Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Những lời bàn tán về cơ thể gây ám ảnh cho phụ nữ

Maeve Higgins cho biết những câu nhận xét về vẻ ngoài dù tốt hay xấu đều có thể vô tình gây tổn thương cho người đối diện.

“Kỳ nghỉ đông sắp đến gần và tôi đã sẵn sàng chào đón những ngày tuyệt vời trước mắt. Nhưng điều đó sẽ hoàn hảo hơn nếu không ai nhắc về cơ thể của tôi”, đó là điều ước Giáng sinh của Maeve Higgins, phóng viên đang làm việc tại tờ The Guardian.

Sau nhiều lần cân nhắc, cuối cùng cô cũng biết phải đáp lại thế nào khi nhận được lời khen đại loại như “trông bạn thật xinh xắn, hình như bạn đã giảm cân”, “làn da của bạn trông rất hút ánh nhìn”.

Cô sẽ trích dẫn lời của Jonah Hill, một diễn viên người Mỹ, như sau: “Tôi biết bạn có ý tốt nhưng tôi hy vọng bạn không bình luận về cơ thể của tôi. Dù tốt hay xấu, tôi chỉ muốn bạn biết rằng điều đó không hữu ích hay làm tôi vui hơn. Mong bạn thông cảm”.

Higgins không chắc cách này sẽ hiệu quả và có thể khiến mọi người khó chịu nhưng cô vẫn quyết tâm thử.

Toi am anh vi loi ban tan ve co the cua minh anh 1

Những lời nhận xét về vẻ ngoài là nỗi ám ảnh với nhiều cô gái. Ảnh: The Independent.

Higgins cho biết mỗi khi có ai nói về ngoại hình của mình, người cô sẽ bắt đầu nóng bừng, đổ mồ hôi và não dần “đóng băng” như phát ra cảnh báo khẩn cấp. Đó không phải là trạng thái tốt nhất để mang đến những bữa tiệc vào cuối năm.

Theo Higgins, nhiều người thường quên “tắt công tắc” nhận xét khi nói chuyện với một ai đó. Điều này có thể vô tình gây tổn thương cho người đối diện bởi định kiến về chuẩn mực cái đẹp.

“Một số người cho rằng đẹp là phải có thân hình thon gọn, nước da trắng ngần và những quy tắc đó khiến tôi thấy khó chịu. Chúng ta không cần trở nên đẹp trong lời nói dối của người khác. Thật không công bằng khi phải mong đợi mọi người ngừng nhận xét về cơ thể của nhau”, cô viết.

Gánh nặng từ hình thể

Để tránh bị tác động từ những giọng nói bên ngoài, Higgins đã đăng ký lớp thiền định để học cách chấp nhận cơ thể của mình.

“Bạn không thể có một mối quan hệ trung lập với cơ thể. Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không tránh khỏi phản ứng ban đầu. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa khó mà bứt ra khỏi nó. Vì vậy, sự bình tĩnh là thứ giúp bản thân vượt qua điều đó”, Kevin Townley, giáo viên dạy thiền của Higgins, nói.

Đôi khi, những lời nhận xét về cơ thể mang hướng tích cực. Song trong một số trường hợp, sự tiêu cực, cay độc trong cách nói có thể khiến người khác chịu tổn thương nghiêm trọng. Đây được gọi là miệt thị ngoại hình (body shaming).

Katie Willcox, người sáng lập phong trào Healthy Is the New Skinny, cho rằng “body shaming” là một vấn đề lớn và phải mất khoảng thời gian khá lâu để phụ nữ ở mọi hình thể thực sự được chấp nhận.

Willcox đã thực hiện một thử nghiệm nhỏ trên Instagram. Cô đặt câu hỏi cho 500.000 người theo dõi của mình về những lời nhận xét khiến họ không thoải mái.

Chỉ một giờ sau, Willcox nhận được hàng nghìn câu trả lời và phần lớn trong số đó đều ẩn chứa câu chuyện đau lòng.

“Các bình luận khác nhau từ chế giễu về chiều cao, cận nặng đến lời gợi ý về tập luyện để thay đổi vóc dáng. Thậm chí một số còn chỉ trích bất cứ khi nào thấy họ xuất hiện. Tôi thấy chúng ta nên thay đổi cách nói về cơ thể phụ nữ”, Willcox bày tỏ.

Toi am anh vi loi ban tan ve co the cua minh anh 2

Sự chú trọng về vẻ ngoài khiến mọi người có cái nhìn khắt khe về hình thể. Ảnh: The Conversation.

Renee Engeln, giáo sư tâm lý học ở Northwestern, nhận định rằng nền văn hóa chú trọng vẻ ngoài đã tạo cơ hội cho sự chỉ trích xuất hiện.

“Chúng ta luôn quan tâm đến ngoại hình, đặc biệt là đối với phụ nữ và công nghệ hiện đại đã khiến điều này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều diễn đàn để nhìn ngắm cơ thể nữ giới trở nên nở rộ, kèm theo đó là lời đánh giá, bình luận và thậm chí chia sẻ chúng với bạn bè của họ”, bà Engeln nói với CNN.

Theo Engeln, truyền thông luôn ưu ái cho sự thon gọn hơn là một cơ thể ngoại cỡ. Ở nhiều quốc gia, người gầy có những đặc quyền nhất định.

“Không khó để tăng cân nhưng cũng thật khó để giữ dáng. Vì vậy, gầy trở thành một dấu hiệu của người có địa vị. Bởi vì nó có nghĩa là bạn có thể mua được những giờ tập trong phòng gym, dùng bữa với thực phẩm hữu cơ lành mạnh hoặc sống ở một nơi nào đó an toàn để đi dạo mỗi tối”.

Kẹt lại Việt Nam vì dịch, người phụ nữ mua đất trồng trái cây sạch

Kẹt lại Việt Nam vì dịch, người phụ nữ mua đất trồng trái cây sạch

Khi lên chuyến bay giải cứu về Việt Nam, chị Mai không nghĩ sẽ phải xa con lâu đến vậy. Tuy nhiên, với tinh thần lạc quan, chị tận dụng thời gian mắc kẹt để làm nhiều việc ý nghĩa.

Theo Zing


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét