Liệu rằng chúng ta có thể làm mới truyền thống hái lộc bằng việc gieo lộc để giúp gìn giữ nét đẹp truyền thống, lại góp phần làm đẹp cảnh quan và sống thân thiện hơn với môi trường?
Lộc - ai gieo cho mình hái, nhỡ… hết lộc thì sao?
Hái lộc đầu năm - một phong tục đẹp và đáng trân trọng của dân tộc Việt, giúp nâng đỡ tâm hồn và tạo hy vọng về năm mới phát lộc. Tuy nhiên, việc lạm dụng đã gây ra những dư luận trái chiều về việc nên hay không nên hái lộc vào đầu năm mới.
Từ "lộc" trong hái lộc có hai nghĩa là nhánh cây non và bổng lộc. Cứ đến đêm giao thừa, trong thời khắc giao thoa giữa đất trời, có đến hàng trăm người chen chân vào cổng chùa, đền để chờ mong hưởng chút lộc từ Thần, Phật ban cho bằng việc hái những lộc non này trên những thân cây có sức sống mạnh mẽ như cây sung, cây si, cây đa…
Với ý nghĩa “tống cựu nghênh tân”, một lộc non mới nhú tượng trưng cho điều tốt đẹp mới sẽ xảy ra cho gia đình và bản thân trong năm mới. Thế nhưng, hoạt động này từ lâu đã trở nên “biến tướng” khi có hàng loạt phiên bản hái lộc “lỗi”. Đó là khi người ta nghiễm nhiên tranh giành, manh mún để kịp giành lộc vì sợ “nhanh chân còn, chậm chân thì hết” tạo ra một hình ảnh nhốn nháo, xô bồ trong ngày đầu năm tại nơi linh thiêng, thanh tịnh.
Hơn thế nữa, với suy nghĩ sai lệch hái cành càng to thì lộc càng nhiều, dân tình không ngại mạnh dạn “bẻ” ngọn, “chặt” những cành cây to nhất, đẹp nhất dẫn đến phá hoại cây xanh. Những gì còn lại sau mỗi đợt “hái lộc” là những cây xanh bị “vặt trụi”, mỹ quan chốn thần phật xác xơ, tàn tạ.
Từ một nét văn hóa đẹp, hái lộc đầu xuân đã bị hiểu sai và lạm dụng khiến cho môi trường và cảnh quan bị tàn phá |
Những hành động hái lộc tùy tiện này trở thành “cái tội”, chứ không còn đem lại may mắn và duyên lành cho gia chủ. Điều đó còn khiến văn hóa hái lộc vô tình đã trở nên xấu xí và làm cho thế hệ con cháu hiểu sai về ý nghĩa nhân văn của việc hái lộc đầu năm.
Lộc “thiêng” khi chính ta gieo trồng
Ý nghĩa nguyên sơ của việc hái lộc do ông cha để lại ngoài tượng trưng cho việc đem lộc chồi, đem về nhà sự sinh sôi nảy nở dịp đầu năm còn là những bài học giá trị về nhân quả. Dù vậy, trong thập kỷ 2020 sắp tới, mỗi người có thể làm mới hoạt động hái lộc để phù hợp với những thay đổi hiện tại của xã hội và môi trường sống khi chỉ trong vài năm vừa qua, liên tiếp những biến cố, ô nhiễm, biến đổi khí hậu hay gần đây nhất là cháy rừng đang xảy ra gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.
Cây xanh chính là “kho báu” và là cứu tinh cho cả nhân loại, vì thế, hơn lúc nào hết, cây cần được bảo vệ để bảo vệ lại con người. Thay vì hái lộc, các gia đình có thể bắt đầu gieo lộc cây vào ngày Tết để hái về những “quả ngọt” trong năm.
Mỗi mầm xanh gieo xuống chính là trải nghiệm nhận về |
Một lộc hay sinh vạn lộc may, nếu gieo lộc cây bóng mát, ta được lộc che chở quanh năm, là giống cây ăn quả ta nhận về được lộc no đủ… Lộc sẽ chẳng còn nếu ai cũng chỉ biết khư khư hái, vì vậy gieo lộc là cách “hái lộc” để có được lộc theo hướng tốt đẹp, nhiều may mắn và thân thiện với môi trường.
Lộc chính tay mình gieo thì phúc nhận được mới thật sự của mình, vun trồng những mầm xanh mới chính là gieo duyên lành vào đầu năm, giúp cho chủ nhân hưởng lộc, hưởng phước suốt năm.
Mỗi dịp cận Tết, các bậc cha mẹ bận rộn hơn cả với nhiều thứ phải sắm sửa nên vô tình quên mất những ngày Tết cổ truyền cũng là thời điểm tốt nhất để dạy cho con cháu những giá trị vô hình mà quý giá. Đó có thể là dạy con việc gói bánh chưng hình vuông là Đất, bánh giầy với hình tròn tượng trưng cho Trời, hay đó có thể đơn giản là dạy con trồng cây, gieo mầm, dù đổ mồ hôi nhưng thành quả sẽ ngọt ngào và an lành. Dù là gì, dịp Tết cũng là khoảng thời gian rất ý nghĩa để con học được điều mới mẻ và nhân văn.
Cùng con trồng cây, cả gia đình có những trải nghiệm quý giá và bố mẹ dạy con thêm nhiều bài học hay |
Bố mẹ là những người thầy cô đầu tiên trong cuộc đời của con, vì thế việc giáo dục con trưởng thành trong suy nghĩ bằng những hành động nhỏ như ươm mầm, trồng cây dịp đầu năm ngoài việc giúp con biết yêu thương cây xanh, còn là bài học rằng gieo cây thì hưởng được lộc. Những vết lấm bẩn đầu đời khi cả gia đình cùng nhau xới đất, tưới cây, gieo mầm dạy con rằng lấm bẩn để học điều hay là tốt, khuyến khích con sẵn sàng lấm bẩn để trải nghiệm cuộc đời trọn vẹn nhất.
Trong xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường, mỗi người có thể làm mới hoạt động hái lộc bằng việc gieo lộc - đó cũng chính là lời kêu gọi của nhãn hàng OMO vào dịp Tết này
Bằng việc thay đổi một chút tập tục "hái lộc" theo cách gieo lộc, chúng ta có thể vừa có những khoảnh khắc Tết ý nghĩa cùng gia đình, đem lại may mắn, lộc đầu năm nhưng đồng thời cũng tác động tích cực đến môi trường và cho Tết thêm xanh.
Cùng OMO Ươm mầm xanh - Gieo lộc Tết Chiến dịch “Vui trồng Lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay” của OMO đã và đang tạo nên những giá trị rất thiết thực cho môi trường khi không những khuyến khích mọi người nên trồng cây, gieo lộc mà còn tạo nên Quỹ OMO Vườn ươm lộc quý Việt Nam nhằm trao tặng 6000 cây cho Vườn Quốc Gia Cát Tiên - “khu dự trữ sinh quyển thế giới” và Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng -“ di sản thiên nhiên thế giới”. Tìm hiểu thêm thông tin của chương trình tại: https://ift.tt/2IEjojl |
Kim Phượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét