Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Cách cha mẹ nghèo nuôi dạy con thành tỷ phú

Người sáng lập chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh Mang Inasal, tỷ phú trẻ nhất của Philippines đã viết một cuốn sách về những nguyên tắc sống mà ông học được từ cha mẹ.

{keywords}
Tỷ phú tự thân Injap Sia - người sáng lập chuỗi nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng của Philippines.

Mang Inasal quen thuộc với người dân Philippines như bất kỳ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nào khác. Nhưng bạn có biết rằng nó chỉ mới được thành lập vào năm 2003? Chỉ 7 năm sau đó, Jollibee Foods đã mua lại 70% cổ phần của công ty với giá 62 triệu USD. Và tới năm ngoái, Jollibee mua nốt 30% còn lại với giá 40 triệu USD.

Người đứng sau thành công rực rỡ này của Mang Inasal là Edgar “Injap” Sia II. Ông thành lập Mang Inasal khi chỉ mới 26 tuổi. Hiện tại, ông là một trong những người giàu nhất ở Philippines.

Vào năm 2016, ông là tỷ phú đô la trẻ nhất trong danh sách những người giàu nhất châu Á do Forbes bình chọn.

Injap đã kể lại hành trình khởi nghiệp của mình trong một cuốn sách có tựa đề “Những nguyên tắc sống” do Summit Books xuất bản. Những phẩm chất mà ông có được phần lớn được học từ cha mẹ mình - cũng là những người tự thân gây dựng sự nghiệp.

1. Nỗ lực và làm việc chăm chỉ, không chỉ vì tiền bạc

“Cha mẹ tôi không giàu có. Khi họ bắt đầu lập gia đình, họ phải làm việc rất chăm chỉ để mua sắm một món đồ gì đó”, Injap viết.

Khi còn nhỏ, gia đình ông không có ô tô mà chỉ có một chiếc xe máy - phương tiện đi lại duy nhất của một gia đình 4 người bao gồm bố mẹ và 2 người con.

Cha mẹ ông phải làm việc vất vả hàng ngày để có thể trang trải cuộc sống. Sau đó, họ bắt đầu mở một cửa hàng tạp hóa. Từ đó, Injap đã quan sát cách cha mẹ quản lý công việc kinh doanh nhỏ.

“Sau nhiều năm học hỏi, quan sát cách cha mẹ điều hành công việc kinh doanh. Tôi nghĩ rằng họ đã cho tôi rất nhiều kiến thức”.

“Tương tự như vậy, Mang Inasal cũng khởi đầu rất khiêm tốn và nó cũng được xây dựng dựa trên sự chăm chỉ”, ông viết.

Injap nhớ rằng, mình đã tự tay chuẩn bị nước ướp gà cho vợ đến tận nửa đêm. Sáng sớm hôm sau, ông lại phải dậy sớm để quản lý nhà hàng. “Chúng tôi đã ngủ rất ít trong suốt những năm đầu khởi nghiệp. Chúng tôi không có bất cứ kỳ nghỉ dài nào trong nhiều năm”.

2. Bạn cần phải là hình mẫu đầu tiên cho con cái

“Là thế hệ thứ 2 của những người nhập cư, cha mẹ tôi đã phải rất vất vả nhưng họ đã dạy chúng tôi thấm nhuần giá trị của sự chăm chỉ và liêm chính. Tôi đã nhìn thấy sự chăm chỉ có thể giúp cha mẹ tôi từng bước xây dựng sự nghiệp”, Injap viết. “Tinh thần kinh doanh của tôi được nuôi dưỡng bằng cách xem cha mẹ tôi làm mọi thứ bằng chính sức lực của họ”.

3. Đừng chỉ nói về trách nhiệm với con - hãy đảm bảo rằng bạn đã giao cho chúng một trách nhiệm

Injap bắt đầu giúp việc tại cửa hàng tạp hóa của cha mẹ mình vào năm 8 tuổi và chính tại đây, gia đình đã phát hiện ra con trai mình có năng khiếu kinh doanh.

Công việc của Injap khi ấy là đóng gói kẹo và đường vào các túi nhỏ hơn để bán lẻ. Ông viết: “Chúng tôi đã dùng một ngọn nến để làm kín từng chiếc túi nhỏ. “Theo gợi ý của tôi, chúng tôi bắt đầu sử dụng máy hàn điện cho túi nhựa - đó là một thay đổi nhỏ nhưng một chút thay đổi đó đã cải thiện công việc của chúng tôi rất nhiều”.

4. Những giá trị bạn dạy cho con mình từ khi sinh ra sẽ giúp đứa trẻ vững vàng sau này

Injap chỉ mới 33 tuổi khi kiếm được 1 tỷ peso (478 tỷ đồng) đầu tiên. Chuyện xảy ra vào năm 2010 khi Jollibee mua Mang Inasal với giá 3 tỷ peso.

“Có số tiền đó ở tuổi 33 chưa chắc đã phải một điều hay, nó có thể giúp bạn thực hiện nhiều ước mơ hoặc tàn phá bạn. Đó là một bài kiểm tra về tính cách của bạn, về sự tự ý thức của bản thân bạn. Tôi cảm ơn những giá trị mà cha mẹ đã truyền cho chúng tôi. Chúng khiến tôi có thể sống vững vàng và thực tế”.

Hé lộ cách nuôi dạy một tỷ phú qua bài phỏng vấn với cha Bill Gates

Hé lộ cách nuôi dạy một tỷ phú qua bài phỏng vấn với cha Bill Gates

Cách dạy con và đồng hành cùng con được ông Bill Gates Sr. – người cha quá cố của tỷ phú Bill Gates tiết lộ trong một bài phỏng vấn với tạp chí Forbes hồi năm 2016. 

Đăng Dương (Theo Smart Parenting)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét