Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Giúp người nghèo qua Zalo, Facebook: Nơi khó thật, chỗ lừa đảo, trêu đùa

Hơn lúc nào hết, việc giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn mùa dịch qua Zalo, Facebook cần nhiều sự thận trọng để người cho không bị "hớ", người nhận không bị lừa.

Những cân gạo, mớ rau đến đúng địa chỉ

Cách đây khoảng 1 tuần, chị Hoàng Thị Mười (43 tuổi) nhìn thấy dòng chữ “Giúp người khó khăn quanh bạn” trên ứng dụng Zalo mà chị vẫn sử dụng hằng ngày. Tò mò, chị “click” thử và làm theo hướng dẫn.

“Tôi đưa thông tin cần giúp đỡ của mình lên nhưng cũng không nghĩ rằng mình sẽ được giúp đỡ”.

Chỉ 30 phút sau, chị nhận được tin nhắn đầu tiên hỏi thăm hoàn cảnh. Tối hôm đó, rất nhiều người nhắn tin cho chị. Chỉ 1, 2 ngày sau, nhóm công nhân 11 người của chị nhận được đủ thứ lương thực thực phẩm đủ ăn trong 7-10 ngày.

{keywords}
Nhóm công nhân của chị Mười nhận thực phẩm được hỗ trợ. 

Quê Yên Bái, quanh năm chị Mười đi theo các công trình xây dựng khắp Hà Nội để làm phụ xây, nấu bếp kiếm tiền nuôi con. Hiện chị cùng 10 công nhân đang mắc kẹt tại một công trình xây dựng ở quận Nam Từ Liêm.

Cả tháng nay nhóm của chị không có việc, cũng chưa được chủ thầu trả hết lương. Hà Nội đang thực hiện giãn cách, một số địa phương kiểm soát rất chặt chẽ người dân đi về từ vùng dịch, cộng với xe cộ đi lại khó khăn nên cả nhóm chị bị mắc kẹt ở Hà Nội.

Từ khi hết việc, chủ thầu lo bữa cơm cho anh em được 10 ngày, sau đó họ cũng kiệt sức nên mọi người phải tự lo liệu.

Trước đó, chị Mười nhận tạm 1 triệu đồng tiền lương nhưng đã gửi hết về cho con trai đang học nghề ở Hoà Bình. Những người khác trong nhóm cũng khó khăn mỗi người một kiểu.

“Khi nhận được quà, chúng tôi rất vui và biết ơn tấm lòng của mọi người. Hiện tại, chúng tôi có gạo đủ ăn đến ngày 5/9, rau củ và thịt đủ ăn đến hết tháng 8. Ngoài đồ khô như gạo, mắm muối, trứng, lạc, sữa…, chúng tôi còn được cho 5-6kg thịt và cho mượn tủ lạnh để bảo quản”.

Chị Mười cho biết, vẫn còn một số người dân ngỏ lời giúp nhóm của chị nhưng chị xin nhường cho những hoàn cảnh khác. “Khi nào chúng tôi dùng hết thì lại xin mọi người hỗ trợ sau”.

{keywords}
Bữa cơm của nhóm đã có chút thịt, cá.

Cũng qua ứng dụng Zalo, nhóm thiện nguyện của chị Hoàng Thị Nữ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) biết đến những hoàn cảnh khó khăn ngay xung quanh mình.

“Cứ tưởng những hoàn cảnh khó khăn ở đâu xa, khi nhìn vào Zalo Connect thì thấy rất nhiều người cần giúp đỡ ở ngay xung quanh mình”, chị Nữ cho biết.

Những ngày đầu, nhóm của chị Nữ chọn đối tượng cần giúp đỡ là 2 nhóm công nhân đang ở ngay trong khu vực toà nhà họ sinh sống. Sau khi xác minh thông tin, một số chị em trong khu chung cư đã tặng nhóm công nhân những túi đồ khô, mắm muối, rau củ…

Sau đó, nhận thấy trong khu vực phường mình đang ở cũng có rất nhiều trường hợp cần hỗ trợ, chị Nữ đã mạnh dạn kêu gọi quyên góp từ các hộ gia đình trong khu chung cư, bạn bè, người quen của mình. Cộng với một số nguồn quỹ từ các đợt quyên góp trước, nhóm của chị đang có trong tay gần 30 triệu đồng và bắt đầu lên kế hoạch phân bổ.

“Để xác định được đúng đối tượng cần giúp đỡ, chúng tôi đã liên hệ với phường để xin danh sách các hoàn cảnh khó khăn. Những đối tượng này có thể cần hỗ trợ nhiều lần vì thực phẩm họ nhận được mỗi lần cũng chỉ ăn được một vài ngày là hết, trong khi dịch bệnh còn kéo dài”.

{keywords}
Nhóm của chị Nữ sắp xếp thực phẩm hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn.
{keywords}
Thông tin về những người cần hỗ trợ có thể dễ dàng tìm thấy bằng ứng dụng Zalo.

Lợi dụng dịch bệnh để trêu đùa, lừa đảo

Chị Nữ cho biết, trong quá trình tìm hiểu những hoàn cảnh cần giúp đỡ qua ứng dụng Zalo, chị nhận thấy hoàn cảnh khó khăn rất nhiều nhưng cũng không thiếu những người không nghiêm túc hoặc không thực sự khó khăn đến mức cần phải hỗ trợ.

“Có trường hợp chúng tôi đến tận nhà, theo quan sát thì thấy họ không đến mức khó khăn như họ nói. Hay có trường hợp chúng tôi đến tận nơi hỏi ‘anh cần hỗ trợ gì?’ thì bảo ‘bây giờ anh chỉ cần người yêu thôi’".

Cũng không ít trường hợp đưa lời kêu gọi giúp đỡ mang tính vui đùa khiến người muốn giúp mất thời gian, còn người cần giúp lại mất đi cơ hội.

Một lời kêu gọi giúp đỡ được chia sẻ nhiều những ngày qua viết: “Em sinh viên năm cuối do giãn cách nên không về quê cũng không đi làm được. Mong mọi người giúp đỡ em gạo ST25, trứng cá hồi, thịt bò Kobe, tôm hùm Alaska để em sống qua ngày”.

{keywords}
{keywords}
Những thông tin không nghiêm túc được đăng lên. 

Không dừng ở việc trêu đùa, một số cá nhân đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực hiện hành vi lừa đảo.

Chị Nguyễn Thị Thuỷ, hiện là công nhân xây dựng ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, sau khi chị đăng thông tin cần giúp đỡ lên Facebook cá nhân, một người đàn ông đã vào hỏi thăm. Rất nhanh chóng, người đàn ông này xin số tài khoản của chị để chuyển khoản 2 triệu cho nhóm công nhân 20 người mà chị đang sống cùng.

Người đàn ông này sử dụng một thủ đoạn cũ đã được cảnh báo nhiều trước đây nhưng vì chủ quan nên chị Thuỷ vẫn làm theo hướng dẫn.

“Anh ta nói đã chuyển tiền cho tôi thông qua Western Union. Sau đó, có một tin nhắn gửi tới số điện thoại của tôi, nội dung là đã chuyển 2 triệu cho tôi và đề nghị vào đường link đính kèm để hoàn thiện thủ tục nhận tiền. Tin nhắn ấy được gửi từ một số điện thoại cá nhân nhưng lúc đó tôi không để ý. Đến bước đòi mã xác thực, không thấy anh ta trả lời, tôi vào trang cá nhân của anh ta để xem thì thấy có người tố cáo anh ta lừa đảo. Tôi nhắn cho anh ta là ‘Anh lừa em à?’ thì bị chặn tin nhắn luôn. Rất may là tôi chưa bị mất tiền”.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Đoạn đối thoại giữa chị Thuỷ và người hứa sẽ chuyển tiền cho chị.

Chiêu lừa này rất cũ, chủ tài khoản sẽ bị mất số tài khoản nếu thực hiện theo các bước mà đối tượng yêu cầu. Việc này đã được cảnh báo trên nhiều phương tiện truyền thông nhưng do dịch bệnh khó khăn cộng với việc kẻ xấu “hack nick” của những người tử tế nên nhiều người vẫn mắc bẫy.

“Những anh chị em đang gặp khó khăn cần lưu ý. Nếu là các mạnh thường quân, những người làm từ thiện tử tế, một là họ hỏi địa chỉ và đến tận nơi trao quà, hai là hỏi số tài khoản rồi chuyển cho bạn mà không bắt bạn cung cấp mã này mã kia hay truy cập vào đâu cả. Bất kỳ ai yêu cầu anh chị cung cấp mã otp, hay vào đường link nào thì đều có dấu hiệu lừa đảo, đừng làm theo họ” - một cảnh báo trên nhóm giúp đỡ nhau mùa dịch.

Nguyễn Thảo

Ảnh: NVCC

Chủ xưởng in tặng ảnh thờ cho gia đình có người mất giữa đại dịch

Chủ xưởng in tặng ảnh thờ cho gia đình có người mất giữa đại dịch

Mỗi ngày, Thành Nhân cặm cụi bên máy tính chỉnh sửa ảnh, in, đóng khung những tấm ảnh miễn phí rồi gửi cho thân nhân người mất.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét