Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Ra mắt ứng dụng đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch

Thông qua ứng dụng ‘Du lịch Việt Nam an toàn’, du khách có thể tìm kiếm thông tin về các điểm đến an toàn, đưa ra đánh giá, phản hồi, giúp cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý khi có sự việc phát sinh.

Sáng ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký quy chế phối hợp với Tổng cục Du lịch nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, nhấn mạnh, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác.

{keywords}
Lễ ký kết quy chế phối hợp và ra mắt ứng dụng đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch

Trong 5 năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đột phá về cả khách quốc tế lẫn khách nội địa, du lịch đóng góp trực tiếp khoảng 9,2% GDP. Tuy nhiên ở một số nơi vẫn xảy ra tình trạng khách du lịch bị ép giá, lừa đảo, quảng cáo không đúng chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm…

Vì vậy, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành ký kết Quy chế phối hợp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.

Ứng dụng ‘Du lịch Việt Nam an toàn’ được triển khai theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ứng dụng này cho phép hai Tổng cục dễ dàng trao đổi thông tin, dữ liệu, phối hợp tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.

Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, nhấn mạnh, thông qua ứng dụng ‘Du lịch Việt Nam an toàn’ của Tổng cục Du lịch, Tổng cục Quản lý thị trường có thể nhanh chóng tiếp nhận những phản hồi của du khách và kịp thời xử lý ngay nhằm bảo vệ quyền lợi của du khách.

Đồng thời khẳng định đây là một nền tảng số rất quan trọng để bảo đảm sự an toàn và quyền lợi của khách du lịch trong thời gian tới.

{keywords}
Ứng dụng ‘Du lịch Việt Nam an toàn’ sẽ giúp du khách có trải nghiệm tốt đẹp trong các chuyến du lịch tại Việt Nam

Theo Quy chế phối hợp, với mục tiêu phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, lấy khách du lịch làm trọng tâm và góp phần nâng cao vị thế của Du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường thống nhất nội dung phối hợp chủ yếu như sau:

1. Tiếp nhận và xử lý những phản hồi liên quan đến các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật;

2. Thống nhất trao đổi thông tin, tài liệu, dữ liệu về các phương thức, thủ đoạn hoạt động xâm phạm quyền lợi của khách du lịch;

3. Phối hợp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch. Đồng thời,  phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân trên phạm vi cả nước;

4. Chú trọng xây dựng, phát triển ứng dụng dùng chung trên nền tảng số và công nghệ tiên tiến để có thể tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch;

5. Ưu tiên, khuyến khích ứng dụng công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới do hai bên phát triển.

Chuyện chưa kể về nhà thờ hơn 100 tuổi nằm trên mỏm núi hình con rùa

Chuyện chưa kể về nhà thờ hơn 100 tuổi nằm trên mỏm núi hình con rùa

Nhà thờ cổ ở thôn Đồng Chiêm (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Ngay trước cửa nhà thờ có đôi nghê đá quay mặt ra ngoài. 

Ngọc Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét