng, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất”, chị Dung nói.

Ngọc Trang 

Ảnh: Nhân vật cung cấp

'Tủ lạnh cộng đồng' giữa Sài thành khiến bao người xúc động

'Tủ lạnh cộng đồng' giữa Sài thành khiến bao người xúc động

Mỗi ngày, người dân khó khăn ở TP.HCM có thể đến lấy rau, củ, trứng, thịt… miễn phí trong chiếc ‘tủ lạnh cộng đồng’ đặt trên vỉa hè.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Chồng ngoại tình là sai, vợ có lỗi gì mà phải thay đổi trước?

Rất nhiều phụ nữ cho rằng chồng ngoại tình thì người sai và người cần thay đổi là anh ta, vợ đâu có lỗi gì? Nhưng sự thực lại rất khác.

Có chị vợ đã chia sẻ với chuyên gia Tuệ An rằng, hồi mới lấy nhau đã phát hiện tin nhắn hẹn hò đi nhà nghỉ của chồng với cô gái khác, lúc đó anh ta chối được với lý do một người bạn nhắn nhờ.

Nhưng 7 năm sau thì chị vợ lại phát hiện trong bộ sưu tập lưu trữ điện thoại của anh có ảnh chụp một cô gái khỏa thân quấn khăn tắm bước ra - khung cảnh thì là phòng ngủ trong khách sạn, và lộ vì chiếc sơ mi của anh treo ở mắc vào ảnh.

Chị vợ anh đã rất đau khổ, quá tức giận nên quyết định ly hôn, muốn nuôi cả hai con. Nhưng anh ta thì không muốn, vì không muốn con phải thiếu cha trong nhà. Còn chị nhất quyết không chấp nhận tính trăng hoa cố hữu của chồng, vì biết tiếp tục sống chung là đồng hành đau khổ, tổn thương triền miên, còn ảnh hưởng tới con.

Chị vợ tới gặp Chuyên gia nhờ tư vấn cách gạt bỏ người chồng nhẹ nhàng nhất ra khỏi cuộc đời những đứa con. Nhưng nghe Tuệ An tư vấn trước khi "đập vỡ hôn nhân" hãy về thay đổi bản thân trước thì giãy nảy lên bởi "em có sai đâu, có ngoại tình như anh ta đâu mà phải thay đổi?".

Rất nhiều phụ nữ cũng phản hồi với Tuệ An rằng: "Chồng ngoại tình thì người sai và người cần thay đổi là anh ta, em đâu có lỗi gì? Tại sao chồng ngoại tình mình lại phải thay đổi?".

Đúng là người chồng ngoại tình cần thay đổi. Nhưng trong chuyện chồng đi ngoại tình thì cả hai vợ chồng đều phải học bài học hôn nhân của mình. Tình yêu là để san sẻ hạnh phúc cho nhau cớ sao cứ phải làm nhau khổ đau mãi? Chìm mãi trong nỗi khổ dần dà phụ nữ sẽ chỉ thấy cuộc đời của mình thật "khổ". Đó là do những tổn thương và bất hòa trong các mối quan hệ thường xảy ra vì thiếu quan tâm và yêu thương. Khi dừng quan tâm, yêu thương thì tâm tư của hai người cũng sẽ trở nên xa cách.

Trong lúc anh chồng chưa biết để thay đổi, thì bạn hãy chủ động thay đổi, bởi cuộc đời của bạn sẽ thay đổi từ khi bạn bắt đầu đổi thay.

Nếu bạn biết mà cứ cố chấp lỗi lầm "chỉ do nửa kia" - vậy là bạn đưa quyền điều khiển hạnh phúc cho ai đó mất rồi. Và nếu bạn cũng cứ mãi không chịu sửa sai, thì bài học cứ lặp đi lặp lại, nỗi đau, sự cực khổ sẽ mãi ở đó, không thể giải quyết được.

Mọi người thích tìm nguyên nhân "vì sao không hạnh phúc", nhưng lại chẳng mấy ai theo đuổi tìm kiếm xem "tôi hạnh phúc bằng cách nào". Và rồi mỗi tối muộn sau một ngày làm việc mệt nhọc họ trở về nhà nặng lòng với suy nghĩ "Vì sao tôi đau khổ?", hay "Vì sao tôi không hạnh phúc?".

Muốn gia đình hạnh phúc thì vợ chồng đừng buông lỏng sợi dây kết nối quá lâu. Lời khuyên cho bạn về thay đổi thì việc đầu tiên là bạn hãy quay về chính mình để an trú, bình ổn. Đó cũng chính là thông điệp khơi nguồn chữa lành bên trong bạn, cân bằng giữa "làm" và "không làm". Lưu ý rằng:

- Nếu bạn thấy mệt, hãy nghỉ ngơi.

- Nếu bạn thấy kiệt sức, hãy thư giãn thả lỏng.

- Nếu bạn không muốn làm gì cả, thì hãy không làm.

- Nếu bạn không muốn bắt đầu một điều gì mới, thì đừng.

- Nếu bạn không muốn nói chuyện, hãy im lặng.

- Nếu bạn không muốn nghĩ đến chuyện gì đó nữa thì đừng nghĩ, chỉ thở thôi là đủ.

Không phải lúc nào thời gian cũng cần phải lấp đầy. Hãy cảm nhận trọn vẹn sự trống rỗng, sự im lặng, sự không làm gì cả, sự bình an… chỉ cảm nhận bạn đang ở với bạn là đủ. Và bạn luôn nhớ rằng, mục đích cuối cùng theo đuổi trong hôn nhân là sự bình an, hạnh phúc. Có rất nhiều bí quyết để gia đình hạnh phúc, trong đó có gắn kết với nhau hơn bằng cách kết nối được với gia đình, giải tỏa những mâu thuẫn xung quanh.

Theo Gia đình và Xã hội

Mất nghiệp vì bồ, cái kết được báo trước không đủ để 'cảnh tỉnh' đàn ông

Mất nghiệp vì bồ, cái kết được báo trước không đủ để 'cảnh tỉnh' đàn ông

Dính vào đàn bà như đang đùa với lửa, vua thì mất nước, nghiêng thành, tỷ phú cũng hóa ăn mày nhiều khi chỉ bởi hai chữ "đàn bà" mà ra.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Người nghèo ở Mỹ khó ly hôn

Quá trình ly hôn phức tạp và chi phí đắt đỏ đã khiến nhiều người nghèo ở Mỹ bị giam cầm trong mối quan hệ độc hại.

Sara (đến từ Mỹ) gặp chồng tương lai vào năm 18 tuổi. Lúc đó, anh ta đang vật lộn với chứng nghiện rượu và ma túy nhưng cô vẫn chấp nhận vì nghĩ hôn nhân sẽ thay đổi chồng mình. Tuy nhiên, người này vẫn chứng nào tật nấy. Sara sinh 2 đứa con trước 25 tuổi và chồng ngày càng kiểm soát, lạm dụng.

Vài tuần trước, anh ta say rượu và đấm liên tục vào mặt vợ khiến Sara nhận ra rằng họ phải ly hôn. Song cuộc chia ly không mấy êm đẹp vì cô và chồng còn tranh cãi về quyền nuôi con và các vấn đề tài chính.

Lúc đầu, Sara còn gặp khó khăn khi nhờ luật sư đại diện cho mình. "Tôi đã liên hệ với mọi luật sư mà tôi có thể nhưng vì không có tiền nên không có ai giúp tôi cả", cô nói.

Sara đã tìm đến một nhóm Facebook dành cho những người đang kiếm luật sư chuyên nghiệp trong việc ly hôn. Người phụ nữ đăng ảnh vết bầm tím do chồng bạo hành với mong muốn được giúp đỡ.

Hiến pháp Mỹ đảm bảo cho người dân được có luật sư trong các vụ án hình sự, nhưng không có quyền đó đối với vụ án dân sự như trục xuất, tranh chấp quyền nuôi con và ly hôn, theo The Atlantic.

Nguoi My kho ly hon vi chi phi cao anh 1

Nhiều người khó ly hôn vì tranh chấp tài sản, quyền nuôi con. Ảnh: Marriage.

Chi phí đắt đỏ

Trả tiền cho một luật sư riêng để giúp giải quyết ly hôn có thể tốn từ 10.000-20.000 USD. Nhiều người tìm kiếm sự giúp đỡ tại các tổ chức trợ giúp pháp lý, nhưng không có đủ luật sư chuyên nghiệp cho tất cả.

Một báo cáo năm 2017 cho thấy 86% các vấn đề pháp lý dân sự mà người thu nhập thấp gặp phải là không được trợ giúp pháp lý đầy đủ. "Những người nghèo không đủ tiền thuê luật sư sẽ không có nước Mỹ giống như những người khác", Rohan Pavuluri, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Upsolve, nói với The Atlantic.

Một số chuyên gia cho rằng nên kéo dài thời gian ly hôn để vợ chồng cố gắng hòa giải. Bradford Wilcox, giám đốc Dự án Hôn nhân quốc gia tại Đại học Virginia, cho biết hôn nhân là một yếu tố quan trọng thúc đẩy các kết quả xã hội, tình cảm và kinh tế tốt hơn cho trẻ em, người trưởng thành và cộng đồng.

Nguoi My kho ly hon vi chi phi cao anh 2

Không ít cặp vợ chồng mệt mỏi vì bị kẹt trong cuộc hôn nhân tan vỡ. Ảnh: Sky News.

“Vì những lý do đó, tôi nghĩ chúng ta nên lo lắng về sự xói mòn của hôn nhân ở Mỹ kể từ những năm 1970, từ khi cho phép những cuộc chia tay không có lỗi". Ông Wilcox ủng hộ phải chờ 3 tháng mới được ly hôn.

Tuy nhiên, có nhiều cặp vợ chồng đã đến bờ vực tan vỡ, không thể cứu vãn và việc ly hôn có lợi hơn việc ly thân. Chẳng hạn như việc một bên chính thức chấm dứt hỗ trợ tài chính và y tế cho người kia.

Khi đã kết thúc, người cũ không thể hủy hoại tín dụng của đối phương. Theo The Atlantic, chi phí cao đã dẫn đến việc người nghèo thì ly thân còn giới nhà giàu được ly hôn.

Tan vỡ là kết quả của một mối quan hệ lạm dụng hoặc muốn kết hôn với người khác. Vì vợ hoặc chồng được chia tài sản khi đối phương qua đời nên việc ly hôn có thể ngăn cản người cũ thừa kế ngôi nhà hoặc tiền của bạn.

“Tôi không muốn sống chung với kẻ ăn bám đó nữa”, là một trong những nguyên nhân mà James Greiner, giáo sư tại trường Luật Harvard (Mỹ), nhận được khi xem xét rào cản mà người nghèo gặp phải khi quyết định ly dị.

Bên cạnh những khó khăn về chi phí và mặt cảm xúc, ly hôn cũng có thể mang lại một số lợi ích, theo The Atlantic. Một số người trẻ cho hay họ cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi cha mẹ ly hôn. Đa số phụ nữ thường vui vẻ hơn sau khi thoát khỏi cuộc hôn nhân tồi tệ.

Khi các bang ở xứ cờ hoa tạo cơ hội cho việc ly hôn trở nên dễ dàng hơn, ​​tỷ lệ tự tử ở phụ nữ khi chịu đựng bạo lực gia đình đã giảm đáng kể. Đồng thời, điều này cũng khiến số thời gian đàn ông chăm lo việc nhà tăng lên.

Khi luật thay đổi để các thẩm phán bắt đầu công nhận sự đóng góp của những bà nội trợ thì số lượng các cuộc hôn nhân cũng tăng vọt. Có lẽ là vì phụ nữ đã có thể yên tâm rằng họ sẽ không bị bỏ rơi nếu cuộc hôn nhân tan vỡ.

Quy trình phức tạp

Luật ly hôn khác nhau tùy theo tiểu bang và quận nhưng có điểm chung là đều phải nhờ đến bên thứ 3 để làm các thủ tục pháp lý với chi phí khoảng 200 USD. Họ có thể phải nộp các biểu mẫu phức tạp và chờ một khoảng thời gian khá lâu.

Quan niệm ly hôn không có lỗi mới chỉ tồn tại vài thập kỷ ở nhiều bang. Ví dụ, cho đến năm 1966, ngoại tình là lý do duy nhất để ly hôn ở New York. Những người chồng sẽ phải thuê một nữ diễn viên và nhiếp ảnh gia rồi dựng cảnh ngoại tình trong khách sạn để kết thúc cuộc hôn nhân của họ.

Một cô gái 20 tuổi đã là “người phụ nữ vô danh” trong 35 vụ ly hôn như vậy. Trong khi đó, phụ nữ từ khắp Bờ Đông sẽ đi tàu đến Nevada, nơi các quy trình dễ dàng hơn nhiều. Sau đó, họ sẽ ở tại "trại ly hôn", chờ đợi yêu cầu cư trú 6 tuần để giải quyết.

Một ý kiến ​​cho rằng chính phủ Mỹ không tin tưởng việc người dân đưa ra các quyết định mang tính trách nhiệm. “Đó là cam kết sâu sắc của tiểu bang trong việc giữ mọi người trong mối quan hệ và không khuyến khích ly hôn”, Laurie Kohn, giáo sư luật tại Đại học George Washington, chia sẻ.

Nguoi My kho ly hon vi chi phi cao anh 3

Việc ly hôn thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi có con cái, những món nợ chung hoặc tài sản nhiều. Ảnh: The Guardian.

John Whitfield, giám đốc điều hành của Blue Ridge Legal Services ở Virginia, cho biết công ty đã ngừng đại diện cho khách hàng trong tranh chấp về quyền nuôi con vì “họ đã tiêu hết nguồn lực của chúng tôi”.

Joleena Louis, một luật sư ở New York, thường xuyên nhận được phản hồi từ những người không đủ khả năng để thuê cô. Ngay cả với luật sư, việc ly hôn có thể mất hơn một năm. Louis kết luận rằng có quá nhiều người kết hôn mà không nhận ra sự phức tạp của chia ly. Có lẽ cần phải có một lớp học trước khi mọi người quyết định “về chung một nhà”.

Với trường hợp của Sara, cô đã tiếp tục liên hệ với văn phòng trợ giúp pháp lý địa phương. Một luật sư ở đó đã đồng ý đại diện cho cô, bởi vì Sara từng bị bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hàng nghìn người khác trên khắp xứ sở cờ hoa thì không được may mắn như vậy.

Tho Zing

Cô gái làm nghề âu yếm chuyên nghiệp

Cô gái làm nghề âu yếm chuyên nghiệp

Công việc chính của Keeley Shoup (Mỹ) là ôm, âu yếm hay trò chuyện với những khách hàng có vấn đề về sức khỏe tâm thần, hoàn toàn không có yếu tố tình dục.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Độc đáo bánh ngải màu xanh lét của người Tày

Bánh ngải được đồng bào Tày chế biến từ xa xưa, vào mỗi dịp quan trọng trong năm người Tày sẽ chế biến bánh ngải để gia đình cùng ăn và thiết đãi khách quý.

Để chế biến được món bánh ngải, đồng bào Tày dùng hai nguyên liệu chính là gạo nếp nương dẻo thơm và rau ngải. Ngải vốn là loại rau được người Tày trồng nhiều trong vườn nhà hoặc mọc hoang nhiều ở ven suối nên lúc nào cũng sẵn có. Người Tày thường lựa loại gạo nếp trồng trên nương rẫy, dẻo, trắng và thơm ngon để làm bánh.

Công đoạn chế biến bánh ngải khá cầu kỳ. Rau ngải sẽ là nguyên liệu quyết định làm nên món bánh ngải. Người Tày hái ngọn non của rau ngải, rửa sạch, cho vào nồi đun với nước tro khoảng một giờ.

Sở dĩ ninh lá ngải với tro của cây nứa hoặc vỏ đỗ xanh vì như thế lá ngải sẽ nhanh nhừ, giữ được màu xanh tươi chứ không bị vàng úa. Sau khi ninh, lá ngải được vớt ra, rửa sạch với nước lã cho sạch tro rồi giã nhuyễn, vo thành từng viên lá ngải màu xanh đậm.

Độc đáo bánh ngải màu xanh lét của người Tày - 1

Bánh được bọc trong lá chuối đem hấp cách thủy sơ qua rồi mới thưởng thức. (Ảnh: meibunnyhouse).

Đối với gạo, phải vo sạch, ngâm nước ấm từ 4-8 giờ, sau đó đem đi đồ xôi. Khi đồ xong, cho xôi vào cối giã cùng lá ngải đã giã nhuyễn trước đó. Cần lưu ý là sau khi được xôi phải đem giã ngay thì mới cho mẻ bánh mềm, mịn và dẻo. Khi bánh đã nhuyễn, chuyển sang màu xanh sẫm khá bắt mắt, người ta dùng tay nặn thành từng chiếc bánh tròn. Muốn bánh không dính tay, người nặn bánh sẽ thoa ít dầu ăn lên lòng bàn tay.

Bánh ngải được chia làm 2 loại, loại có nhân và loại không nhân. Nếu làm bánh có nhân thì việc chuẩn bị nhân bánh có tính quyết định. Nhân bánh ngải thường được làm từ đỗ xanh hay lạc. Trộn đều đỗ xanh với đường phèn, sau đó đồ cho chín đỗ. Còn nếu dùng lạc thì sẽ băm nhỏ lạc rồi chưng cùng với đường, vừng để phần nhân thêm đậm đà và cuốn hút. Cũng có nơi, nhân bánh ngải được làm từ hạt vừng rang giã nhỏ trộn lẫn đường phên, sau đó đảo qua lửa cho đường chảy ra rồi để nguội để có độ sánh đặc.

Độc đáo bánh ngải màu xanh lét của người Tày - 2

Bánh ngải có nhân. (Ảnh: meibunnyhouse).

Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt tưởng chừng như khó ăn mà thực sự không phải như vậy. Đó là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, vị mát, hơi tê tê không hề đắng của ngải cứu, dễ ăn và không ngấy; nhân đường và vừng ngọt đậm đà. Vị hăng hăng, thơm thơm rất lạ của lá ngải dung hòa cái dẻo, ngọt, thơm của nếp đường.

Miếng bánh làm ta liên tưởng đến sự tươi non của đồi nương, sự hoang dã của núi rừng, như gói cả mùa xuân mát trong. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể nào quên mùi vị của loại bánh dân dã này.

Trước đây, loại bánh này chỉ được người Tày làm trong những dịp lễ tết quan trọng, nay với sự ưa thích của thực khách trong nước, đặc biệt là khách du lịch, món bánh này đã được làm phổ biến, trở thành quà tặng rất có ý nghĩa. 

Theo Dân trí

6 món bánh dễ làm cho bữa sáng

6 món bánh dễ làm cho bữa sáng

Độc giả Thanh Hiền chia sẻ cách chế biến bữa sáng nhanh, bổ dưỡng cho những người bận rộn. Nguyên liệu và cách làm đơn giản được ưu tiên áp dụng.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Hàng loạt clip nhạy cảm của camera trong nhà bị đưa lên mạng

Hàng nghìn chiếc camera trên khắp thế giới bị xâm nhập và phát tán hình ảnh công khai nhưng việc làm này lại không vi phạm pháp luật ở Canada.

{keywords}
Những hình ảnh riêng tư bị phát tán công khai trên mạng qua một trang web.

Một phụ nữ lớn tuổi nằm trên giường bệnh, bên cạnh là chiếc bô vệ sinh, một đứa trẻ đang chơi ở phòng khách, một phụ nữ đang làm việc tại nhà, một nhân viên pha chế đang làm việc ở quán cà phê.

Những khoảnh khắc riêng tư ấy đều được công khai trên Internet qua một trang web phát trực tiếp hàng nghìn thước phim trên khắp thế giới.

Khi một nhân viên quán cà phê nằm ở trung tâm thành phố Toronto, Canada biết rằng anh và các nhân viên khác đang bị theo dõi, anh rất ngạc nhiên vì người quản lý thường rất cẩn trọng về vấn đề an ninh.

“Hoàn toàn không thoải mái chút nào” - Andy C. nói.

Ngay sau khi phát hiện mình bị theo dõi qua camera giám sát, anh ngắt kết nối ngay lập tức.

Văn phòng Uỷ viên Bảo mật Canada cho biết, cách đây 7 năm, văn phòng này cùng với những người đứng đầu các cơ quan bảo mật dữ liệu đã gửi một lá thư đến nhà điều hành trang web, yêu cầu gỡ bỏ các nội dung. Ngay sau đó, họ đã ngừng phát trực tiếp, rồi lại hoạt động trở lại bằng cách phát một số lượng nội dung nhỏ hơn và hầu hết là các hình ảnh quay ngoài trời.

Nhưng cách đây vài tuần, trang web này lại một lần nữa phát trực tuyến những hình ảnh vi phạm quyền riêng tư nghiêm trọng.

Các chuyên gia an ninh mạng cho biết, việc sử dụng camera an ninh gia đình ngày càng phổ biến, nhất là trong thời kỳ đại dịch bùng phát, khi nhiều người phải làm việc ở nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng như thế nào để bảo mật tốt thì cần phải học.

Tờ CBC News không nêu tên trang web này để tránh góp phần vào việc xâm phạm quyền riêng tư của mọi người. Được biết, nó có trụ sở tại Nga và tự nhận là danh bạ camera an ninh giám sát trực tuyến lớn nhất thế giới. Vào bất kỳ ngày nào cũng có hàng chục nghìn chiếc máy quay trên khắp thế giới sẵn sàng để bạn có thể xem ngay lúc đó chủ nhân của chúng đang làm gì. Ở Canada, số camera bị xâm nhập là 250 chiếc.

Hầu hết trong số đó quay lại không gian ngoài trời, nơi mà kỳ vọng về sự riêng tư thấp hơn, nhưng một số chiếc quay cảnh bên trong nhà một cách rõ ràng mà không được phép.

Bà Ann Cavoukian - Giám đốc điều hành Trung tâm Thiết kế và Quyền riêng tư toàn cầu ở Toronto, cho biết, thật kinh hoàng khi trang web này phát sóng những khoảnh khắc cá nhân mà không hề được cho phép.

“Chúng ta phải tìm mọi cách để ngăn chặn việc này”.

{keywords}
Phần lớn hình ảnh trong số hàng nghìn chiếc camera được quay ở không gian bên ngoài.

Được biết trang web này nhắm mục tiêu vào những chiếc camera không có mật khẩu. Các chuyên gia an ninh mạng cho biết có một số lỗ hổng để một trang web có thể truy cập được vào camera an ninh cá nhân, bao gồm: camera không cài mật khẩu, mật khẩu của nhà sản xuất không được thay đổi hoặc camera bị đặt cấu hình sai trong quá trình thiết lập.

Hiện tại, phía Canada đang xem xét để lựa chọn cách giải quyết vấn đề. Nhiều khả năng họ sẽ sắp xếp một cuộc thảo luận vì trang web không có trụ sở ở Canada.

“Chúng tôi sẽ kêu gọi bất cứ ai đang dùng camera trong nhà hoặc tại cơ sở kinh doanh của mình đảm bảo rằng họ thực hiện đủ các bước để bảo mật camera. Đặc biệt, mọi người nên đảm bảo rằng không sử dụng mật khẩu mặc định của nhà sản xuất” - ông Vito Pilieci, phát ngôn viên của Văn phòng Uỷ viên bảo mật Canada, cho hay.

Tờ CBC News đã liên hệ với quản trị viên của trang web nhưng không nhận được phản hồi. Trang web này tuyên bố nó chỉ hiển thị những camera đã được chọn lọc và bất cứ nội dung nào trái đạo đức sẽ bị xoá bỏ khi có đơn khiếu nại được gửi qua email.

“Nếu bạn không muốn liên hệ với chúng tôi qua email, bạn vẫn có thể xoá camera của mình ra khỏi trang web. Việc duy nhất bạn cần làm là đặt lại mật khẩu của mình” - trang web này tuyên bố.

Trong khi đó, luật sư cho biết việc phát trực tuyến những camera này không hề vi phạm pháp luật ở Canada.

“Vấn đề là hầu hết các trang web này đều nằm ở nước ngoài. Không có luật nào thực sự quản lý các loại trang web này” - luật sư Elliott Goldstein cho hay.

“Nó giống như bạn mở cửa sổ và mọi người nhìn vào. Nếu bạn muốn có sự riêng tư, hãy kéo rèm lại”.

Đăng Dương (Theo CBC)

Món quà của sếp khiến cô gái kinh hãi sau khi phát hiện ra sự thật

Món quà của sếp khiến cô gái kinh hãi sau khi phát hiện ra sự thật

Lee Ye-rin đã bị tổn thương tâm lý rất lâu sau khi phát hiện ra sự thật. 


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Hàng nghìn người Sài Gòn nhận thực phẩm từ tủ lạnh 'Thạch Sanh'

Từ ngày 27/6, chiếc tủ lạnh “cứ vơi lại đầy” rau, thịt, cá, trứng, sữa, gạo... đã được đặt tại 10 địa điểm khắp TP.HCM, chia sẻ nỗi lo cơm áo gạo tiền với những người gặp khó trong đại dịch.

Ý tưởng này được Công ty Cổ phần Casper Việt Nam phối hợp với Thành đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam triển khai với mong muốn đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

{keywords}
Đủ loại thực phẩm phong phú được chứa đầy trong chiếc “tủ lạnh Thạch Sanh”, tiếp thêm năng lượng cho người dân vượt qua đại dịch

Với  thông điệp ý nghĩa “Tủ lạnh Thạch Sanh Casper bao rộng, tình người Việt Nam bao lớn”, mỗi ngày, tại các địa điểm đặt tủ lạnh đã tiếp đón hàng nghìn người đến nhận thực phẩm. Hàng trăm loại thực phẩm tươi ngon như rau của, quả, các loại thịt gia cầm, gia súc, cá sông, cá biển,.. cho đến các loại gia vị như mắm, muối, tiêu… liên tục được chuyển đến địa điểm đặt tủ lạnh để đảm bảo đa dạng cho bữa ăn của các hộ dân. Những người đến đều được lựa chọn những món thực phẩm hợp khẩu vị bản thân và gia đình.

{keywords}
 Nhiều người dân đã đến xếp hàng từ sớm

Bà Thu, 72 tuổi, nhặt ve chai chia sẻ: “Dịch bệnh khiến hàng quán đóng cửa nên nên lượng chai lọ tôi thu được ít hẳn đi. Tôi già yếu rồi nên chẳng ai thuê làm việc gì cả. Nhận được phần thực phẩm này, những người nghèo như tôi sẽ có bữa ăn được no bụng hơn. Từ khi thành phố giãn cách, đến giờ tôi mới được ăn thịt”.

{keywords}
 Các loại đồ tươi sống luôn được cập nhật vào tủ

Còn với chị Hương ở Bình Thạnh, từ khi TP.HCM bùng phát dịch, chị không đi bán vé số được, mới đây lại nhận tin chồng mất việc ở một công ty giày. Chị Hương đang lo vì giá lương thực, thực phẩm tăng cao, nhà lại 4 miệng ăn thì biết đến “tủ lạnh Thạch Sanh”.

“Nguồn thu chẳng có nên không có tiền đi chợ hàng ngày, may lại biết tủ lạnh “Thạch Sanh”, hàng ngày tôi đến nhận gạo, rau, thịt, trứng… về nấu ăn cho chồng con chứ không biết xoay xở thế nào trong những ngày khó khăn này”, chị Hương kể.

{keywords}
 Những túi thực phẩm được các tình nguyện viên trao tận tay đến mỗi người dân

Bà Phạm Tâm Thanh - Giám đốc truyền thông Casper Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi khuyến khích người lao động khó khăn đến tự nhận thực phẩm để về nấu ăn nhằm đảm bảo dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe. Thay vì nhận trực tiếp những suất ăn có sẵn, tủ lạnh “Thạch Sanh” sẽ tiện lợi hơn, đặc biệt đảm bảo an toàn hơn cho mọi người”.

{keywords}

Cũng theo bà Tâm Thanh, với sự hỗ trợ từ Thành đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên, Ban tổ chức đã nhận được rất nhiều sự đóng góp nguồn thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng từ các tổ chức, các mạnh thường quân trên địa bàn thành phố đóng góp cho chiến dịch.

“Chúng tôi mong những chiếc tủ lạnh Thạch Sanh luôn đầy ắp tình người, để người dân nghèo không ai bị bỏ lại phía sau. Các phần thực phẩm trong tủ đều dành cho tất cả người dân khó khăn, ai có nhu cầu đến đều được nhận”, bà Tâm Thanh nói.

Để đảm bảo quy định phòng dịch Covid-19, tất cả mọi người khi đến nhận thực phẩm đều được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách 2m, đảm bảo tuân thủ đúng quy định 5K của chính phủ.

10 địa điểm đặt Tủ lạnh Thạch Sanh tại TP.HCM:

Nhà văn hóa Phường 9, Quận 3

Nhà thiếu nhi Quận 4

UBND Phường 5, Quận 5

Nhà văn hóa Phường 1, Quận 5

Nhà văn hóa Phường 11, Quận 5

Nhà thiếu nhi Quận 10

Nhà thiếu nhi Quận Bình Thạnh

Nhà thiếu nhi Quận Phú Nhuận

Quận đoàn 6

Trường Tiểu học Bình Tiên, Quận 6

Ngọc Minh


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Người vợ Khánh Hòa nuôi chồng 70 tuổi học thạc sĩ

Bố mẹ mất sớm, học đến lớp 5, ông Tuyển phải bỏ học để mưu sinh. Đến khi lập gia đình, ông mới có điều kiện thực hiện ước mơ theo đuổi con đường học vấn của mình.

Ông Lương Tuyển (SN 1947) ở xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa được nhiều người biết đến vì lấy bằng thạc sĩ luật năm 70 tuổi. Mới đây, ông cùng vợ - bà Trần Thị Sơn (SN 1952), tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo. Câu chuyện của hai vợ chồng khiến nhiều người cảm phục.

Người đàn ông năm nay 74 tuổi kể bố mẹ ông mất sớm vì vậy ba anh em ông phải dọn đến ở cùng bà ngoại. Lúc đó, ông Tuyển rất thích được đi học, mhưng bà ngoại đã lớn tuổi, không thể lo cho các cháu. Học đến lớp 5, ông Tuyển đã phải nghỉ, hằng ngày đi làm ruộng, mò cua, bắt ốc lo cái ăn, cái mặc.

{keywords}
Ông Tuyển với tấm bằng thạc sĩ luật. 

Năm 1975, ông Tuyển và bà Sơn nên duyên vợ chồng. Sau đám cưới, vợ chồng họ mưu sinh bằng nghề làm nông. Trong những ngày đi làm đồng giữa trời nắng, ông Tuyển nghĩ phải học hành đàng hoàng cuộc sống mới khá lên được.

Hai năm sau, nhiều cán bộ trong thôn, xã đi học bổ túc văn hóa, ông Tuyển cũng xin đi học. “Ban ngày, tôi đi làm ruộng. Tối đến, tôi mang sách vở đi học”, ông Sơn kể.

Đoạn đường từ nhà đến chỗ học hơn 10km, phải đi bộ, hôm nào cũng đến nửa đêm mới về nhà nhưng ông Tuyển không nản chí. Sau khi tốt nghiệp THPT, ông học lên trung cấp, rồi ông lấy bằng đại học. Năm 2017, ông lấy bằng thạc sĩ luật tại Đại học Luật TP.HCM.

{keywords}
Bà Trần Thị Sơn.

Đến hôm nay, bà Sơn vẫn không thể quên giai đoạn khó khăn khi bà vừa lo kinh tế gia đình vừa chăm con nhỏ, chu toàn việc nội ngoại để chồng yên tâm đến trường. Đặc biệt năm 1988, ông Tuyển đi học ở trường trung cấp ngành chăn nuôi thú y ở Phú Yên cũng lúc đó, bà Sơn sinh con trai thứ hai, gia đình vô cùng khó khăn.

Để có tiền cho chồng ăn học, ban ngày, bà Sơn đi làm y tá. Buổi chiều, sau khi lo cơm nước cho chồng con, bà tranh thủ thời gian rảnh nấu rượu, nuôi heo để có tiền trang trải cuộc sống và đóng học phí, mua sách vở, đồ dùng học tập cho chồng.

Khi vừa tốt nghiệp trung cấp, ôngTuyển bị bệnh lao phổi, do trong thời gian học bị lao lực, thiếu ăn. Ông phải nằm viện điều trị 18 tháng mới khỏi.  Nhớ lại biến cố ấy, ông Tuyển xúc động: “Lúc ấy, tôi chỉ lo vợ con ở nhà không biết thế nào, mùa bão lũ ra sao”. 

{keywords}
Vợ chồng ông Lương Tuyển.

May mắn, sức khỏe ông Tuyển phục hồi nhanh. Khi có bằng cấp, ông được phân làm chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Ninh Quang 1, hướng dẫn người dân khai hoang, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ vậy, cuộc sống của ông bà khá hơn.

Tuy nhiên, việc đồng áng, làm ăn kinh tế ngày càng đòi hỏi kiến thức cao hơn. Bước sang tuổi 50, ông Tuyển đi học đại học. Nói về lý do việc học bị gián đoạn, ông Tuyển cho biết là vì không có đủ tài chính. "Cứ có thể là tôi khăn gói đi học, hết tiền tôi lại xin nghỉ. Thành ra, đến năm 70 tuổi, tôi mới lấy được bằng thạc sĩ", ông Tuyển chia sẻ. 

Khi được hỏi, có khi nào giận chồng vì nuôi ông ăn học quá vất vả, bà Sơn thừa nhận, có đôi lúc bà cũng khóc thầm, tự thấy sao mình khổ quá. Nhưng nghĩ tới tương lai của con và sự học của chồng, bà chấp nhận hy sinh. Một phần bà nghĩ, đó là niềm hạnh phúc của bà.

{keywords}
Bà Sơn rất tự hào khi nuôi được chồng học thành đạt.

“Ông ấy ham học, không chơi bời cờ bạc, rượu chè và lúc nào cũng thương yêu, chung thủy với vợ”, người vợ quê Khánh Hòa chia sẻ.

Tú Anh 

Ảnh: Chương trình cung cấp

Mẹ đơn thân cưới 9X ngồi xe lăn: Sau hôn lễ đẫm nước mắt là hạnh phúc

Mẹ đơn thân cưới 9X ngồi xe lăn: Sau hôn lễ đẫm nước mắt là hạnh phúc

“Anh không sợ trời, không sợ đất, anh chỉ sợ mỗi mẹ em”, là câu nói đùa của anh Hải khi nhớ về những lần hỏi cưới chị Mỹ bị mẹ vợ phản đối kịch liệt.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Ân tình Quảng Bình: Hàng tấn cá biển gửi vào tâm dịch TP.HCM

Khoảng 4 tấn cá sẽ được người dân Quảng Bình gửi vào để hỗ trợ các lao động nghèo, công nhân thất nghiệp, người ở khu cách ly… tại TP.HCM.

5 giờ sáng ngày 30/6, những thành viên của Câu lạc bộ Du lịch Quảng Bình í ới gọi nhau đến chợ cá Nhân Trạch - chợ hải sản lớn nhất ở địa phương. Họ bắt đầu thu mua cá tươi vừa được các ngư dân chuyển lên bờ sau một đêm đi đánh bắt.

Sau khi thu mua, những thành viên tiếp tục vận chuyển đến kho đông lạnh để sơ chế, đóng gói số cá. Việc thu mua, đóng gói kéo dài đến tận trưa.

{keywords}
{keywords}
Thu mua cá ngay tại thuyền.

Chị Trần Thị Thùy Dung, Chủ nhiệm CLB Du lịch Quảng Bình cho biết, chiến dịch gom cá tặng người TP.HCM bắt đầu từ chiều ngày 28/6. “Hiện tại, ở TP.HCM do dịch bệnh, nhiều người lao động mất việc, giảm thu nhập, những bữa ăn hằng ngày cũng gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Quảng Bình cũng như các tỉnh miền Trung bị lũ lụt tàn phá đã nhận được sự hỗ trợ của người dân cả nước. Vì vậy người dân ở mảnh đất này muốn làm một việc gì đó để cảm ơn những ân tình mà họ nhận được”, chị nói.

Chị Dung cũng chia sẻ thêm Quảng Bình là miền biển, đặc sản mùa này là cá nục - món hải sản tươi, ngon, nhiều dưỡng chất, giá cả lại phải chăng. Vì vậy nhóm chị đã quyết định chọn loại cá này để gửi tặng người dân TP.HCM.

{keywords}
{keywords}
Hàng tấn cá được cấp đông để đảm bảo tươi ngon khi đến tay người dân TP.HCM

“Giá cá nục mua tại thuyền là 15 nghìn đồng/kg, cộng thêm chi phí túi đựng, cấp đông… là khoảng 20 nghìn/kg. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn cá nục để có thể mua được nhiều, chuyển vào cho bà con. Cá sẽ được đưa đến các khu vực cách ly, người lao động nghèo, công nhân thất nghiệp…”, chị nói.

Lời kêu gọi của nhóm được nhiều cá nhân, tổ chức hưởng ứng và ủng hộ bằng nhiều hình thức. "Có người góp vài kg cá nục, có người góp cả tạ cá ngừ, cá thu. Trong đó, một nhiếp ảnh gia cũng quyết định đấu giá ảnh và dùng toàn bộ số tiền để ủng hộ người dân TP.HCM. Sau 2 ngày kêu gọi, số tiền chúng tôi nhận được lên đến khoảng 100 triệu đồng", chị Dung nói.

{keywords}
{keywords}
Dự kiến 4 tấn cá sẽ được chuyển vào TP.HCM.

Điều may mắn là chia sẻ việc thu mua cá để hỗ trợ TP.HCM, họ được người dân làng chài ủng hộ nhiệt tình.

“Từ khâu thu mua đến giá cả, nhân lực cấp đông, vận chuyển chúng tôi đều được ưu đãi. Chúng tôi còn được một công ty vận tải hỗ trợ chuyển 1 xe container chở cá từ Quảng Bình vào TP.HCM (khoảng 30 tiếng) hoàn toàn miễn phí.

Khi cá được chuyển vào TP.HCM, những con người quê ở Quảng Bình sống ở đây sẽ hỗ trợ làm việc với chính quyền, phân bố cá về "Tủ lạnh yêu thương 0 đồng" ở các địa phương vùng dịch để cung cấp cho bà con”, chị Dung nói thêm.

{keywords}
Chị Thùy Dung vận chuyển cá lên kho.

CLB Du lịch Quảng Bình có hơn 50 thành viên. Họ là những người làm trong ngành du lịch của tỉnh này. Đợt lũ lụt tại miền Trung vừa qua, là những người con của địa phương, họ đã chung tay giúp đồng bào mình vượt khó khăn.

Các thành viên của CLB kêu gọi và nấu 17 nghìn suất cơm đưa đến vùng lũ. Họ cũng tổ chức thành công chiến dịch thu mua rác thải sau lũ nhằm dọn dẹp môi trường sống cho địa phương.

“Dù những người làm du lịch như chúng tôi cũng đang phải trải qua quãng khoảng thời gian khó khăn chung do đại dịch nhưng chúng tôi vẫn muốn đồng hành hỗ trợ cùng cộng đồng, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất”, chị Dung nói.

Ngọc Trang 

Ảnh: Nhân vật cung cấp

'Tủ lạnh cộng đồng' giữa Sài thành khiến bao người xúc động

'Tủ lạnh cộng đồng' giữa Sài thành khiến bao người xúc động

Mỗi ngày, người dân khó khăn ở TP.HCM có thể đến lấy rau, củ, trứng, thịt… miễn phí trong chiếc ‘tủ lạnh cộng đồng’ đặt trên vỉa hè.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/