Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Chuyện về Thái 'tê tê' - người 'để quên' trái tim trong những cánh rừng lặng

Sinh ra và lớn lên dưới những tán rừng xanh thăm thẳm ở Ninh Bình, khi trưởng thành đi một vòng thế giới, nhưng rồi anh Thái 'tê tê' lại trở về với rừng, để trân quý, yêu thương, đấu tranh và bảo vệ.

{keywords}
{keywords}

{keywords}

Những con tê tê với chiếc bụng xẹp lép vì bị bỏ đói lâu ngày trong suốt hành trình vận chuyển trái phép từ Lào và Campuchia về Việt Nam, đang chuẩn bị phải trải qua một sự đau đớn tột cùng khác.

Một hỗn hợp gồm nước, bột và trứng sẽ được những người buôn bán động vật trái phép bơm thẳng vào cuống họng, dồn xuống đến dạ dày của những con tê tê bằng máy bơm áp lực.

Những chiếc bụng hóp ngay tức khắc căng phồng. Toàn bộ thành ruột, thành dạ dày bị giãn đột ngột. Những con tê tê yếu, không chịu được sẽ bị vỡ thành ruột mà chết. Tất cả, chỉ để phục vụ một mục đích, là tăng cân nặng cho tê tê.

Thậm chí, những người buôn bán trái phép còn nghiền nhỏ bột đá, trộn nước cùng các dung dịch giúp làm trơn rồi bơm vào dạ dày. Hoặc dùng ống kim tiêm, tiêm nước vào dưới từng chiếc vảy. Mỗi một lạng được tăng thêm sẽ đem về lợi nhuận hàng trăm nghìn đến cả triệu đồng.

Lòng tham, đã làm con người trở nên tàn nhẫn.

{keywords}

Bị nhốt trong lồng, túi lưới, trong thùng xe dài ngày khiến cho tê tê – loài thú có vú bị luôn lậu nhiều nhất thế giới - bị kiệt sức. Nếu được giải cứu, thì tỷ lệ sống sót của tê tê chỉ là 60%, thấp hơn rất nhiều so với các loài động vật hoang dã khác.

{keywords}

Tại Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam, có một Khu vực Giáo dục. Ở đó có hàng chục các cá thể động vật như cầy, lười, mèo rừng, rái cá, tê tê…đang được nuôi dưỡng, chăm sóc.

Những cá thể này đều được giải cứu từ những cuộc săn bắt và buôn bán trái phép. Nhưng dù sống sót, chúng mãi mãi không thể trở về với rừng xanh đại ngàn.

Có cá thể bị thương quá nặng, có cá thể thì bị nuôi nốt quá lâu nên đánh mất bản năng sinh tồn, không thể kiếm ăn hay tự vệ, không có khả năng sống sót nếu thả lại tự nhiên. Thế nên chúng đành phải dành cả cuộc đời mình, tĩnh lặng sau những tấm lưới sắt.

{keywords}

Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) được sáng lập và điều hành bởi anh Thái “tê tê“.

Sinh năm 1982 và có tới 16 năm miệt mài đấu tranh vì các loài động vật hoang dã, anh Thái “tê tê” là nhà bảo tồn đầu tiên của Việt Nam nhận được giải thưởng The Goldman Environmental Prize 2021, giải thưởng “Nobel xanh” danh giá.

Thời điểm đó, anh được rất nhiều báo chí và truyền thông quan tâm, phỏng vấn. Suốt cả tháng trời anh Thái không có thời gian bước chân vào rừng. Thế nhưng sau nửa năm, mọi thứ lại trở về như cũ.

Anh Thái vẫn lặng lẽ, điềm tĩnh, thô mộc. Còn trái tim vẫn đau đáu hướng về những cánh rừng và các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.

So với các nước phát triển, ở Việt Nam, vấn đề môi trường vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư. Những năm gần đây, khi dịch bệnh và thiên tai hoành hành, nhiều những vấn đề ngắn hạn lại cần được ưu tiên quan tâm giải quyết hơn. Còn những cánh rừng thì ngày ngày vẫn đang chảy máu.

Dịch bệnh khiến số lượng người thất nghiệp phải trở về quê tăng vọt. Không có thu nhập, họ đổ vào những cánh rừng để tìm kiếm các sản phẩm từ rừng và động vật hoang dã, vừa tiêu thụ vừa bán. Đội Đặc nhiệm bảo vệ rừng “Anti – poaching” của anh Thái phải căng mình đi tuần ngày đêm để có thể ngăn chặn kịp thời các hành động trái phép.

{keywords}

Dịch bệnh cũng gây ra những khó khăn kinh tế, khiến các tổ chức và doanh nghiệp không duy trì được nguồn tài trợ cho các hoạt động bảo tồn.

Các vườn thú – nơi có cam kết đóng góp 10% doanh thu vào các hoạt động cứu trợ động vật cũng phải đóng cửa, không có nguồn thu để đóng góp.

Thế nhưng, may mắn thay, số tiền giải thưởng “Nobel xanh” trị giá 5 tỷ đã giúp anh Thái và SVW tiếp tục duy trì được các hoạt động. Vẫn ngày ngày mặc chiếc áo thun quen thuộc, vẫn đi chiếc xe wave cũ mèm từ năm 2010. Toàn bộ số tiền thưởng, anh Thái dành hết cho những cánh rừng.

Đội “Anti- poaching” được mở rộng ra 4 vườn quốc gia là Cúc Phương, Cát Tiên, U Minh Thượng và U Minh Hạ. Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên và Pù Mát, SVW lắp đặt những hệ thống Camera tích hợp công nghệ AI để nhận diện con người, hỗ trợ đội tuần tra ngăn chặn các hành động săn bắt trái phép.

Ngoài ra, một phần tiền thưởng được sử dụng để trao tặng cho những cán bộ công an đã nỗ lực triệt phá 3 vụ buôn bán trái phép hổ và tê tê ở Nghệ An, cũng như một đơn vị báo chí đã dũng cảm phanh phui đường dây buôn bán hổ tồn tại nhiều năm.

{keywords}

Mục tiêu lớn nhất của anh Thái không chỉ là bảo vệ những cánh rừng, mà còn là làm sao để thúc đẩy cả xã hội có thể dành sự quan tâm mạnh mẽ hơn cho những vấn đề dài hạn như môi trường.

{keywords}

Một trong những câu anh Thái được nghe nhiều nhất từ những người xung quanh, là tại sao cứ phải lo những thứ không phải là trách nhiệm của mình, tại sao cứ phải hy sinh mà không làm những điều tốt hơn cho bản thân và gia đình?

Nhưng anh Thái chưa bao giờ coi đó là sự hy sinh. Đó là sự lựa chọn. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống. Và anh Thái lựa chọn cách sống mang đến ý nghĩa bền vững cho quê hương của mình.

Có cơ hội sống và làm việc ở rất nhiều nước phát triển, tiếp xúc với những nền văn minh lớn, nhưng anh Thái chưa từng nghĩ sẽ định cư ở nước ngoài.

Toàn bộ tâm trí và trái tim anh đều hướng về Việt Nam. Hướng về những chú tê tê hiền lành đang ẩn náu nơi rừng lặng, hướng về những tiếng kêu đau đớn tuyệt vọng của các loài động vật, hướng về những phiến gỗ đổ gục buồn bã trong những cánh rừng già…

Điều quan trọng nhất khiến anh Thái có thể bền bỉ suốt 16 năm hành trình đầy khó khăn và nhiều lúc đơn độc này, chính là sự tích cực trong suy nghĩ.

Rất nhiều đồng nghiệp của anh đã chán nản và bỏ cuộc vì phải đối diện với sự bất lực khi không cứu được những cá thể động vật, hoặc khi thấy những gì mình làm được vẫn chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong hàng loạt những vụ săn bắt mua bán trái phép đang diễn ra hàng ngày. Bản thân anh Thái trong suốt 7 năm, anh cùng SVW cứu được gần 2.000 cá thể tê tê. Nhưng con số ấy có khi không bằng số lượng vảy tê tê thu giữ được trong một vụ buôn bán.

{keywords}

Nỗ lực 7 năm liền cứu hộ không bằng một lần các cá thể bị giết hại, mọi cố gắng chỉ như muối bỏ biển. Nhưng anh Thái vẫn kiên trì không bỏ cuộc.

Bởi anh luôn tích cực nhìn vào những điều nhỏ bé nhất mà mình và cả nhóm đã làm được, đã thay đổi được. 2.000 cá thể tê tê có thể không phải là nhiều, nhưng nếu không có những hành động này thì chắc chắn mức độ suy giảm của tê tê sẽ còn nhanh hơn rất nhiều, thậm chí là dẫn đến tuyệt chủng ngoài tự nhiên như tê giác.

Niềm vui của anh đơn giản chỉ là cứu được một cá thể, chăm sóc và được nhìn nó bước lại về môi trường tự nhiên một cách an toàn.

Anh Thái luôn nghĩ rằng, đừng xoáy vào những điều lớn lao mà hãy cứ nhìn vào những sự tích cực nhỏ, sự thay đổi nhỏ như thế thì sẽ tạo ra động lực và sức mạnh để vượt qua những khó khăn trước mắt.

Anh cũng tin rằng, chỉ cần có những sự đấu tranh bền bỉ và những tổ chức như SVW, tinh thần bảo vệ thiên nhiên sẽ dần được lan tỏa và chạm đến cả xã hội, thúc đẩy mọi người cùng hành động. Bởi thiên nhiên không phải là tài sản chung. Thiên nhiên là tài sản riêng của mỗi người, và cần mỗi người tự bảo vệ.

{keywords}

Bài viết: Thuỳ Chi

Video: Thuỳ Chi - Đức Yên

Thiết kế: Nguyễn Ngọc

Với những cống hiến to lớn của mình, anh Thái lọt vào đề cử Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021. Mời độc giả bình chọn cho nhân vật TẠI ĐÂY.

 {keywords}


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét