Công việc bận rộn nhưng chị Trúc vẫn vào bếp, chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Theo chị đây là cách để giúp các thành viên gắn kết hơn.
Vợ chồng chị Trúc sinh sống tại TP.HCM, có công ty riêng, bản thân chị trực tiếp quản lý văn phòng đại diện.
Công việc của chị vô cùng bận rộn nhưng là người thích nấu ăn, luôn coi trọng bữa cơm gia đình nên hôm nào có thời gian, chị lại tranh thủ làm món đổi khẩu vị cho cả nhà.
Công việc bận rộn nhưng chị Trúc vẫn luôn dành thời gian nấu ăn cho gia đình. |
Nhà có lợi thế là gần chợ bán đầy đủ thức ăn nên chị thường đi chợ hàng ngày để mua đồ tươi sống, chỉ thời gian dịch Covid-19 bùng phát, chị mới dự trữ thức ăn. Chị Trúc chú trọng bữa cơm tối hơn vì đấy chính là khoảng thời gian các thành viên trong gia đình quây quần đầy đủ nhất.
“Buổi sáng chở con đi học, mình ghé vào chợ mua đồ ăn về sơ chế khoảng 30 phút, ưu tiên thức ăn tươi sống. Khoảng 5h chiều, mình bắt đầu nấu ăn trang trí đến 6h30 là ăn cơm tối. Ông xã và các con mình rất thích ăn những món vợ nấu, đấy chính là nguồn động viên để mình có thêm quyết tâm và đam mê đứng bếp”, chị Trúc chia sẻ.
Chị Trúc tự tay làm tiệc buffet cho 25 người, chi phí 3 triệu đồng. |
Chị Trúc cho rằng bếp chính là nơi gắn kết các thành viên gia đình. Vì vậy dù có công việc bận rộn, chị vẫn cố giắng dành thời gian nấu món ngon cho người thân và tuyệt đối không bao giờ để căn bếp “thiếu lửa”.
Bà nội trợ còn kể, chồng chị và các con cũng rất thích nấu ăn. Vào những ngày lễ Tết hay khi có thời gian rảnh, cả gia đình chị luôn cùng nhau vào bếp.
“Anh xã mình thường nói đi làm về mệt, nhìn thấy mâm cơm của vợ nấu không chỉ ngon miệng, còn trình bày đẹp mắt là bao nhiêu căng thẳng, mệt mỏi đều tan biến”, chị kể.
Bà nội trợ này cũng tiết lộ trong chi tiêu sinh hoạt gia đình, chị luôn có nguyên tắc riêng.
“Mình là người khá khó tính trong chi tiêu. Mọi khoản thu chi mình luôn lên kế hoạch. Nhà gồm 4 thành viên, nếu ăn bình thường, không có đặc sản, mỗi bữa mình sẽ đi chợ trong khoảng 100 đến 150 nghìn. Hôm nào đổi món ăn hải sản hoặc đổi vị cuối tuần, tiền chợ sẽ tăng lên ở mức 300 đến 500 nghìn. Trung bình 1 tháng mình chi khoảng 15 triệu đồng cho ăn uống, hoa quả".
Cụ thể chi phí mỗi bữa ăn nhà chị như sau: Bữa sáng 100 nghìn, trưa và chiều khoảng 150 nghìn. Hoa quả được ở quê gửi lên nên ít khi chị mua, nếu mua chị sẽ đặt hạn mức tiền hoa quả khoảng 150 nghìn/ngày.
Chị Trúc kể, trong bữa ăn ngày hôm trước chị sẽ hỏi qua các thành viên hôm sau thích ăn gì. Tối hôm đó, chị ghi ra giấy những thứ cần để sáng mai đi chợ.
"Những bữa tiệc buffet, sinh nhật mình lên kế hoạch trước như ăn món gì, dùng bao nhiêu chén dĩa... Đồ khô mua trước, hành tỏi mình bóc sẵn cho vào tủ lạnh. Riêng thực phẩm tươi sống, mình mua và chế biến cuối cùng”.
Không chỉ nấu nướng, trình bày mâm cơm chị Trúc cũng rất kỳ công. Chị chia sẻ rằng dù bận nhưng chị vẫn sắp xếp công việc để làm bởi mâm cơm nhìn hấp dẫn mới kích thích được vị giác của các thành viên gia đình.
Nguyễn Thu Giang
Mâm cơm Việt của chàng trai 10 năm ở châu Phi khiến nhiều người thán phục
Sống ở đất nước Angola đã 10 năm nay nhưng Vũ Văn Võ (SN 1994) vẫn luôn nấu cho gia đình những bữa cơm thuần Việt.
Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét