Nhân viên y tế cộng đồng Neelam Kumari bị cho là đã đưa người đàn ông câm điếc tên Dhruv Kumar (40 tuổi) đi triệt sản mà không có sự đồng ý, theo India Times.
Sự việc xảy ra tại làng Bishanpur, thành phố Etah, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
Theo Ashok, anh trai của nạn nhân, nhân viên y tế Kumari đã tìm đến nhà vào cuối tuần trước và nói đón Kumar đến bệnh viện địa phương để tiêm vaccine phòng Covid-19. Người này còn hứa gia đình được nhận 47 USD nếu người nhà tiêm phòng.
Vừa về đến nhà, Kumar rơi vào trạng thái bất tỉnh. Khi gia đình đưa anh đến bệnh viện cấp cứu, họ nhận được thông báo người đàn ông khuyết tật vừa trải qua quá trình triệt sản.
|
Dhruv Kumar vốn bị câm, điếc từ nhỏ. Ảnh minh họa: NPR. |
"Tôi mắc sai lầm tai hại khi tin lời và để em trai tôi đi cùng cô ta. Thay vì tiêm vaccine Covid-19, cô ta triệt sản em tôi", Ashok nói với India Times. Người anh cho biết mình và vợ vốn ít học nên không nắm rõ chương trình y tế ở địa phương.
Umesh Tripathi, Giám đốc sở y tế thành phố, cho biết đang cho phía bệnh viện tiến hành điều tra.
"Nữ nhân viên y tế cho biết người nhà của Kumar nói anh ấy có 3 người con, vợ đã bỏ đi và anh ấy có thể tham gia triệt sản. Trong đơn khiếu nại gửi đến cơ quan chức năng, người anh lại khai rằng họ nói Kumar chưa kết hôn", ông Tripathi nói với Vice News.
Times of India dẫn lời một nguồn tin giấu tên nói nhân viên y tế làm vậy để cố gắng hoàn thành chỉ tiêu mà sở y tế giao nhân ngày dân số thế giới 11/7. Tại Ấn Độ, chương trình kế hoạch hóa gia đình khuyến khích đàn ông đi triệt sản trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, nam giới chưa kết hôn không được tham gia.
Vị giám đốc nói thêm các nhân viên bệnh viện tin rằng người đàn ông khuyết tật ý thức được chuyện gì xảy ra bởi bác sĩ đã trao đổi trước khi tiến hành.
|
Vụ việc tiếp nối vào các vụ bê bối liên quan đến chuyện tiêm chủng vaccine phòng ngừa Covid-19 ở Ấn Độ. Ảnh: New Indian Express. |
Ông Tripathi nói thêm việc Kumari cố tình lừa nạn nhân đi triệt sản để có tiền thưởng là thiếu cơ sở. "Tôi không thấy động cơ tiền bạc nào đằng sau bởi nhân viên y tế chỉ nhận được khoản rất nhỏ khi thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình".
Gia đình Kumar đã làm đơn tố cáo gửi đến cảnh sát địa phương về tội triệt sản bất hợp pháp.
"Chúng tôi đã nhận được đơn khiếu nại nhưng chưa thể đi đến kết luận khởi tố bởi đang chờ kết quả điều tra từ phía sở y tế. Ngoài ra, nạn nhân vẫn chưa đưa ra lời khai của mình", Manvendra Tyagi, đại diện sở cảnh sát, cho biết.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Ấn Độ vấp phải nhiều bê bối trong quá trình triển khai. Đầu tháng 7, Ấn Độ triệt phá đường dây lừa đảo tiêm vaccine giả cho hàng nghìn người.
Theo giới chức Mumbai, ít nhất 12 điểm tiêm chủng giả mạo xuất hiện ở trong và quanh thành phố. Các điểm tiêm chủng giả đều sử dụng nước muối sinh lý để đánh lừa người dân.
Hồi tháng 4, tại bang Uttar Pradesh, ba phụ nữ lớn tuổi bị tiêm vaccine phòng dại thay vì tiêm vaccine chống Covid-19.
Theo Zing
Những người đàn ông triệt sản, quyết không sinh con ở Trung Quốc
Bất chấp các chính sách khuyến khích sinh đẻ của chính phủ, nhiều người trẻ ở đất nước tỷ dân vẫn không muốn có con vì áp lực kinh tế, quan niệm sống thay đổi.
Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét