Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Đảo Vàng trong truyền thuyết có thể đã được tìm thấy

Những cổ vật quý giá bằng vàng ròng với trị giá lên tới hàng triệu USD đã được tìm thấy trong vòng 5 năm qua dọc con sông Musi, đảo Sumatra, Indonesia.

{keywords}
Những cổ vật quý giá bằng vàng ròng với trị giá lên tới hàng triệu USD đã được tìm thấy trong vòng 5 năm qua dọc con sông Musi, đảo Sumatra, Indonesia (Ảnh: Daily Mail).

Việc liên tục tìm thấy những cổ vật quý khiến các nhà khảo cổ tin rằng đây chính là khu vực mà đế chế Srivijaya huyền thoại từng tồn tại. Srivijaya là một vương quốc đã được đề cập tới trong các câu chuyện truyền thuyết của Indonesia, người ta thường gọi vương quốc này là "Đảo Vàng", truyền thuyết kể rằng đây là một nền văn minh cổ xưa từng đạt tới sự giàu có, thịnh vượng đáng nể.

Trước nay, người ta đã luôn cố gắng tìm những dấu tích của vương quốc Srivijaya bởi Srivijaya đã biến mất một cách bất ngờ, không thể lý giải vào khoảng thế kỷ 14.

Tới gần đây, một số phát hiện khảo cổ đã khiến các nhà khoa học hy vọng rằng họ đã tìm thấy những dấu tích chứng minh cho sự tồn tại của đế chế Srivijaya.

Những hiện vật tìm được là do những người thợ lặn địa phương trong lúc lặn xuống sông để bắt các loại thủy sản, đã vô tình tìm thấy. Trên sông Musi, đoạn gần thành phố Palembang là nơi các thợ lặn thường bất ngờ tìm được nhiều báu vật cổ xưa, từ những bức tượng Phật có niên đại từ thế kỷ thứ 8 có gắn nhiều đá quý, cho tới những món đồ trang sức bằng vàng ròng quý giá.

{keywords}
Bức tượng Phật có niên đại từ thế kỷ thứ 8 được các thợ lặn tìm thấy (Ảnh: Daily Mail).

Tiến sĩ khảo cổ người Anh Sean Kingsley hiện đã có mặt tại Indonesia để tham gia vào hoạt động nghiên cứu, ông chia sẻ với tờ The Guardian: "Chỉ trong vòng 5 năm qua, rất nhiều món đồ cổ giá trị đã bất ngờ xuất hiện, những đồng tiền xu, những trang sức vàng ròng, các bức tượng Phật, các viên đá quý...".

Tiến sĩ Kingsley tin rằng đế chế Srivijaya quả thực chủ yếu tồn tại trên sông nước, ngôi nhà của người dân sống dưới đế chế này chủ yếu là những con thuyền di chuyển trên sông, thông tin này vốn đã được một số văn bản cổ đề cập. Khi nền văn minh này kết thúc, mọi dấu tích cũng biến mất một cách bí ẩn.

Dù vậy, việc các thợ lặn tìm thấy những món trang sức bằng vàng ròng quý giá, những tượng Phật bằng đồng, thậm chí bằng vàng, có gắn đá quý, với niên đại từ thế kỷ thứ 8, khiến các nhà khảo cổ tin rằng những hiện vật này đã phản ánh sự giàu có của vương quốc Srivijaya cổ xưa.

Lý do tại sao vương quốc này biến mất vẫn là điều bí ẩn. Giáo sư Kingsley so sánh sự biến mất của đế chế Srivijaya giống như những gì đã xảy ra với thành phố cổ Pompeii (Ý), nghĩa là có những sự thay đổi đột biến và dữ dội đã xảy ra.  

{keywords}
Những báu vật được ngư dân tìm thấy thường nhanh chóng bị bán cho những người tìm mua đồ cổ (Ảnh: Daily Mail).

Dù vậy, khó khăn mà các nhà khảo cổ đang gặp phải hiện nay là họ bị thiếu nguồn lực để tiến hành hoạt động khảo cổ một cách quy mô, trong khi đó, những báu vật được ngư dân tìm thấy thường nhanh chóng bị bán cho những người tìm mua đồ cổ.

Khi những manh mối đầu tiên vừa xuất hiện, giúp làm hé lộ về sự tồn tại của một đế chế vẫn được nhắc tới trong truyền thuyết, các nhà khảo cổ đã lại đau đầu lo lắng, rằng câu chuyện còn chưa kịp kể ra với thế giới một cách trọn vẹn, thì cổ vật được tìm thấy đã bị đem bán và tản mát khắp nơi.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Những manh mối đầu tiên vừa xuất hiện, giúp làm hé lộ về sự tồn tại của đế chế Srivijaya (Ảnh: Daily Mail).

Theo Dân Trí

Báu vật cung đình triều Nguyễn lưu lạc đến Pháp, gian nan hồi hương

Báu vật cung đình triều Nguyễn lưu lạc đến Pháp, gian nan hồi hương

Hàng trăm món cổ vật, bảo vật của cung đình triều Nguyễn từ mảnh đất Cố đô Huế lưu lạc khắp nơi, đến tận nước Pháp xa xôi. Qua hàng chục năm lưu lạc, nhiều cổ vật đã được hồi hương theo những cách riêng.  


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét