Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Những cách 'lấy may' ngày đầu năm

Dưới đây là những phong tục "lấy may" ngày đầu năm của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạn có thể tham khảo để tận hưởng một ngày đầu năm với nhiều niềm tin và hy vọng.

Mỗi nền văn hóa lại có những nét riêng thú vị trong thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, những cách thức ấy giúp người dân ở tại những vùng đất khác nhau có nhiều niềm tin, hy vọng và sự lạc quan hơn để bước vào một năm mới với nhiều may mắn hơn.

Ăn cá

Những cách lấy may ngày đầu năm - 1

Người dân ở tại nhiều quốc gia thích ăn cá trong ngày đầu năm. Nếu người Trung Quốc thích ăn cá trong Tết âm lịch vì từ "cá" trong tiếng Trung đồng âm với từ "dư" (trong "dư dả"), thì người dân phương Tây thích ăn cá đơn giản bởi cá chỉ bơi theo một hướng: hướng... trước mặt, luôn tiến về phía trước, không lùi.

Đồ trắng tinh khôi

Người dân Brazil thích mặc màu trắng trong đêm giao thừa bởi đối với họ đó là màu của may mắn và an bình. Hơn thế, trong thời đại của mạng xã hội, việc mọi người mặc đồ đồng màu càng dễ tạo nên những bức ảnh ấn tượng để đăng tải chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trong ngày đầu năm.

Nhảy qua 7 con sóng

Những cách lấy may ngày đầu năm - 3

Người dân Brazil nếu đón năm mới bên bờ biển sẽ ngay lập tức chạy ra đón sóng, họ sẽ nhảy lên 7 con sóng xô bờ. Mỗi lần nhảy qua một con sóng, người ta sẽ ước một điều.

Đập vỡ đĩa

Những cách lấy may ngày đầu năm - 4

Ở Đan Mạch, đĩa sứ vỡ tượng trưng cho điềm may, mọi người sẽ mang đĩa đến rồi đập vỡ vụn trước cửa nhà của người thân, bạn bè. Càng có nhiều mảnh vỡ xuất hiện trước cửa nhà trong ngày đầu năm, gia chủ sẽ càng may mắn trong năm mới.

Ăn 12 quả nho

Những cách lấy may ngày đầu năm - 5

Chính vào thời khắc giao thừa, người dân ở Tây Ban Nha có thói quen ăn 12 quả nho. Mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm mới. Điều quan trọng là bạn phải ăn mỗi quả nho trùng với mỗi tiếng chuông của chiếc đồng hồ quả lắc và khi chuông dứt, bạn phải vừa kịp ăn xong hết 12 quả nho.

Hôn người yêu thương

Những cách lấy may ngày đầu năm - 6

Truyền thống này tồn tại ở nhiều nước phương Tây. Khi chuông đồng hồ điểm 12h trong thời khắc giao thừa, người ta liền quay sang hôn người mà mình yêu thương với hy vọng năm mới sẽ ngập tràn yêu thương ngọt ngào.

Nhảy vào năm mới

Những cách lấy may ngày đầu năm - 7

Cũng ở Đan Mạch, người ta còn có truyền thống đứng trên ghế và "nhảy" vào năm mới trong thời khắc giao thừa, cú nhảy của sức bật, niềm vui và sự hưng phấn hứa hẹn mang lại may mắn trong năm mới.

Xách vali và chạy

Những cách lấy may ngày đầu năm - 8

Những chiếc vali, túi xách, balô... thực chất chẳng đựng món đồ nào cả. Ở Colombia, người ta tin rằng xách vali rỗng và chạy quanh khu mình ở thật mau lẹ sẽ khiến năm mới chứa đựng nhiều chuyến hành trình kỳ thú mới.

Đập vỡ kẹo bạc hà

Những cách lấy may ngày đầu năm - 9

Ở New York, có nhiều tiệm bánh kẹo bán những chiếc kẹo bạc hà hình chú heo vào dịp cuối năm. Đi kèm với chiếc kẹo lớn này là một chiếc búa nhỏ, các thành viên tham dự tiệc giao thừa sẽ lần lượt được đập vỡ chiếc kẹo ra thành nhiều mảnh và lấy một mẩu kẹo để ăn, tượng trưng cho may mắn trong năm mới.

Hương vị kẹo bạc hà thơm mát giúp tỉnh táo, sảng khoái trong thời khắc giao thừa tượng trưng cho một năm mới tốt đẹp, may mắn hơn.

Mở cửa sổ, cửa ra vào

Những cách lấy may ngày đầu năm - 10

Ở tại nhiều quốc gia, người dân có thói quen mở hết các cửa sổ và cửa ra vào trong đêm giao thừa để năm cũ đi ra, năm mới đi vào thật dễ dàng, thuận lợi.

Chọn đồ nội y

Những cách lấy may ngày đầu năm - 11

Ở tại một số quốc gia Nam Mỹ, người ta tin rằng màu sắc đồ nội y mặc trong lúc giao thừa sẽ ảnh hưởng tới vận may của bạn trong 12 tháng tới. Người ta chọn màu vàng nếu muốn gặp may mắn, màu đỏ nếu muốn có tình yêu và màu trắng nếu cầu sự bình an.

Hắt nước qua cửa sổ

Những cách lấy may ngày đầu năm - 12

Ở Puerto Rico, người ta tin rằng hắt một xô nước qua cửa sổ sẽ xua đi những đen đủi của năm cũ. Đồng thời, họ rắc đường bên ngoài nhà mình để mời vận may năm mới vào nhà.

Mua những món đồ may mắn dễ thương

Những cách lấy may ngày đầu năm - 13

Ở Đức và Áo, có những biểu tượng cho sự may mắn mà người ta thường dành tặng cho người thân, bạn bè trong dịp năm mới.

Những biểu tượng này có chú heo, cây nấm, cỏ ba lá... Bạn có thể mua những món đồ lưu niệm hình biểu tượng may mắn tại các phiên chợ Giáng sinh hoặc những chiếc kẹo bánh có hình biểu tượng may mắn để dành tặng cho người bạn yêu mến.

Lưu giữ điều nguyện cầu cho năm mới

Những cách lấy may ngày đầu năm - 14

Vào mỗi dịp năm mới, người ta thường hay đặt ra những mục tiêu cho 365 ngày tiếp theo trong năm, bạn cùng với người thân hoặc bạn bè có thể viết ra những mục tiêu cho năm mới rồi cất những tờ giấy ấy trong một chiếc lọ, giữ trong suốt cả năm. Vào đêm giao thừa năm sau, mọi người có thể cùng ngồi lại và đọc lại những mục tiêu mình đã vạch ra từ đầu năm, để xem mình đã tiến được bao xa.

Những lời chúc Tết Dương lịch 2021 hay, ý nghĩa

Những lời chúc Tết Dương lịch 2021 hay, ý nghĩa

Hãy soạn những lời chúc năm mới đầy ý nghĩa để gửi đến bố mẹ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình bạn nhé. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Theo Dân trí

Bí quyết hầm xương bò nấu phở cho nước dùng trong, ngọt, thơm

Chỉ cần thêm đúng 1 bước này trước khi hầm xương bò, nước dùng sẽ trong vắt không tí váng, thơm lừng, không hôi gây mùi bò.

Phở bò là món ăn được coi như 'quốc hồn, quốc túy' của dân tộc. Món phở bò không chỉ xuất hiện ở những quán bình dân vỉa hè mà giờ có còn cả trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, thậm chí vượt ra ngoài biên giới, được bạn bè quốc tế biết đến, ngưỡng mộ.

Nấu phở bò tưởng đơn giản mà lại cầu kỳ không tưởng. Cầu kỳ từ khâu thái thịt, từ cách chọn xương, từ những nguyên liệu cơ bản nhưng phải gia giảm đúng liều lượng... Và quan trọng nhất, một bát phở bò ngon thì nước dùng phải thật chuẩn.

Từ xưa đến nay, các nghệ nhân nấu phở đều quan trọng nhất việc ninh nước dùng. Nước dùng chan phở phải trong vắt, thơm lừng, không gây, ngọt lịm từ xương chứ không phải từ mì chính.

Nước dùng nấu phở bò dĩ nhiên được nấu từ xương bò, cùng các nguyên liệu không thể thiếu đó chính là quế, hồi, thảo quả, gừng nêm nếm thêm muối... Và đây là các công đoạn để ninh nước dùng phở.

{keywords}
Nguyên liệu để ninh nước dùng đều được nướng hoặc rang cho thơm.

Nguyên liệu

1kg xương bò; 1 thìa canh muối; một nắm đầu khẩu mía hoặc 2 thìa đường phèn; 1 nắm hành củ nướng sơ cả vỏ; 1 củ gừng nướng sơ cả vỏ; 3 củ hành tây nhỏ; 2-3 đốt quế; 2-3 thảo quả; 3-4 cánh hoa hồi; 1 nắm rễ hành + 1 nắm rễ mùi (rau mùi ta và hành lá để ăn kèm không bỏ rễ đi mà cắt phần gốc nguyên rễ rửa sạch); 3 lít nước.

Cách làm

Hầm xương bò nấu phở thêm đúng thao tác này, nước dùng trong vắt, thơm lừng, ngọt lịm - 2

Xương bò rửa sạch, bỏ tủy sau khi trần

Bước 1: Xương bò mua về rửa sạch, đeo găng tay chà xát với muối và rượu trắng chút đỉnh cho bớt mùi gây. 

Bước 2: Xương đã sạch ráo thì cho lên khay để nướng ở nồi chiên không dầu hoặc lò nướng ở nhiệt 200-230 độ C khoảng 15-20p. Xương sẽ cháy xém, chảy mỡ thừa, mùi xương sẽ rất thơm không gây hoi khi ninh. 

Bước 3: Xương nướng xong rửa lại sạch với nước. Cho xương vào nồi nước trần qua. Khi trần xong, rửa lại xương với nước sạch. Ở bước này, nếu dùng xương ống để ninh thì chị em hãy lọc bỏ sạch tủy xương ra. Rửa lại xương thật sạch.

{keywords}
Ninh xương cùng muối và đường phèn hoặc mía.

Bước 4: Ninh xương với khoảng hơn 3 lít nước cùng  chút muối, mía hoặc đường phèn. Ninh thịt nạm hoặc gầu vào cùng nồi nước xương, trước khi cho gói gia vị vào thì vớt ra để nguội, thái mỏng.Ninh xương cùng muối và đường phèn hoặc mía

Trong lúc ninh xương thì nướng hoặc rang quế hồi, thảo quả, gừng, hành ta, hành tây. Nướng xong rửa lại sạch các gia vị, riêng quế nướng xong thì cạo sạch vỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào 1 túi vải, buộc chặt.

Bước 5: Nồi xương bò nếu ninh bằng nồi áp suất sẽ mất khoảng 1 tiếng, còn nếu ninh bằng nồi thường thì mất khoảng 3-4 tiếng. Trước khi hoàn thành nồi nước dùng khoảng 30 phút hãy cho túi gia vị vào ninh cùng. 

Vậy là đã hoàn tất nồi nước dùng thơm lừng, ngọt lịm.

{keywords}
Giờ thì chỉ cần trần bánh phở thật nóng, xếp thịt thái mỏng, thêm hành hoa rồi chan muôi nước dùng trong veo, nóng hổi kia lên là đã có thể xì xụp được rồi.

Lưu ý: Xương ninh nước phở, thường được nướng trước, lấy tủy sẽ chảy bỏ bớt phần mỡ hôi, xương nướng ở nhiệt độ cao sẽ có mùi thơm xương và khi ninh sẽ tạo màu nước dùng nâu đậm ngon miệng, vị đậm đà.

Không ninh các loại gia vị cùng xương ngay từ đầu sẽ làm cho nước xương không bị chua, hăng, mất mùi. 

Bí quyết làm cà muối xổi ngon ăn 'đưa cơm'

Bí quyết làm cà muối xổi ngon ăn 'đưa cơm'

Cà muối xổi chua ngọt giòn giòn là món ăn kèm mùa nào cũng hợp.

Theo Gia đình và Xã hội

Cách luộc gà ngon với 4 gia vị dễ tìm

Bột canh muối chanh tiêu chấm gà đã "xưa" rồi, hãy thử ngay mẹo làm đồ chấm luộc gà ngon "bá cháy" này nhé!

Luộc gà nhất định phải cho 4 gia vị này, đảm bảo ngon "thần sầu" - Ảnh 1.

1. Chuẩn bị nguyên liệu luộc gà: 

- 1 con gà khoảng 1kg

- 4 lát gừng

- 2 nhánh hành lá

- 1 muỗng canh rượu nấu ăn

- 1/4 thìa cà phê hạt tiêu (tùy chọn)

- Dầu mè

- Rau mùi

- 2 thìa gừng băm

- 1/2 bát hành lá thái nhỏ

- 1 muỗng canh rau mùi thái nhỏ

- 4 cọng hành trắng cắt khúc

- 2-3 muỗng canh dầu ăn

- Một chút muối

- 2 muỗng canh nước luộc gà

2. Cách luộc gà ngon

Luộc gà nhất định phải cho 4 gia vị này, đảm bảo ngon "thần sầu" - Ảnh 2.

- Làm sạch gà, bỏ chân và đầu.

- Trong một nồi lớn, cho thịt gà, hành lá, hạt tiêu, 3-4 lát gừng và rượu nấu ăn vào. Sau đó đổ nước vừa đủ ngập gà. Đun sôi trong lửa vừa khoảng 8 phút. Tắt lửa, đậy vung và để gà trong nước luộc khoảng 20 phút.

- Sau đó ngâm gà vào bát tô nước đá. Đảo qua nhiều lần cho đến khi gà nguội hẳn. Quét một ít dầu mè lên bề mặt, sau đó chặt rồi xếp vào đĩa.

3. Cách làm đồ chấm

Luộc gà nhất định phải cho 4 gia vị này, đảm bảo ngon "thần sầu" - Ảnh 3.

- Trong một bát nhỏ, trộn gừng băm với hành lá, rau mùi thái nhỏ.

- Đun sôi 2-3 muỗng canh dầu ăn trong chảo. Cho hành trắng vào xào trên lửa nhỏ cho đến khi hành chuyển sang màu vàng, mùi thơm nồng.

- Đổ dầu nóng vào bát nhỏ cùng với các gia vị khác. Thêm 2 muỗng canh nước luộc gà và một chút muối. Trộn đều.

Luộc gà nhất định phải cho 4 gia vị này, đảm bảo ngon "thần sầu" - Ảnh 4.

Chúc các bạn thành công!

Biến tấu món thịt ba chỉ luộc, ngon khó cưỡng

Biến tấu món thịt ba chỉ luộc, ngon khó cưỡng

Từng miếng thịt ba chỉ chế biến theo cách này thấm đượm gia vị, lại còn thoảng mùi vỏ cam và gừng cực hấp dẫn.

Theo báo Giao thông

Kỳ lạ vũng nước có tài khoản riêng trên mạng xã hội

Suốt nhiều năm, chính quyền không thể san lấp một vũng nước khiến người dân ở Nga bức xúc. Họ đã lập tài khoản riêng trên mạng xã hội cho vũng nước này.

Tại TP Yuzhno-Sakhalinsk, cách thủ đô Moscow (Nga) 9000 km về phía đông, những nỗ lực của người dân để buộc cơ quan chức năng lấp một vũng nước đã không thành.

{keywords}
Nhiều người đến đây để thử các môn thể thao trên nước.

Cụ thể, một cái hố xuất hiện vào năm 1994. Ban đầu, nó khá nhỏ nhưng dần trở nên lớn hơn. Sau một phần tư thế kỷ, nó vẫn không được sửa chữa, khắc phục. Kế hoạch san lấp được chính quyền dự định triển khai vào năm 2014 đã dời đến 2017, sau đó là 2024.

Bức xúc vì chuyện này, một người dân đã quyết định lập cho vũng nước một tài khoản trên mạng xã hội Instagram và tháng 9/2020. Tài khoản Instagram này đã thu hút gần 17 nghìn người theo dõi trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Vũng nướcYuzhno-Sakhalinsk nhanh chóng trở thành tâm điểm trên mạng xã hội.

“Xin chào tất cả mọi người. Tôi là vũng nước Yuzhno-Sakhalinsk. Tôi đã bước sang tuổi 26 và đã đến lúc sử dụng thành thạo Instagram như một người trưởng thành”, người lập tài khoản viết.

{keywords}
{keywords}
Hình ảnh được đăng tải trên trang cá nhân của vũng nước

Người lập tài khoản cũng dùng giọng châm biếm kể câu chuyện về “vũng nước hạnh phúc nhất thành phố”. Theo người này, vũng nước đang “chiến đấu” để giành lấy sự sống của mình khi chính quyền địa phương hứa với người dân rằng họ sẽ loại bỏ nó.

Trong lúc chưa thể sửa chữa, chính quyền đã tìm cách khắc phục tạm thời. "Trông thật kinh khủng, giống như bùn khô kết hợp với các thiết bị xây dựng hạng nặng. Chúng ta sẽ sớm gặp nhau trong trận mưa bão tiếp theo", vũng nước “chia sẻ” trên Instagram của mình.

Dự đoán này không hề sai. Trận mưa lớn những ngày sau đủ khiến vũng nước tái sinh và háo hức thông báo về sự trở lại của mình trên mạng xã hội. "Có chuyện gì vậy? Nhớ tôi à? Tôi cũng nhớ tất cả các bạn. Hôm nay là một ngày mưa tuyệt vời. Tôi sẽ rất vui và sẵn sàng chụp ảnh selfie với mọi người".

Nhiều người kéo nhau đến đây để check-in. Vũng nước cũng được sử dụng làm bối cảnh của các buổi chụp ảnh, khuyến khích những người Nga ham du lịch đến thăm Yuzhno-Sakhalinsk.

“Không có nhiều quốc gia trên thế giới có thể thu hút khách du lịch như vậy”, người chủ tài khoản viết một cách hóm hỉnh.

Quốc gia chỉ có một con muỗi

Quốc gia chỉ có một con muỗi

Với khí hậu đặc biệt nên quốc gia này không có muỗi, mà chỉ có duy nhất một con đang được trưng bày trong viện bảo tàng.

Ngọc Trang (Theo Themoscowtimes)

Cô giáo của những trẻ em nghèo vùng cao chia sẻ tâm nguyện đời mình

“Có một bạn ngỏ ý mời bọn trẻ ở điểm trường tôi dạy một bữa cơm có thịt, đầy đủ hơn mọi ngày. Dù bữa cơm đó chưa sắp xếp được nhưng đó là một tấm lòng mà tôi rất quý trọng”.

{keywords}
Cô giáo Trương Thị Nhượng về dự lễ vinh danh Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 của báo VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trước khi từ Hà Giang về Hà Nội dự lễ vinh danh Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 do báo VietNamNet bình chọn, cô giáo Trương Thị Nhượng có chia sẻ với chúng tôi rằng, cô sẽ rủ thêm một người bạn lâu năm của cô - người đã đồng hành cùng cô trong tất cả các chương trình thiện nguyện vì học sinh vùng cao.

Cô Nhượng kể: “Chị ấy không phải là người cho chúng tôi nhiều tiền nhất, cũng không phải là một nhà hảo tâm tiềm năng. Thậm chí, chị ấy nghèo, đến giờ vẫn còn phải ở nhà thuê. Nhưng tất cả chương trình của tôi, chị đều tham gia, khi là công sức, khi chỉ là 100-200 nghìn đồng. Có lần thương chị, tôi còn bảo ‘thôi chị không phải đóng góp đâu. Em đã có nhiều mạnh thường quân tài trợ rồi”.

“Mẹ chị ấy năm nay hơn 80 tuổi. Năm nào bà cũng tự tay đan khăn tặng học sinh vùng cao”.

Cô Nhượng nói, đó là lý do tại sao cô lại muốn mời người phụ nữ này đi cùng mình tới dự lễ vinh danh của báo - chỉ đơn giản là lời tri ân của cô đến gia đình chị.

“Lễ vinh danh này không phải chỉ dành riêng cho tôi, mà dành cho tất cả những người bạn, người đồng nghiệp, gia đình đã đồng hành cùng tôi trong nhiều năm qua. Có những người đã ở bên cạnh tôi, ủng hộ tôi về mặt tinh thần nhiều hơn là vật chất, nhưng tôi vô cùng trân trọng tấm lòng của họ”.

Chị tâm sự, từ sau khi báo VietNamNet chia sẻ về những việc mà chị đang làm, chị nhận được nhiều sự đồng cảm và ủng hộ hơn. Chị vô cùng cảm kích những tấm lòng đã dành cho chị và các học trò của mình.

“Có một bạn sau khi đọc bài báo đã nhắn tin cho tôi, ngỏ ý mời bọn trẻ ở điểm trường tôi dạy một bữa cơm có thịt, đầy đủ hơn mọi ngày. Dù bữa cơm đó chưa sắp xếp được nhưng đó là một tấm lòng mà tôi rất quý trọng”.

Chị kể, nhà hảo tâm này sau đó cũng muốn tặng học sinh thêm một chút đồ dùng nhưng chị từ chối và xin phép giới thiệu sang một điểm trường mầm non khác - nơi khó khăn hơn điểm trường chị đang đứng lớp. Vì chị nghĩ, quần áo cho các con thì chị đã lo được rồi, chị chỉ xin duy nhất một bữa cơm cho các con cải thiện. Còn lại, chị muốn san sẻ cho các điểm trường khác.

{keywords}
Học sinh vùng cao thử áo ấm và ủng do nhà hảo tâm gửi tặng. Ảnh: NVCC

“Huyện Bắc Quang của chúng tôi còn rất nhiều điểm trường vô cùng khó khăn. Xã chúng tôi tuy nằm ngay mặt đường nhưng cơ sở vật chất còn rất nhiều thiếu thốn” - chị chia sẻ chân thành.

“Như điểm trường mầm non Bản Tân ở xã Tân Thành chúng tôi, trưa hôm ấy bão về, trường tốc mái. May mắn là giờ trưa nên không có học sinh ở trường. Hai cô giáo thấy thế, sợ quá gọi cho cô hiệu trưởng. Cô hiệu trưởng lại phải đi bè để sang trường, vất vả vô cùng”.

“Sau cơn bão, các cô nhờ phụ huynh chống lên một cái cột. Một nhà hảo tâm lại tặng cho điểm trường cái mái tôn. Bây giờ, các con vẫn đang ngồi trong lớp học chằng buộc ấy với nỗi lo nó có thể đổ bất cứ lúc nào”.

Nhưng đó là câu chuyện chị kể ngày 17/12. Đúng 1 ngày sau - chiều ngày 18/12, ngay trước khi lễ vinh danh diễn ra, chị lại gọi cho chúng tôi, vui mừng thông báo: “Khoa Quản trị kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa quyết định trao tặng toàn bộ kinh phí để xây mới điểm trường mầm non Bản Tân, xã Tân Thành. Chị mừng quá vì đó là niềm ao ước bấy lâu nay của chị và các cô giáo ở điểm trường”.

{keywords}
Những bữa cơm giản dị được "liệu cơm gắp mắm" từ số tiền mà nhà hảo tâm gửi tặng các điểm trường mỗi tháng. Ảnh: NVCC

Khi được hỏi về ước mơ lớn nhất của chị, chị rụt rè bảo: “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là có một nhà tài trợ nào đó mua giúp một mảnh đất trên này. Mảnh đất này có thể đứng tên nhà tài trợ, chứ không cần phải đứng tên chúng tôi. Tôi sẽ gọi tất cả những đứa trẻ mồ côi mà tôi biết, tập trung về đây ăn học. Trong 26 năm đứng lớp ở các điểm trường vùng cao, tôi gặp rất nhiều đứa trẻ mồ côi cha mẹ, cha mẹ bỏ đi...

Chúng cứ thế lớn lên, đi lấy vợ, lấy chồng, rồi lại nghèo và sinh ra những đứa trẻ con thiệt thòi đủ thứ. Tôi chỉ mong có một nơi để gom chúng lại, để tôi kêu gọi các nhà hảo tâm cho các cháu ăn học, để thay đổi cuộc đời chúng. Đó là nguyện vọng lớn nhất cuộc đời tôi”.

Trong lễ vinh danh của báo VietNamNet tối ngày 18/12, cô Nhượng chia sẻ: “Thực sự khi phóng viên của báo VietNamNet liên hệ viết bài về tôi, tôi không nghĩ rằng bài viết đó sẽ đưa tôi tới sân khấu ngày hôm nay.

Tôi chỉ nghĩ rằng, biết đâu những chia sẻ của mình sẽ nhận được sự đồng lòng, chung tay của các nhà hảo tâm trên khắp cả nước để những học sinh vùng cao Hà Giang của chúng tôi có thêm miếng thịt cho bữa ăn, thêm một chiếc áo ấm để mặc, thêm một phòng học ấm áp thay cho những vách nhà xiêu vẹo. 

Là một giáo viên vùng cao bình thường, tôi tự cảm thấy những gì mình đang làm rất nhỏ bé so với những gì mà các nhân vật truyền cảm hứng đang đứng trên sân khấu này đã làm.

Nhưng có lẽ những việc mà tôi và cộng đồng nhỏ bé của tôi đang làm đã may mắn nhận được sự đồng cảm, ủng hộ của nhiều đồng nghiệp, phụ huynh và người dân Hà Giang. Điều đó cũng cho thấy khát khao được đi học, được có điều kiện học tập tốt nhất của học sinh vùng cao Hà Giang chúng tôi”. 

Cô Nhượng cũng bày tỏ sự biết ơn đến báo VietNamNet đã cho cô cơ hội được chia sẻ những nguyện vọng của mình thay cho học sinh vùng cao Hà Giang, đồng thời giúp lan toả những việc mà cô và cộng đồng nhỏ bé của mình đang làm. 

{keywords}
Tổng Biên tập báo VietNamNet - ông Phạm Anh Tuấn trao giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho cô giáo Trương Thị Nhượng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cô giáo Trương Thị Nhượng (sinh năm 1973, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang). Cô là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những ngôi trường vùng cao. Bằng sự nhiệt huyết, cô Nhượng kêu gọi được các nhà hảo tâm xây mới 5 điểm trường, sửa chữa 3 điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao.

Ngoài ra, cô Nhượng còn kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ các bữa ăn trưa cho học sinh và tài trợ các đồ dùng, thiết bị sinh hoạt khác cho các điểm trường khó khăn. Hiện tại, gia đình cô cũng nhận nuôi một nam sinh 11 tuổi tại nhà. Những đóng góp của cô được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Cô giáo Trương Thị Nhượng được ban biên tập và độc giả báo VietNamNet bình chọn là một trong 4 Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020. Lễ vinh danh đã diễn ra vào tối ngày 18/12 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 23 năm ngày thành lập báo.

Nguyên văn bài phát biểu của Tổng Biên tập Phạm Anh Tuấn tại Lễ vinh danh Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 của báo VietNamNet

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

Bốn nhân vật truyền cảm hứng của năm 2020 do độc giả VietNamNet bình chọn đã được vinh danh vào tối nay (ngày 18/12) tại lễ kỷ niệm 23 năm thành lập báo.

Nguyễn Thảo

Lời hứa dang dở của vị chủ tịch xã quên mình cứu người

Gần một tháng ông Phan Thanh Miên qua đời do bị nhiễm vi khuẩn Whitmore khi dầm mình giúp dân trong vùng lũ ở Quảng Bình - người dân ở đây chưa nguôi nỗi tiếc thương hình ảnh vị chủ tịch nhân hậu.

Chủ tịch xã Bắc Trạch, ông Phan Thanh Miên được ban biên tập và độc giả báo VietNamNet bình chọn là một trong 4 Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020. Lễ vinh danh đã diễn ra vào tối ngày 18/12 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 23 năm ngày thành lập báo.

Xem Video:

Dưới cái rét ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) chúng tôi tìm về gia đình cố Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch - Phan Thanh Miên người dầm mình giúp dân trong vùng lũ bị nhiễm vi khuẩn Whitmore qua đời.

Ngôi nhà cấp 4 của ông nằm sâu trong xóm nhỏ ở cuối thôn 4, sát bên dòng sông Gianh. Gần một tháng ông Miên mất, người dân ở đây vẫn chưa nguôi nỗi tiếc nhớ và quên được hình ảnh vị chủ tịch lao vào lũ dữ cứu người.

Nhiều người lần lượt được bác Miên cứu thoát nạn

Ôm đứa trẻ đứng trước nhà còn in hằn vệt nước lũ lịch sử cao ngang cổ, anh Nguyễn Văn Chung (34 tuổi) kể, rạng sáng 19/10, nước dâng lên “vùn vụt”. Cả khu vực cúp điện tối mịt, mưa như trút, xung quanh dòng nước đỏ ngầu bao vây. Nhiều gia đình mắc kẹt gọi kêu cứu...

{keywords}
Vạch nước lũ lịch sử còn in hằn trên tường nhà anh Chung

Giữa lúc lo sốt vó, tôi thấy phía trước đường bác Miên lội nước ngang cổ, cùng một số chú đẩy chiếc ghe nhỏ đi từng nhà đưa mọi người đến trường tiểu học cách đó 200 m “chạy lũ”.

“Bác ấy hô lớn “ai cần hỗ trợ gì không? Rồi vợ và 2 con nhỏ của tôi được bác đưa ra ghe an toàn. Còn tôi bơi theo sau. Cả gia đình thoát được trận lũ lịch sử.

Cứ thế nhiều người trong xóm lần lượt được bác Miên đưa đến nơi an toàn. Cảnh tượng đó thật khủng khiếp, nếu cứ mưa lớn thì không biết cách nào thoát được, may có bác ấy”, anh Chung nhớ lại.

{keywords}
Trận lụt giữa tháng 10, ông Miên cùng các lực lượng cứu hộ của địa phương giải cứu thành công nhiều hộ gia đình cô lập trong lũ

Câu chuyện bất ngờ bị chen ngang bởi giọng nói lớn từ nhà bà Phan Thị Xuân “Dân chúng tôi thương, mang ơn chú Miên lắm. Chú ấy ăn ở tốt thế sao không gặp lành hè?”.

Bà Xuân ở đối diện nhà anh Chung, đang nuôi 4 cháu nhỏ, con bà vào Nam làm việc. Hôm nước dâng, với chiếc ghe nhỏ ông Miên đẩy 5 người trong gia đình bà thoát khỏi họng lũ.

“Tôi nhớ như in chú ấy mặc bộ áo mưa ướt sũng, mặt tái xanh vì ngâm nước bạc thời gian dài đẩy ghe giúp mọi người. Chú ấy đau rồi mất đi cũng vì giúp chúng tôi, gần một tháng nay không ai quên được người lãnh đạo gần dân”, bà Xuân ngậm ngùi.

Trưởng thôn 4 Phan Văn Đồng cho biết, trước ngày lũ ập đến, ông Miên đến từng thôn nhắc phải trực chiến để đảm bảo an toàn cho dân.

{keywords}
Sau mưa lũ ông Miên bị phát hiện nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh whitmore và qua đời

“Lũ dâng, chú Miên chạy khắp xã mượn được 2 thuyền thúng và một chiếc ghe đưa cho từng tổ. Qúa trình lội nước chú ấy va vào hàng rào bị thương ở chân chảy máu, sau đó về trạm xá băng rồi đi cứu tiếp.

Cứ thế, thức đêm chỉ đạo, dầm nước bạc cả ngày, rồi thời gian sau chú ấy qua đời vì vết thương ấy nhiễm khuẩn. Xã mất đi một người có tài và tâm”, ông Đồng buồn bã.

Dự định cùng nhau sửa nhà không thể thực hiện được nữa...

Đeo vành khăn tang, trên khuôn mặt hốc hác chị Nguyễn Thị Oanh (47 tuổi, vợ ông Miên) kể, ngày chồng mất không kịp nói gì với chị. Hai vợ chồng cưới nhau gần 30 năm, có 3 con gái. Bé út đang học lớp 2.

Chị kể, ngày lũ dâng ông Miên chỉ kịp ghé nhà một lúc rồi đi giúp dân, một mình chị chạy khắp nhờ hàng xóm đến kê đồ.

{keywords}
Chị Oanh chảy dài lệ khi nhắc đến chồng

“Chiều 18/10, anh ấy về nhà bảo ‘mẹ ở nhà cố gắng xoay xở, ba đi giúp mọi người, khả năng lũ lớn’. Đi biền biệt đến tối hai hôm sau mới ghé về ăn vội bát cơm rồi đi lại, lúc đó đầu gối chân phải của anh bị thương, bắt đầu sốt nhẹ.

Hai ngày sau anh sốt từng cơn đến trạm tiêm thuốc. Tôi khuyên ở nhà đi viện thì anh nói lũ lụt việc không thể bỏ được. Trưa 23/10, anh ấy yếu lắm mới chịu đến viện Bố Trạch gần nhà điều trị để tiện giải quyết công việc. Không có trận lũ nào anh ở nhà”, chị Oanh nhớ lại.

Chị Oanh cho biết, ba ngày sau đó chồng liên tục sốt cao, được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới. Sợ 2 con đang ở TP.HCM lo lắng, ông Miện dặn chị đừng cho con biết.

{keywords}
Tấm ảnh duy nhất cả gia đình chụp cùng nhau, sau này mãi mãi vắng đi người trụ cột

“Dù đau nhưng anh luôn lo cho đồng nghiệp. Hôm chuẩn bị vào bệnh viện Trung Ương Huế, lo mọi người không kịp nhận lương anh gọi kế toán mang tập hồ sơ đến, tay vừa ký vừa run. Vào Huế anh hôn mê được đưa lên tầng 6, bác sĩ hội chẩn báo bị bệnh Whitmore, là ca đầu tiên tiếp nhận.

Hôm bác sĩ cho tôi vào thăm, anh không nói gì được. Tôi hỏi, ba thương mấy mẹ con không? thì hai mắt anh chảy lệ. Đến chiều 11/11, nghe con rể báo tin anh mất tôi ngã quỵ, không dám tin đó là sự thật. Nếu anh không tập trung giúp dân, đi viện sớm có lẽ mẹ con tôi không mất anh mãi..”, chị Oanh òa khóc.

Chị Oanh kể, đó là lần đầu đưa chồng đi viện trị bệnh và cũng là lần cuối chị không còn gặp lại anh. Ngày trước, 2 vợ chồng dặn nhau cố gắng nuôi con ăn học, rồi tích góp sửa lại căn nhà xây 23 năm đã thấm dột mỗi khi mưa. Nhưng dự định ấy có lẽ sẽ không thể thực hiện được nữa.

{keywords}
Con gái út Phan Hiền Nhi thắp hương cho ba. Gần 1 tháng nay Nhi luôn ôm bên mình chiếc áo của ba mỗi khi ngủ

Gần 1 tháng nay, con gái út Phan Hiền Nhi (7 tuổi) luôn ôm bên mình chiếc áo của ba mỗi khi ngủ. Lần cuối Nhi được ngồi trong tay ba là ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.

Hỏi về ba, mắt cô bé đỏ nhói, nhìn về phía di ảnh trả lời: “Ba cháu đi giúp mọi người giờ qua đời rồi ạ. Cháu tự hào về ba, nhớ ba lắm”, dứt lời cô bé chạy vào giường úp mặt khóc.

“Mất đi người cán bộ giỏi, có tâm”

Ông Phan Văn Thành - quyền Chủ tịch xã Bắc Trạch nói: “Đêm lũ dâng, anh em tôi thức trắng đi cứu mọi người. Về xã ai cũng mệt lả, lạnh nằm xoài xuống nền hội trường.

Tôi nhớ kỷ niệm lớn nhất với anh Miên là lúc chia nhau thanh lương khô còn sót lại ăn để tiếp tục công việc. Anh ấy là người rất tận tụy, không ngại khó và hòa đồng. Chúng tôi tiếc thương khi mất đi người đồng nghiệp tốt”.

{keywords}
Bí thư xã Bắc Trạch cho biết, ông Miên mới giữ chức Chủ tịch xã được 3 tháng thì qua đời.

Ông Nguyễn Văn Vui – Bí thư xã Bắc Trạch cho biết, ông Miên mới giữ chức Chủ tịch xã được 3 tháng thì qua đời.

“Chúng tôi không chỉ là đồng nghiệp mà xem nhau như anh em trong một gia đình. Xã mất đi cán bộ giỏi, có tâm. Gia đình anh ấy hoàn cảnh cũng khó khăn lắm.

Tôi thấy anh Miên cũng giống như người lính thời bình vậy, không quản thiên tai nguy hiểm để cứu dân rồi qua đời. Nguyện vọng của xã là được xem xét công nhận liệt sỹ cho anh ấy”, ông Vui chia sẻ.

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

Bốn nhân vật truyền cảm hứng của năm 2020 do độc giả VietNamNet bình chọn đã được vinh danh vào tối nay (ngày 18/12) tại lễ kỷ niệm 23 năm thành lập báo.

Hồ Giáp

Năm mới 2021 và hành trình kiên định những câu chuyện tử tế

VietNamNet tiếp tục đi theo định hướng đi tìm những câu chuyện tử tế, những nhân vật truyền cảm hứng,  gửi tới bạn đọc.

Xem Video:

Năm 2020 - một năm đầy biến động với dịch bệnh và thiên tai. Với những thiệt hại, khó khăn và mất mát.

Nhưng, dù trong nghịch cảnh, sự kiên cường của con người và những điều tích cực tử tế vẫn luôn hiện hữu.

Trong suốt năm qua, có hàng trăm những nhân vật và câu chuyện về những nguồn năng lượng tích cưc như thế đã được báo Vietnamnet đăng tải. Những câu chuyện nhỏ để chào một ngày mới, với hi vọng sẽ lan tỏa được những điều tốt đẹp, sự lạc quan và niềm hi vọng đến với nhiều người.

Và như một cách để gửi lời cảm ơn đến những người đã và đang mang đến những năng lượng tích cực trong cuộc sống, báo VietNamNet đã tổ chức chương trình “Nhân vật truyền cảm hứng 2020”.

14 nhân vật tiêu biểu với những câu chuyện gây xúc động và truyền động lực đã được đề cử, bao gồm:

Anh Hoàng Tuấn Anh  - “Cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bác sĩ có những đóng góp quan trọng trong việc khống chế dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ông Bùi Công Hiệp - Người tặng cơ ngơi 100 tỷ làm nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi

Bạn Ngô Minh Hiếu - Chàng sinh viên 10 năm cõng người bạn bị tật nguyền đến trường.

Ông Phan Thanh Miên (đã mất) - Vị chủ tịch dầm mình trong nước lũ đưa người dân đến nơi an toàn.

Chị Nguyễn Thị Như - Người vợ hiến tạng của chồng cứu 10 bệnh nhân.

Cô Trương Thị Nhượng - Cô giáo kêu gọi xây nhiều điểm trường, hỗ trợ bữa ăn cho học sinh vùng cao.

Cô Hà Ánh Phượng - Cô giáo lọt top 10 “Giáo viên toàn cầu” nhờ áp dụng công nghệ trong việc dạy học.

Anh Phạm Thái Sơn - Chuyên gia bảo mật được tổ chức châu Âu vinh danh.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Sử - Người đóng vai trò chủ chốt phát triển bộ KIT xét nghiệm Covid-19.

Anh Lê Văn Thành - Anh nông dân ở Hà Tĩnh chuyên chở người trong cơn lũ về nơi an toàn.

Chị Chal Thi -  Người tìm ra hướng đi mới cho cây dừa, mang lại thu nhập cao, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Anh Đặng Quang Hưng - trưởng nhóm sáng chế máy lọc nước dã chiến cứu khát cho mùa lũ miền Trung.

Anh Phạm Thanh Toàn và Anh Trần Phi Vũ - Nhóm nhà khoa học trẻ chế tạo drone phát hiện sức khỏe cây trồng.

Sau nhiều ngày tổ chức bình chọn, 4 nhân vật có số lượng bình chọn cao nhất từ độc giả đã “lộ diện”, đó là:

Cô Trương Thị Nhượng  - giáo viên tại Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang). Cô là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những ngôi trường vùng cao. Bằng sự nhiệt huyết, cô Nhượng kêu gọi được các nhà hảo tâm xây mới 5 điểm trường, sửa chữa 3 điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao.

Ông Phan Thanh Miên - vị chủ tịch dầm mình trong nước lũ đưa người dân đến nơi an toàn. Trong trận lụt vào giữa tháng 10, ông Phan Thanh Miên, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch cùng các lực lượng cứu hộ cứu nạn của địa phương giải cứu thành công nhiều hộ gia đình bị cô lập bởi nước lũ.

Quá trình cứu dân, ông Miên bị thương ở khớp gối phải nhưng vì tình huống khẩn cấp nên tiếp tục dầm nước lũ nhiều ngày để cứu hộ, cứu đói cho bà con. Sau mưa lũ đi qua, ông Miên bị phát hiện nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh whitmore và qua đời.

Hình ảnh vị chủ tịch xã ngâm mình trong nước lũ để cứu người già, em nhỏ ra khỏi vùng nguy hiểm được lan tỏa trên mạng xã hội gây xúc động với cộng đồng.

Bạn Ngô Minh Hiếu - chàng trai trong suốt 10 năm, kể từ khi là cậu bé 7 tuổi đã trở thành đôi chân cho Tất Minh - người bạn khuyết tật của mình. Trong kỳ thi tốt nghiệp TPHT, đôi bạn đạt điểm rất cao và đạt đúng nguyện vọng vào đại học. Việc làm của Hiếu truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, giúp họ tin vào những điều tốt đẹp luôn hiện hữu ở mọi nơi thông qua những hành động nhỏ bé. Hiếu được tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020.

Anh Hoàng Tuấn Anh - người được mọi người biết đến với danh xưng là “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí. Xuất phát từ mong muốn chung sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch Covid-19, Hoàng Tuấn Anh đã nung nấu phải làm một cái máy để việc phát đồ miễn phí được an toàn cho người nhận.

Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì cách làm từ thiện theo kiểu thủ công và tụ tập đông người dễ lây lan dịch. Và từ đó, "ATM gạo" ra đời với tinh thần: "Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".

Từ một máy đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú (TP.HCM), không lâu sau hàng trăm máy "ATM gạo" khác cũng được đặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để giúp đỡ người nghèo và khó khăn trong thời điểm cách ly xã hội.

4 nhân vật, mỗi người một lĩnh vực, một câu chuyện. Nhưng họ đều có một điểm chung là luôn tràn đầy năng lượng sống, sự quyết tâm nỗ lực bền bỉ, tính sáng tạo; là những trí óc và trái tim tử tế đầy nhân ái sẻ chia.

Những hành động dù có thể nhỏ bé, nhưng với tinh thần lớn đầy phi thường đó đã tạo nên sức lan tỏa tích cực mạnh mẽ đến cộng đồng, đến chính những người làm báo như chúng tôi. Để chúng ta lại tiếp tục cố gắng, tiếp tục tin tưởng rằng những điều tử tế sẽ luôn được nuôi dưỡng, luôn được nối dài trong mọi hoàn cảnh, dù gian khó. 

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

Bốn nhân vật truyền cảm hứng của năm 2020 do độc giả VietNamNet bình chọn đã được vinh danh vào tối nay (ngày 18/12) tại lễ kỷ niệm 23 năm thành lập báo.

Truyền hình VietNamNet

Cha đẻ 'ATM gạo': Chân thành là giải thưởng danh giá, tôi không dám nghĩ tới

Anh Hoàng Tuấn Anh, người phát minh ra ATM gạo chia sẻ những cảm nghĩ của mình khi nhìn lại hành trình làm từ thiện trong cuộc phỏng vấn mới đây cùng VietNamNet.

{keywords}

Hoàng Tuấn Anh được ban biên tập và độc giả báo VietNamNet bình chọn là một trong 4 Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020. Lễ vinh danh đã diễn ra vào tối ngày 18/12 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 23 năm ngày thành lập báo.

Cảm xúc của anh khi trở thành một trong 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 của báo VietNamNet?

Tôi bất ngờ vì chương trình ATM gạo cũng đã qua 5, 6 tháng. Có những người ở huyện Nhà Bè, đạp xe mười mấy, hai mươi cây số chỉ để nhận túi gạo trị giá chỉ 20 nghìn đồng. Mỗi khi nhắc lại, tôi nhớ những lúc mỗi ngày phát đến cả chục nghìn lượt gạo và rất phấn khởi. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi làm việc để hoàn thành mục tiêu phát hơn 1 triệu lượt người. Khi đạt được mốc 1 triệu lượt người cũng là lúc mùa Covid lần 1 kết thúc.

Các mạnh thường quân có người chạy những chiếc xe 5 tỷ, 10 tỷ để chở hàng tấn gạo trong đó, nhét từ băng ghế sau, ghế tài xế, cho tới kéo ghế sát vô lăng để chứa gạo. Đối với họ, trong thời điểm khó khăn, chiếc xe không có ý nghĩa gì nữa, chỉ mong giúp được người khác. Khi nhìn hình ảnh một đoàn xe chở gạo, từ xe đạp, xe máy, xe tải,... hay thậm chí có người ở nước ngoài đặt gạo qua ứng dựng mà tiền gửi nhiều hơn giá trị gạo, tôi trân quý những việc làm đó.

ATM gạo đã đi sâu vào những con người khó khăn nhất, kết nối được một khoảng lặng, một đoạn đường ngắn trong mùa Covid, để họ có thể vượt qua và trở lại với cuộc sống bình thường. Giống như trên đường đời, bỗng xuất hiện cái hố "dịch Covid", nếu mình không lấp đầy nó bằng những túi gạo, có thể đó sẽ là những vực sâu khó lường. Họ có thể làm những việc sai trái như cướp giật, người già có khả năng sẽ không có đủ lương thực,...

Những túi gạo này "lát phẳng" những con đường, "lát phẳng" vực sâu trên đường đời và "ăn sâu" vào rất nhiều người trong xã hội. Được nghe những câu chuyện như thế, tôi luôn dâng trào cảm xúc và sự thành công của cây ATM gạo là rất có ý nghĩa.

{keywords}

Áp lực của anh khi được nhận và phân phát một lượng gạo rất lớn là gì?

Trong 5 tấn gạo đầu tiên, tôi chỉ bỏ ra 1 tấn còn lại mình nhờ bạn bè và các đối tác giúp đỡ. Nhưng khi nhận được thêm sự đóng góp của vài ngàn người là sự thay đổi lớn hơn. Những người biết mình họ tin tưởng, nhưng đối với những người không biết, làm sao để họ tin tưởng là một áp lực lớn.

Trong khoảng mười mấy ngày, công ty nhận đến 300 tấn gạo. Nhân viên toàn làm kỹ thuật, văn phòng ban ngày mang vác các bao 25, 50 ký gạo, ban đêm thì chế tạo máy ATM gạo, những thời điểm khác thì phải vận hành máy để phát gạo là một sự nỗ lực rất lớn.

Áp lực phân chia công bằng cũng rất khó dù máy ATM gạo đã giúp đỡ một phần. Mọi thứ đều phải minh bạch, từ khi nhập tới phân phát, các mạnh thường quân đều sẽ biết ai được nhận gạo. Vào chiều tối, các mạnh thường quân còn đứng bên kia đường để giám sát hoạt động phát và nhận gạo. ATM gạo nhận được sự tin tưởng chính bởi sự minh bạch khi phân phát.

Sau ATM gạo, anh còn phát triển ATM khẩu trang, những cây ATM đó đang hoạt động ra sao?

Về ATM khẩu trang, tôi hơi tiếc vì chưa hoàn thành được mục tiêu phát được 1 triệu khẩu trang. Tiếc không phải vì con số đó mà tiếc vì bản thân đã nhìn thấy được vấn đề mà không ngăn chặn được. Hiện tại, Covid đã là mùa thứ 3, nhưng vẫn còn một số người không chịu đeo khẩu trang, dễ có nguy cơ lây nhiễm.

Việc đeo khẩu trang rất quan trọng và chi phí cho một chiếc khẩu trang rất rẻ so với một cái máy thở vài triệu, vài chục triệu, thậm chí là cả tính mạng. Người dân Việt Nam cần thay đổi sự chủ quan đó. 

{keywords}

Với cây ATM gạo, anh đã gặp sự cố và chịu không ít sức ép từ dư luận, điều gì là mấu chốt hay động lực nào đã giúp anh kiên cường tiếp tục hoạt động?

Khi gặp sự cố đó, tôi cũng hơi bất ngờ vì giúp đỡ mà lại bị chửi bới, tạo áp lực, hăm doạ và cũng không có kinh nghiệm để giải quyết. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc kinh doanh, Facebook của công ty không thể sử dụng vì bị nhiều đơn vị khác tấn công. Nhưng sau đó, tôi nhận thấy nhiều đơn vị khác còn gặp các vấn đề lớn hơn mình rất nhiều.

Đối với tôi, lời hứa rất quan trọng, khi đã hứa rằng sẽ triển khai một trăm máy và giúp đỡ 1 triệu lượt người mà chỉ giúp được khoảng vài trăm ngàn người rồi ngưng là thất hứa. Tôi không muốn điều đó vì với tôi, lời hứa quan trọng hơn tiền bạc và rất nhiều thứ. Tôi nhận thấy, đa số những người tạo áp lực hay hăm dọa không phải là những người góp gạo. Tôi chịu trách nhiệm đối với những người đã đóng góp gạo cho mình, làm sai thì sẽ sửa.

Khi tôi thực hiện chương trình, nhân viên tự nguyện là chủ yếu. Một ngày bình thường, họ làm 8 tiếng nhưng bây giờ lên đến 20 tiếng nhưng không ai than phiền. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra, có nhiều thành viên vẫn còn rất trẻ 18, 20  tuổi, chưa từng trải qua những đợt khủng hoảng đã suy nghĩ tại sao mình cố gắng làm việc tốt mà suốt ngày bị chửi bới, thậm chí có người bị chặn đường hăm dọa, và nhiều lúc trở nên nản chí.

Động lực của tôi đến từ các mạnh thường quân, những người cùng làm và tôi đã nhận được cả ngàn lời ủng hộ. Khi sự cố đó diễn ra, càng nhiều người đến nhận và góp gạo hơn. Tôi đứng lên và nhận hết tất cả trách nhiệm, động viên nhân viên để có tinh thần tốt để làm việc, càng nhiều người ủng hộ, tôi càng lại phải cố gắng để làm tốt hơn. Tôi có xin lỗi trên báo chí để sự việc trôi qua một cách êm đẹp và tiếp tục làm để hoàn thành sứ mệnh của mình.

{keywords}

Có bao giờ anh cảm thấy muốn gục ngã trước những khó khăn đó?

Thật sự, lúc đó tôi dường như gục ngã rồi. Tôi cũng nói với nhân viên còn bao nhiêu gạo thì phát rồi chuyển sang đơn vị khác gom gọn lại và ngưng vào ngày mai. Đêm hôm đó, tôi trằn trọc, còn đến nhà của một anh bạn để suy nghĩ hành trình của mình liệu có nên tiếp tục hay không.

Tôi cũng tìm hiểu về một số bên có những bài viết không hay, hay một số đơn vị có bán máy ATM gạo công kích mình. Thiết kế của máy, cách vận hành tôi cho không, không hề bắt phải trả tiền bản quyền, không biết vì lý do gì mà họ trở nên ganh ghét.

Tất cả khiến tôi không cam tâm. Tôi tạo ra cây ATM gạo là đúng nhưng có những lỗi nhỏ lại bị xé ra to hoặc đẩy đi quá xa, một số công ty đối thủ bơm tiền vào để công kích mình. Nếu tôi gục ngã là mình đã chấp nhận những việc sai, những điều không đúng, chấp nhận thua đối thủ. Tôi không chấp nhận điều đó, lý lẽ đúng sẽ luôn chiến thắng.

{keywords}

Anh tự hào về người bố đã dành 17 năm giúp đỡ những người bị bệnh phong, đây chắc hẳn là một lý do khiến anh tâm huyết việc làm từ thiện?

Việc làm ATM gạo chỉ trong khoảng thời gian vài tháng nên so với công việc của cha tôi thì rất nhỏ nhoi. Hồi xưa, tôi từng ghé khoa phong nơi cha làm việc và thấy nhiều người bị phong lở loét, cụt tay, chân nhìn rất sợ. Tôi suy nghĩ sao cha có thể kiên trì làm trong vòng 17 năm vì đó là công việc có khả năng lây nhiễm cao. Hầu như những người bệnh phong hay bị xã hội xa lánh, nhưng cha mình vẫn chọn đảm nhận trông coi khoa phong.

Tôi cảm giác, là 1 đứa con của cha, nếu không bằng 1/10 thì cũng nên bằng 1/100. Vậy nên, tôi nghĩ cần làm điều gì đó để cha mình tự hào. Cha đã giúp được nhiều người như vậy, mình cũng cố gắng làm công việc nào đó ý nghĩa.

{keywords}

Anh có nhiều năm sống ở nước ngoài, nhưng qua cách anh nói chuyện, tôi thấy anh khá hiền, khác nhiều với sự quảng giao, năng động của các du học sinh khi trở về?

Những người đi du học về thường rất sôi nổi, tự tin. Có thể nói, ở nước ngoài, mình sẽ học kiến thức, khi trở về Việt Nam phải nhập gia tùy tục, học cách thích nghi. Nhiều người ở nước ngoài trở về Việt Nam không sống được vì quen lối suy nghĩ khác.

Tuy nhiên, tôi thấy cần có sự thích nghi để có thể phát triển. Như ATM gạo, mình phải hiểu được cách vận hành giữa các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể kết nối được. Mình luôn nhìn nhận rằng ATM như một cầu nối, các doanh nghiệp họ có tài chính, cơ quan nhà nước có địa điểm, nguồn nhân lực, mình sẽ dựa trên những yếu tố đó rồi hợp lực lại với nhau tạo nên chương trình này. Mình phải hiểu vấn đề mới thích nghi và thực hiện được, còn nếu cứ suy nghĩ như bên nước ngoài, phải có điều kiện thì khó có thể thành công ở Việt Nam.

{keywords}

Sau tất cả, chữ "truyền cảm hứng" trong anh có ý nghĩa ra sao?

Điều tôi tâm huyết nhất khi làm cây ATM gạo là có được rất nhiều các mối quan hệ thân thương, sự chân thành và cảm mến của rất nhiều người. Các lãnh đạo thành phố, tỉnh và Trung Ương hoặc là các cô chú lớn tuổi khi gặp có một sự trìu mến, sự cảm phục dành cho một người nhỏ tuổi làm tôi rất hạnh phúc.

Khi mọi người gặp tôi tay bắt mặt mừng, cảm ơn vì đã làm được chương trình ý nghĩa, đó là một điều hạnh phúc, giống như tôi như nhận được một giải thưởng gì đó rất là danh giá, có nằm mơ cũng không nghĩ tới được. 

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020

Bốn nhân vật truyền cảm hứng của năm 2020 do độc giả VietNamNet bình chọn đã được vinh danh vào tối nay (ngày 18/12) tại lễ kỷ niệm 23 năm thành lập báo.

Đình Tuyến - Thúy Vy - Mỹ Huyền - Minh Dũng

Thiết kế: Hằng Trần - Video: Đình Tuyến