Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Ý nghĩa ngày Halloween không phải ai cũng biết

Ít ai biết, lễ hội Halloween mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đặc biệt là với trẻ em.

{keywords}
Ảnh: Dương Hiếu

Nguồn gốc ra đời

Lễ Halloween được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng 10, bắt đầu từ buổi chiều tối cho tới 12 giờ đêm.

Halloween có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo.  Đó là từ viết tắt trong "All Hallows’ Evening” (buổi tối của Lễ Chư Thánh) diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời.

Thế nhưng cũng có tài liệu cho rằng, lễ hội Halloween ngày nay chịu ảnh hưởng nhiều từ lễ Samhain của dân tộc Celt, một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ai-len (Ireland) và miền Bắc nước Pháp…

Vào ngày 1/11 hàng năm, người Celt sẽ tổ chức lễ hội Samhain để đánh dấu cho sự kết thúc của mùa hè và thời tiết chuyển sang đông, đây cũng là thời điểm để khởi đầu một năm mới. 

Họ tin rằng khi mùa hè kết thúc và mùa đông lạnh lẽo, tràn đầy bóng tối bắt đầu thì vào đêm trước của năm mới (tức ngày 31/10) ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mờ nhạt.

Vào ngày này, người dân thường dập tắt các đám lửa trong nhà của họ, biến bản thân trở nên lạnh lẽo và hy vọng các linh hồn sẽ bỏ qua. 

Họ cũng có tục lệ mặc các trang phục mô phỏng ma quỷ, diễu hành ồn ào quanh các khu phố để trấn an nỗi lo sợ các linh hồn.

Ý nghĩa của lễ hội Halloween

{keywords}
Ảnh: Dailymail

Bên cạnh nguồn gốc, lễ hội Halloween có nhiều ý nghĩa giáo dục, không phải ai cũng biết.

Theo truyền thuyết của người Ireland, một kẻ nghiện rượu tên là Sting Jack ăn trộm đồ trong ngôi làng và bị người dân đuổi đánh.

Jack chạy trốn, trên đường, hắn gặp một con quỷ được sai đến để bắt linh hồn của hắn đi. Tuy nhiên Jack đã lừa con quỷ leo lên cây táo cổ thụ và không cho nó xuống bằng cách khắc dấu thánh giá vào vỏ cây.

Con quỷ van xin và Jack bắt con quỷ phải thề rằng sẽ không bao giờ tước đi linh hồn của hắn.

Sau này, Jack chết nhưng linh hồn của hắn không được lên thiên đàng vì những tội lỗi khi còn sống. Địa ngục cũng không có chỗ cho linh hồn hắn dung thân vì lời thề của con quỷ. Vì thế linh hồn của Jack phải lang thang nơi trần gian.

Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho hắn hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt. Jack lấy củ cải đỏ đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, đặt hòn than bên trong. 

Từ đó, cứ mỗi mùa Halloween về, người nông dân ở các ngôi làng Ireland lại khắc những chiếc đèn lồng bằng củ cải để xua đuổi linh hồn của Jack và cả những bóng ma lang thang khác.

Sau này khi nhập cư vào Mỹ, người Ireland đã biến quả bí ngô thành chiếc đèn lồng Jack-O-Lantern khắc hình mặt người rùng rợn với ngọn nến được thắp sáng bên trong như chúng ta vẫn thường thấy. 

Hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween.

Theo thời gian, lễ hội Halloween đã trở thành lễ hội truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Người ta tin rằng những chiếc lồng đèn làm từ quả bí ngô sẽ xua đuổi ma quỷ và mang lại nhiều niềm vui cho mọi người.

Thông qua lễ hội này, người ta cũng đưa ra một số ý nghĩa mang tính chất giáo dục, đặc biệt là với trẻ em:

Thứ nhất, không nên sống tham lam, ích kỷ như chàng Jack.

Thứ hai, khi sống cần phải có hàng xóm, láng giềng, phải có niềm tin vào cuộc sống, tôn kính tổ tiên và các tiền nhân.

Thứ ba, cuộc sống là một vòng tuần hoàn, luôn có sự cho đi và nhận lại, chúng ta cần phải cho đi để được nhận lại …

'Quý ông' Sài Gòn làm điều ám ảnh ở phố Tây Bùi Viện

'Quý ông' Sài Gòn làm điều ám ảnh ở phố Tây Bùi Viện

Người dân Sài Gòn trong màu áo sặc sỡ, kinh dị hoá trang thành ma, quỷ tham gia lễ hội Halloween khu phố Tây Bùi Viện (Quận 1, TP.HCM) vào tối 30/10.

Thái Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét