Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Chào Sài Gòn mùa thu bình thường mới

Cũng có thể gọi là “bất bình thường cũ”, vì cuộc sống phải hồi sinh, nhưng sự hồi sinh nào cũng nhiều thay đổi, vì hôm nay chẳng bao giờ như hôm qua.

Tôi thì vẫn mặc chiếc váy cũ (lâu lắm rồi không còn xúng xính mua đồ mới), cầm chiếc lá phong mùa thu đứng ở góc sân trường thân quen, chỉ có điều những âm thanh xung quanh tôi đã “đời hơn”, không còn vắng lặng, chỉ có tiếng chim hót, tiếng xe cấp cứu hú dài nữa.

Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng xe máy chạy ì ầm, sáng ra nghe tiếng rao “xôi đậu xanh bắp giã”, đâu đó tiếng nói cười lao xao.

Chiều 30/9, hàng loạt rào chắn, dây kẽm gai được công an, bộ đội, dân phòng gỡ bỏ. Người TP.HCM mừng lắm, nhìn góc phố hết cách ngăn, băng bó mà xúc động rưng rưng. Nhưng thực sự, chúng tôi không quá hồ hởi, vui tươi, vỡ òa như các thành phố khác khi dỡ phong tỏa.

TP.HCM đón nhận mở cửa khá thận trọng khi ca nhiễm hàng ngày vẫn tương đương tổng số ca từ đầu dịch tới giờ của Hà Nội, nghĩa là chúng
tôi vẫn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Người quen của tôi vẫn nhiễm bệnh, có người vẫn phải nhập viện dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Các gia đình có mất mát trong mùa dịch chẳng thể vui ngay được, thậm chí còn ngậm ngùi khi người thân của mình không chờ được tới ngày hôm nay. Ai cũng còn rất lo lắng và nhiều tâm tư, hồi hộp, dù thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều.

{keywords}
Ảnh chụp tối 30/9 tại TP.HCM

Mấy hôm nay quanh nhà tôi mọi người bắt đầu dọn dẹp, sơn lại cửa cổng. Dù nhiều nhà vẫn còn dán biển đỏ “gia đình có người cách ly y tế tại nhà”, cửa thì đóng kín nhưng nghe rõ tiếng trẻ con hò hét trong nhà, tiếng chuyện trò ăn uống vui vẻ.

Có lẽ nhờ có độ phủ vắc xin, các ca nhiễm nặng đã bớt đi nhiều. Chỉ có điều khá giật mình, quan sát trên bản đồ Covid thành phố, tôi nhận thấy trong hẻm số người nhiễm sinh sau năm 2010 đông dần lên, thậm chí có vài bé mới 2-3 tuổi, líu ríu nhiễm chùm gần nhà nhau. Chắc có em đã bị lây từ người lớn, và lây cho cả đám trẻ con hàng xóm xung quanh. Rồi mai các em đi học, nếu chưa được tiêm thì lo lắng lắm đây, lứa tuổi nhiều năng lượng và mải chơi, dễ gì 5K triệt để, điều mà ngay cả người lớn cũng khó thực hiện.

Chúng tôi lại được đi làm đông dần lên, được tiếp xúc xã hội, được mua bán, ăn uống phong phú hơn, được uống ly cà phê mà chúng tôi nhớ nhung đã bao lâu nay. Có điều, chúng tôi chỉ ra khỏi nhà khi trang bị đầy đủ “combo” vật bất ly thân: điện thoại với một cái “app” phù hợp, chai sát khuẩn nhanh và khẩu trang.

{keywords}
Hoa, cà phê và bánh đón mùa thu bình thường mới.

Nhiều thói quen “mùa dịch” tôi chẳng muốn bỏ ngay, thậm chí sẽ duy trì lâu dài như việc đặt thực phẩm, đồ gia dụng trực tuyến thay vì đến siêu thị đông đúc. Có một số “nhu yếu phẩm” tôi hay tích trữ một lượng nhất định trong nhà, như muối, đường, gạo, mì, dầu ăn, sữa tắm, dầu gội, các loại giấy…

Thói quen này có từ hồi đi học châu Âu, khi mà các siêu thị đóng cửa lúc 6h tối và cuối tuần cũng đóng luôn, gần giống thời gian giãn cách nghiêm ngặt vừa rồi ở TP.HCM. Nhờ thói quen này mà 4 tháng vừa qua, tôi đã không phải lao ra đường trong hối hả và hoảng hốt để mua sắm trong lo lắng, bất an.

Tôi dường như cũng sống khác, có xu hướng thích những thứ thư thái cho tâm hồn hơn là những thứ duy mỹ, cầu kỳ. Tôi say mê sắp đặt, trang trí để góc nhà nào cũng có thể là chỗ ngồi ngắm hoa, uống trà, ăn bánh và bàn chuyện với người thân, bạn bè qua điện thoại.

Khi đeo khẩu trang trở thành quan trọng thì cây son đỏ cũng chẳng để làm gì, thậm chí chẳng buồn trang điểm để cảm thấy tự do, thoải mái, tập trung vào bản thân hơn. Làm việc trực tuyến rất mỏi mắt, nhưng cũng giúp tôi không cần di chuyển 2h đồng hồ trên những chuyến xe từ Quận 10 (TP.HCM) sang Dĩ An (Bình Dương) khi đi dạy, hoặc giúp tôi từ cuộc họp này sang cuộc họp khác chỉ với một nút bấm trên điện thoại hay máy tính.

Bình thường mới, có lẽ không phải là trở lại y hệt như ngày xưa, mà đón nhận những thói quen mới, nay đã thành hữu ích. Thay đổi cách sống, ăn uống, vệ sinh để khỏe mạnh hơn, tiết kiệm hơn và có phương án đối với những bất lợi có thể xảy ra trong cuộc sống.

Số ca nhiễm không dễ gì giảm nhanh được mà có thể còn cao hơn, nhưng chỉ mong ít ai bị nặng, chỉ như một cơn cảm cúm, mỏi mệt rồi sẽ qua mà không phải vào viện gặp bác sỹ. Kit test nhanh cũng cần để sẵn trong nhà và ở cơ quan, để lỡ có triệu chứng gì khác thì kịp thời phát hiện để bớt lây cho gia đình, đồng nghiệp.

Người lạc quan thì bảo Sài Gòn sẽ tái sinh rạng ngời, người bi quan thì sợ hãi tăng ca nhiễm và phong tỏa nữa, người nhìn nhận tổng quát ngoài nắm bắt cơ hội đổi thay còn nghĩ đến những bất ổn xã hội có thể xảy ra, những hệ quả của “hậu stress” Covid về cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng dù thế nào, quãng đường trước mắt chúng ta cũng phải đi, khó khăn biết trước giúp chúng ta có động lực để cố gắng và bình tĩnh hơn nữa.

Bốn tháng trời giãn cách dài đằng đẵng, có một điều quan trọng tôi nhận ra, đợt dịch này đã khiến tôi thương và hiểu Sài Gòn hơn rất nhiều, có lẽ vì tôi đã cùng nơi này trải qua những ngày nhiều đau khổ chứ không chỉ có niềm vui, sự hoa lệ và năng động như trước nữa.

Qua khó khăn mới hiểu và thương nhau hơn, âu cũng là vốn quý để cùng nhau hướng tới những ngày mai bình yên và hạnh phúc.

Chào ngày mới nhé, Sài Gòn !

Độc giả Bùi Mai Hương 

Sài Gòn, những ngày vừa đi vừa khóc

Sài Gòn, những ngày vừa đi vừa khóc

Khóc thật, chứ không phải tựa đề phim nào đâu ạ, chỉ là cố nén để vừa đủ rơm rớm nước mắt, như bao người dân Sài Gòn khác đang cố gắng từng ngày.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Cách làm bánh bí đỏ chiên giòn thơm ngon

Bí đỏ là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Ngoài ra, bí đỏ còn có thể được dùng để làm bánh. Cách làm bánh bí đỏ chiên khá đơn giản. Bạn có thể tự tay làm bánh bí đỏ chiên cho gia đình thưởng thức.

1. Nguyên liệu làm bánh bí đỏ chiên

- Bí đỏ: 350g
- Bột gạo: 180g
- Sữa tươi không đường: 2 thìa
- Bơ 1 thìa (đun chảy)
- Bột chiên xù: 210g
- Một ít muối
- Một ít dầu ăn

{Nguyên liệu làm bánh bí đỏ chiên}
Bí đỏ rất ngon và bổ dưỡng. (Ảnh: agiadinh.net)

2. Cách làm bánh bí đỏ chiên

Bước 1: Dùng dao gọt vỏ bí đỏ rồi rửa sạch, bỏ hết hạt và thái miếng. Sau đó, đem hấp chín bí đỏ rồi nghiền nhuyễn.

Bước 2: Trộn bí đỏ đã nghiền nhuyễn với sữa tươi, thêm một chút muối, cho thêm bơ và bột gạo rồi trộn thật đều các nguyên liệu lại với nhau.

Bước 3: Múc từng thìa hỗn hợp bột bí đỏ rồi nặn hơi dẹt như nặn bánh rán. Lần lượt nặn cho đến khi hết số bột thì thôi.

Bước 4: Bánh bí đỏ sau khi nặn xong thì lăn qua bột chiên xù cho bám đều bột rồi để ra đĩa. Lần lượt lăn hết số bột qua bột chiên xù.

Bước 5: Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, thả từng chiếc bánh vào chiên cho tới khi bánh chín vàng đều 2 mặt thì vớt ra để trên giấy thấm dầu. Để cho bánh bớt nóng là có thể thưởng thức.

{Cách làm bánh bí đỏ chiên}
 Bánh bí đỏ chiên giòn thơm ngon (Ảnh: dienmayxanh.com)

3. Một số lưu ý khi làm bánh bí đỏ chiên

Bí đỏ rất ngon và bổ dưỡng. Trong bí đỏ có rất nhiều vitamin C, vitamin A và chất xơ.

Để có món bánh bí đỏ chiên ngon, nên chọn loại bí nếp già, đặc ruột để bánh mềm mịn và không sượng. Nên chọn bí có vỏ trơn cứng, không có đốm nâu hay vết sần, cầm nặng tay, gọt có lớp xanh xanh bên ngoài là quả bí ngon.

Khi chiên bánh bí đỏ, nên cho dầu ăn vào chảo với lượng dầu đủ để bánh bí ngập trong chảo, giúp bánh giòn và đều các mặt. Lưu ý khi chiên bánh nên để lửa vừa để bánh không bị cháy và có thể chín đều bên trong.

Món bánh bí đỏ chiên đạt yêu cầu là có vỏ ngoài giòn rụm, bên trong mềm chứ không hề bị ướt, có vị ngọt khá tự nhiên.

Khi thưởng thức, bạn có thể chấm bánh bí đỏ với tương ớt, tương cà hay xốt mayonnaise đều được.

Trên đây là cách làm bánh bí đỏ chiên thơm ngon, hấp dẫn mà không hề khó.

Chúc các bạn thành công!

               >>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất

Phương Anh (Tổng hợp)

Cách làm bánh sữa tươi chiên giòn đơn giản tại nhà

Cách làm bánh sữa tươi chiên giòn đơn giản tại nhà

Bánh sữa tươi chiên giòn là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Cách làm bánh sữa tươi chiên cũng khá đơn giản. Bạn có thể dành chút ít thời gian để làm bánh sữa tươi chiên thơm ngon, giòn rụm cho cả nhà thưởng thức.

Cách làm bánh ngô chiên thơm ngon tại nhà

Cách làm bánh ngô chiên thơm ngon tại nhà

Bánh ngô chiên là món ăn vặt thơm ngon với lớp vỏ ngoài giòn rụm. Cách làm bánh ngô chiên khá đơn giản. Chỉ cần vài nguyên liệu dễ kiếm cùng chút ít thời gian là bạn có thể làm bánh ngô chiên cho cả nhà thưởng thức.

Cách làm bánh tiêu thơm ngon, đơn giản tại nhà

Cách làm bánh tiêu thơm ngon, đơn giản tại nhà

Bánh tiêu là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Cách làm món bánh tiêu khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo công thức làm bánh tiêu dưới đây để làm được những chiếc bánh tiêu thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Cuộc gọi thót tim ở ngõ có nghìn người phải rời nhà trong đêm do dịch Covid-19

Sống trong tâm dịch, một tiếng gõ cửa hay một cuộc gọi từ số lạ cũng khiến chị Hường căng thẳng.

Ngày đoàn tụ của gia đình có 2 F0

Sáng 29/9, ông Phí Hữu Khiêm (65 tuổi) dậy sớm hơn thường lệ. Ông mở toang cửa sổ, hít một hơi thật sâu rồi gọi các thành viên còn lại trong gia đình sửa soạn đồ đạc, ăn sáng, mặc đồ bảo hộ để lên xe về nhà.

Ngày chưa nghỉ hưu, thi thoảng ông Khiêm cũng phải đi xa do đặc thù của công việc tu bổ di tích. Tuy nhiên, lần xa nhà này thật đặc biệt. Nơi ông sống - ngõ 328, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2021 là ổ dịch lớn nhất của Thủ đô.

{keywords}
Người dân trở về nhà sau khi ngõ 328 được dỡ phong tỏa.

Ông Khiêm nhớ lại, sau khi thành phố phát hiện hơn 20 ca dương tính với Sars-CoV-2 trên địa bàn phường vào 2 ngày 23-24/8, toàn bộ dân cư con ngõ nơi ông sống đều được test Covid-19. Không khí căng thẳng bao trùm bởi ai cũng cảm nhận được nguy cơ trở thành F0 đang hiện hữu trước mắt.

Ngày 27/8, con trai thứ hai và đứa cháu nội 6 tuổi Phan Bảo Khang của ông Khiêm phát hiện bị nhiễm Covid-19.

Con dâu ông Khiêm sốt sắng xin đi cùng để chăm sóc con nhưng không được. Bé Khang thấy nhân viên y tế đến thì rất sợ, kiên quyết không đi theo. Ông bà, bố mẹ phải giải thích thì Khang mới an tâm theo chú vào Bệnh viện Thanh Nhàn. Đêm hôm đó, cả gia đình ông Khiêm không ai ngủ được. Ai cũng lo cho hai chú cháu, nhất là bé Khang.

Một vài ngày sau khi vào viện, Khang sốt cao. Cả gia đình ông Khiêm lúc ấy đã được đưa đi cách ly tại một cơ sở ở Chương Mỹ. Mỗi ngày, họ nóng lòng chờ đợi tin tức mà con trai gửi tới. Sau những ngày bị sốt, Khang dần khỏe lại. Cậu bé còn tham gia học online với các bạn qua điện thoại của chú.

Chú cháu Khang may mắn chỉ bị nhẹ nên sớm nhận được kết quả âm tính. Sau khi khỏi bệnh, cả hai được đưa về một khách sạn trên địa bàn quận bởi khi đó ngõ 328 vẫn đang bị phong tỏa. 5 thành viên còn lại của gia đình sau khi hoàn thành cách ly cũng được đưa về đây.

Dù ở chung một khách sạn nhưng lúc ấy ông Khiêm vẫn chưa được gặp con và cháu trai. Mãi đến hôm 29/9, sau khi ngõ 328 dỡ phong tỏa, cả gia đình mới được gặp nhau sau đúng 1 tháng xa cách.

Bước chân trên con ngõ nhỏ mà mình đã đi hàng chục năm qua, ông Khiêm lâng lâng một niềm vui khó tả. Bởi sau những ngày dịch bệnh hoành hành hai ngõ phố, gia đình ông vẫn trở về đầy đủ 7 người. “Có những người ở ổ dịch này đi rồi không về nữa. Có gia đình hai vợ chồng mắc Covid-19 đều không qua khỏi”, ông Khiêm ngậm ngùi nói.

{keywords}
Ông Khiêm chia sẻ về quãng thời gian chống lại dịch bệnh của gia đình.

Cuộc điện thoại thót tim giữa đêm khuya

Chị Cao Bích Hường cũng là một người dân sinh sống ở con ngõ 328. Chị Hường sống cùng mẹ đẻ và cậu con trai sinh năm 2007. Mẹ chị Hường năm nay 90 tuổi, có bệnh nền, đi lại khó khăn nên được lãnh đạo quận đồng ý cho ở lại nhà. Riêng cậu con trai thì vẫn cùng hơn 1.000 nhân khẩu của hai ngõ 328 và 330 di chuyển tới các khu giãn dân.

Thời điểm bùng dịch, Khu tập thể Bóng đèn phích nước Rạng Đông nơi chị Hường sinh sống liên tiếp phát hiện các ca F0. Có tầng có tới 5/7 hộ bị nhiễm Covid-19. Từ tầng 2 trở lên, người dân vẫn phải dùng nhà vệ sinh chung nên nguy cơ lây nhiễm luôn rình rập.

{keywords}
Những ngày tháng giãn cách, con trai chị Hường có thêm trải nghiệm sống tự lập.

Tối 2/9, trao cho con bộ đồ bảo hộ, lòng người mẹ rối bời. Chị dặn dò con từng chút một, từ chuyện ăn uống, vệ sinh tới việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch khi di chuyển trên đường, khi tham gia test định kỳ. Đặc biệt, chị lưu ý con phải duy trì thói quen tập yoga và lan truyền năng lượng tích cực cho mọi người.

Sống trong tâm dịch, một tiếng gõ cửa hay tiếng gọi của người lạ cũng khiến chị Hường căng thẳng. Chị Hường kể, có hôm đang ở trong nhà, chị nghe tiếng người gọi thất thanh bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, chị thấy khoảng 6-7 người mặc đồ bảo hộ màu xanh, màu trắng đứng kín trước nhà. Bên ngoài tiếng còi xe cứu thương vang lên liên hồi.

“Tôi vội vàng mở cửa thì họ thông báo là hôm đó mẹ tôi được lấy mẫu ở nhà, không phải ra trường mầm non như mọi khi. Nghe nhân viên y tế nói xong, tôi mới dám thở mạnh bởi trước đó cứ nghĩ mẹ hay con sắp bị người ta đưa đi”, chị Hường nhớ lại.

Khoảng thời gian đầu, cứ 2-3 ngày, chị Hường và mẹ lại được lấy dịch mũi họng. Hôm thì test nhanh nhưng cũng có hôm làm xét nghiệm PCR. Sau mỗi lần lấy mẫu, chị lại hồi hộp chờ kết quả và thót tim khi thấy số điện thoại lạ gọi đến.

Chị Hường kể có lần hơn 12h đêm, chị thấy chuông điện thoại reo vang. Bên kia vang lên giọng một nhân viên y tế: “Chị ơi em bên test nhanh đây ạ!”. Lúc ấy, chị Hường lo lắm bởi buổi chiều khi thực hiện test nhanh cho mẹ chị, thấy que test lên một vạch, các nhân viên y tế liền rời đi luôn. Còn chị, ban ngày cũng thực hiện xét nghiệm tại điểm tiêm chủng nhưng chưa nhận được kết quả. Chị Hường đoán già đoán non, lẽ nào một trong hai mẹ con sắp phải dọn đồ lên đường.

Tuy nhiên, nhân viên y tế sau đó thông báo với chị là họ bị nhầm số. Nguyên nhân là do số điện thoại của chị Hường và của một gia đình có ca F0 chỉ khác nhau một con số.

Trải qua những ngày tháng sóng gió, chị Hường nhận thấy những thay đổi tích cực trong gia đình cũng như ở ngõ phố nơi mình sinh sống.

Bình thường mẹ chị rất ngại uống sữa, đến bữa cũng chỉ ăn chút ít đồ ăn. Tuy nhiên, khi dịch bệnh ập đến, biết có nhiều người trẻ khỏe hơn mình không thể qua khỏi vì Covid-19, cụ bà dần thay đổi tích cực hơn. Cụ chịu khó ăn uống hơn, biết yêu thương bản thân hơn, thi thoảng đi lại vận động chân tay cho bớt ì ạch.

Cư dân trong ngõ thì có ý thức hơn về không gian sống. Trước đây, các gia đình thường có thói quen đổ rác không theo quy định. Tuy nhiên, sau khi đi giãn dân, cách ly trở về, mọi người đã biết đổ rác đúng giờ để đảm bảo vệ sinh khu phố.

Đặc biệt, ai nấy đều nghiêm chỉnh tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m nếu có việc buộc phải ra ngoài. Nhiều người cẩn thận đeo 2 khẩu trang và đeo thêm kính chắn giọt bắn.

“Những ngày tháng qua, tôi nghĩ, không ai trong khu phố này ăn ngon ngủ yên được. Nhà tôi ở tầng 1 của khu tập thể nên nghe rất rõ tiếng xe cứu thương mỗi lần đến đưa F0 đi. May mắn là giờ đây mọi chuyện đã qua. Cuộc sống đang dần được sắp xếp lại”, chị Hường bày tỏ.

Ông Phí Hữu Khiêm thì chia sẻ, sau khi trở về, nhiều người đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc tiêm chủng. Không ít cá nhân trước đây còn chần chừ, đến đăng ký cũng không đăng ký thì giờ đã sốt sắng hỏi lịch và thủ tục tiêm ra sao.

Ngày trở về, cư dân của hai ngõ phố từng phát hiện gần 600 ca nhiễm Covid-19 vẫn chưa dám ôm nhau tay bắt mặt mừng. Họ chỉ dám đứng xa vẫy tay hoặc í ới chào nhau qua lớp khẩu trang. Song có lẽ ai cũng cảm thấy hoan hỉ, bình an khi được về nhà.

Hồng  Hạnh

Trở về từ căn phòng sinh tử, bố chạy giật lùi tránh con

Trở về từ căn phòng sinh tử, bố chạy giật lùi tránh con

Xe của bệnh viện chở anh về tận cổng nhà. Nhìn thấy bố, thằng út chạy ào ra đòi bế. Anh phải chạy giật lùi để tránh con. Vợ anh chạy ra vừa ôm con vừa khóc.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Điều kỳ diệu từ những ‘vùng xanh hy vọng’ trong đại dịch

Mỗi câu chuyện đẹp về nỗ lực cứu người của tuyến đầu chống dịch, hay đơn giản là mớ rau, hộp sữa giúp người khó khăn khi giãn cách đều là những “điểm xanh” thắp sáng niềm tin, hy vọng trở về cuộc sống “bình thường mới” trong mỗi người.

Những “điểm xanh” mang hy vọng nơi tuyến đầu

Thời gian qua, bộ phim tài liệu VTV đặc biệt “Ranh giới” và tiếp nối phần 2 với “Ngày con chào đời” đã trở thành từ khóa được lan truyền nhanh chóng trên cộng đồng mạng. Không một lời bình, bộ phim đã ghi lại những hình ảnh chân thật nhất về cuộc chiến chống lại Covid-19 tại khu K1 - tầng 5 của Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), nơi điều trị cho các sản phụ là F0.

Tại “tầng điều trị Covid-19 cuối cùng” đó, 150 bức ảnh các bé vừa chào đời đã được các bác sĩ cẩn thận in ra thành “tấm thiệp hy vọng” mang đến tận giường cho những người mẹ. Trong cuộc chiến không cân sức này, nhiều người mẹ đã hồi phục diệu kỳ từ nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng y bác sĩ tuyến đầu và niềm hy vọng nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ đó.

{keywords}
Tấm ảnh các bé mới chào đời đượccác bác sĩ mang đến cho những sản phụ mắc Covid-19 như những mầm xanh tràn đầy hy vọng

Đọng lại sau những thước phim là hình ảnh các y bác sĩ dốc sức không kể ngày đêm giành lại từng hơi thở cho sản phụ và các em bé đang nằm trong bụng mẹ. Họ như những “điểm xanh” nơi tuyến đầu, là chỗ dựa, là hy vọng cho những người mẹ trong phim lẫn cho chính những người xem, với niềm tin rằng dù ở nơi khốc liệt nhất, sẽ luôn có một “vùng xanh hy vọng” để chiến thắng dịch bệnh, giành lại sự sống!

Cũng tại các khu điều trị Covid-19, sức lan tỏa của những hành động tích cực mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Như câu chuyện về bệnh nhân F0 Nguyễn Thị Tú (SN 1992, huyện Củ Chi, TP.HCM) nén lại nỗi nhớ con, sau khi dần hồi phục, chị Tú tình nguyện tham gia chăm sóc những bệnh nhân yếu hơn. Hay như chàng trai 29 tuổi - Hà Ngọc Trường sau khi chiến thắng Covid-19, tình nguyện ở lại bệnh viện để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, giúp đỡ các điều dưỡng, y bác sĩ. Cứ như thế, mỗi hành động đẹp trao đi lại gieo mầm thêm những yêu thương mới, tạo thành “vùng xanh hy vọng” ngay tại nơi đối đầu trực diện với dịch bệnh.

{keywords}
 Sau khi phục hồi, anh Hà Ngọc Trường tiếp tục ở lại cùng hỗ trợ tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh

“Điểm xanh” của tình người trong đại dịch

Bên ngoài hàng rào bệnh viện, khu cách ly, khu phong tỏa… có những “điểm xanh” âm thầm mang đến sự lạc quan, niềm hy vọng cho cộng đồng. Đó là màu xanh quân phục của anh bộ đội đi chợ giúp dân, màu xanh từ bộ đồ bảo hộ của tình nguyện viên hay màu áo xanh thanh niên ướt đẫm mồ hôi xung phong chống dịch… Giữa đại dịch, các “điểm xanh” ấy đã mang theo niềm tin, sự lạc quan và hy vọng.

{keywords}
{keywords}
 Các chiến sĩ trao tận tay người dân thực phẩm cần thiết

Trong các khu xóm nghèo, khu trọ dành cho công nhân, nhiều gia đình đã phải trải qua những ngày khó khăn, những bữa ăn tạm bợ. Nhờ những lời kêu gọi tương trợ nhau, những bản đồ định vị nơi người dân đang gặp khó khăn lan tỏa trên mạng xã hội mà những phần quà có gạo, thịt, rau, sữa được các doanh nghiệp, tổ chức xã hội tiếp sức cho hàng nghìn khu hẻm trên khắp TP.HCM.

{keywords}
 Một nhóm tình nguyện cộng đồng bên chiếc xe chở đầy lương thực, thực phẩm, chuẩn bị lên đường tiếp ứng bà con các quận “tâm dịch”
{keywords}
 Ở đâu khó, ở đó đều có những màu áo xanh tình nguyện…

Không chỉ hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm, tại con hẻm 46, đường 30, phường 6, quận Gò Vấp, các chiến sĩ áo xanh của Thành Đoàn quận còn mang niềm vui tinh thần đến các em nhỏ nhân dịp Tết Trung Thu, với lồng đèn ông sao, bánh Trung Thu, tập vở... Trong không khí đó, những bộn bề vì Covid-19 tạm lùi xa chiếc hàng rào phong tỏa, để các em lưu giữ ký ức Rằm tháng 8 “đặc biệt” này. Nụ cười rạng rỡ của con trẻ nhanh chóng lan sang người lớn, thổi vào “con hẻm F0” luồng sinh khí mới, đầy niềm vui.

{keywords}
 Món quà Trung Thu tuy giản dị nhưng mang đến niềm vui cho nhiều em nhỏ trong khu hẻm phong tỏa này (ảnh chụp từ clip phóng sự của VTV Digital)

Nụ cười, niềm vui của trẻ thơ cũng chính là một “điểm xanh” mang đến sự lay động mạnh mẽ và truyền đi động lực để mọi người chung tay mang cuộc sống bình thường về lại với các em. Để mang đến sự chăm sóc, yêu thương dành cho những “điểm xanh nhỏ bé” này, nhiều hành động thiết thực hướng đến trẻ em đã được phát động. Một trong số đó, hoạt động “Cùng góp điểm xanh, cho Việt Nam khỏe mạnh” - dự án “Vùng xanh hy vọng” (thuộc giai đoạn 2 chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”) của Vinamilk đang được triển khai mạnh mẽ, không chỉ giúp lan tỏa tinh thần lạc quan tích cực mà còn hướng đến mục tiêu góp 1 triệu ly sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hiện sống tại các nhà mở, mái ấm… vốn đã chịu nhiều thiệt thòi.

{keywords}
Những hộp sữa từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam góp phần chăm sóc sức khỏe và mang lại niềm vui cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong dịch Covid-19

Theo đó, với sự tham gia của cộng đồng bằng cách chia sẻ các câu chuyện, hành động tích cực, lạc quan trên nền tảng mạng xã hội kèm 3 hashtag #Vungxanhhyvong, #BankhoemanhVietNamkhoemanh, #VinamilkviVietNamkhoemanh, Vinamilk sẽ thay người tham dự góp 1 triệu ly sữa vào Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và trao tặng đến hơn 10.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi em sẽ được hỗ trợ uống sữa miễn phí trong 3 tháng liên tiếp.

{keywords}
Mọi người đều có thể góp thêm “điểm xanh” và mang 1 triệu ly sữa được trao tặng đến trẻ em khó khăn.

“Trong cuộc chiến chống dịch, ít nhiều sẽ có những thiệt thòi, khó khăn nhưng chúng tôi tin rằng mỗi người khỏe mạnh, Việt Nam sẽ khỏe mạnh và sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau, nhất là trẻ em, những mầm xanh quý báu của đất nước. Chính vì vậy, Vinamilk kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để mang đến nhiều hỗ trợ thật tốt cho các em trong đại dịch”, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Nhân sự, Hành chính và Đối ngoại công ty Vinamilk cho biết.

Truy cập https://bit.ly/2XrPNDY để tìm hiểu và đồng hành cùng chiến dịch “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”.

D. An


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

'Sốc' vì bạn trai tôi từng ép người yêu cũ phá thai

Đọc những dòng tin nhắn từ Zalo bạn trai mà tôi không tin nổi, hai tai ù đi, nước mắt lã chã rơi. Hóa ra 2 năm trước anh từng ép buộc người yêu cũ phá thai với lý do "anh chưa ổn định".

Tôi 28 tuổi, cái tuổi mà người ta vẫn mặc định phải "yên bề gia thất". Thế nhưng bây giờ đây tôi hoang mang về sự lựa chọn của mình, hoài nghi về "sự đàng hoàng" của người đàn ông bên cạnh. Tôi cứ ngỡ đã đến thời điểm tình yêu của chúng tôi đơm hoa kết trái bằng đám cưới hạnh phúc và ngập tràn nụ cười. 

Gia đình hai bên đã gặp mặt, bàn chuyện trăm năm của lứa đôi. Tôi luôn hãnh diện kể với mọi người về người yêu lịch lãm, chân thành và tôn trọng tôi. 

Cho đến một lần tôi vô tình vào Zalo của anh, đọc được cuộc trò chuyện với người yêu cũ. Anh vẫn để cuộc nói chuyện ấy nguyên vẹn, vì tôi chưa từng kiểm tra điện thoại của anh. Bởi vậy, có lẽ anh không bao giờ ngờ đến rằng một ngày tôi lại phát hiện ra sự thật động trời này.

{keywords}

2 năm trước, người yêu cũ của anh có bầu. Cái thai 5 tuần tuổi đã không được anh công nhận, anh ngon ngọt dỗ dành cô ấy "bỏ đứa con" với lý do "anh chưa ổn định, không thể lập gia đình bây giờ". Tôi không thể tin những dòng tin tàn nhẫn máu lạnh ấy lại do người đàn ông "hiền lành, tử tế và chân thành" bên cạnh mình viết ra. Tôi đã rất sốc, mọi niềm tin về giấc mơ cùng anh xây ngôi nhà nhỏ hạnh phúc cũng bỗng chốc vỡ tan tành.

Cô gái ấy yêu anh thật lòng, trao anh hết thảy năm tháng thanh xuân tươi đẹp nhất. Vậy mà đến cuối cùng điều cô nhận về chỉ là sự phũ phàng, rũ bỏ kết quả của một cuộc tình. 

Sau đó tôi không biết vì lý do gì mà anh và cô ấy đi đến kết cục tan vỡ. Có chăng khi đã chinh phục được cô ấy, anh mất dần sự hứng thú và cũng không có ý định cùng cô tính tiếp chuyện tương lai? Mọi lý do chạy xoẹt qua đầu lúc này cũng đều hóa lời biện minh trơ trẽn. 

Suốt một tuần này câu chuyện ấy đều ám ảnh tôi. Tôi chưa gom đủ dũng khí để chất vấn anh về chuyện quá khứ, nhưng tôi cũng chẳng đủ bao dung để giả vờ như không hay biết gì. Anh vẫn vui cười chuẩn bị cho chuyện trọng đại sắp tới.

Gia đình tôi cũng rất ưng ý về chàng rể tương lai. Chỉ có trái tim tôi giờ đây đang lạc lõng, không biết nên làm như thế nào mới trọn vẹn. Tôi không muốn gia đình thất vọng, vì tuổi 28 cũng không còn có quá nhiều sự lựa chọn. Nhưng nếu tôi im lặng và chấp nhận làm đám cưới thì những dằn vặt, hoài nghi sẽ đeo bám tôi mãi.

Một người đàn ông không có trách nhiệm với tình yêu của mình như thế, liệu sau này có đủ bản lĩnh để cùng tôi vượt qua những thử thách mà xây dựng gia đình hạnh phúc? Tôi nên làm thế nào bây giờ?

Theo Dân Trí

Có nên bỏ vợ để quay lại với người yêu cũ?

Có nên bỏ vợ để quay lại với người yêu cũ?

Gặp lại người yêu cũ khi cả 2 đã có vợ, có chồng nhưng đều không hạnh phúc trong hôn nhân. Có nên bỏ tất cả để đến với nhau hay không?


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Chọn tha thứ hay ly hôn khi người bạn đời ngoại tình?

Sự phản bội của người bạn đời khiến bạn luôn cảm thấy bất an, nghi ngờ, ghen tuông, dần dần đưa đến căm ghét nhưng vẫn loay hoay không biết nên níu kéo hay ly hôn? Phải làm sao để có quyết định đúng đắn nhất?

Trong tình huống này, chuyên gia tâm lý Tuệ An sẽ đưa ra một số khó khăn riêng của từng lựa chọn để giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về tương lai và có được quyết định cho bản thân.  

Nếu chọn ly hôn: Những khó khăn nào đang chờ bạn?  

Tình cảm vợ chồng nhiều năm phút chốc tan vỡ chỉ vì có một người thứ 3 chen vào bạn sẽ không khỏi nuối tiếc.  

Cuộc sống sau ly hôn do bạn đời phản bội khá khó khăn, cả với đàn ông và phụ nữ. Mọi thứ không thể đủ đầy và vẹn tròn như khi còn gia đình được, nhiều mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng và nhiều lo toan hơn.  

Kinh tế bị ảnh hưởng nhiều, có thể bị giảm tài sản vì phải chia lúc ra tòa, có khi phải lao động nhiều hơn để có tiền trang trải sinh hoạt và nuôi con, cố gắng nỗ lực gấp đôi những gia đình có cả vợ và chồng.  

{keywords}

Con cái thiếu thốn tình cảm của mẹ hoặc cha, ảnh hưởng tâm lý và suy nghĩ của con, chúng có thể cảm thấy mất niềm tin vào tình yêu, thù ghét bố hoặc mẹ (người ngoại tình) hoặc cho rằng bố mẹ không thương yêu mình.  

Nỗi đau từng bị phản bội khiến người ta khó mở lòng đón nhận những tình cảm mới, luôn tỏ ra nghi ngờ và thiếu tin tưởng người mới, tạo nên sự bất công với người mới. Có khi ly hôn nhưng vẫn tiếp tục dính mắc đến người cũ, luôn nghĩ đến họ, cả đời oán trách họ.    

Tha thứ: Bạn có thật sự quên được nỗi đau bị phản bội  

"Gương vỡ lại lành", điều này có thể nhưng dù có gắn bằng keo gì đi chăng nữa thì cũng sẽ không thể sáng được như ban đầu. Nỗi đau từng bị phản bội sẽ ám ảnh và cuộc sống hôn nhân khó mà mặn nồng được.  

Luôn có cảm giác nghi ngờ đối phương, không biết khi nào họ sẽ lại phản bội mình tiếp. Mặc dù thân đã về đây nhưng tâm liệu còn đang lai vãng chốn nào, có thật sự đã chấm dứt với người thứ 3 hay chưa.  

Thường xuyên đem chuyện làm sai của bạn đời ra để trách móc, oán giận và chì chiết để thỏa mãn sự tức giận và phẫn uất của bản thân, luôn tìm cách nhắc lại để trừng phạt bạn đời khi họ làm sai gì đó.  

Mỗi lần gần gũi sẽ nghĩ đến hình ảnh thân mật của bạn đời và người thứ 3, cảm thấy ghê tởm, khinh bỉ. Từ đó không còn cảm giác muốn gần gũi cùng người đó nữa. Cuộc sống hôn nhân càng thêm nguội lạnh xa cách.  

Cảm thấy chán ghét chính bản thân mình vì tại sao người ta đã phản bội mình mà mình lại cố gắng tiếp tục, mình thật hèn nhát, mình không có lòng tự trọng ư, sao lại đi níu kéo một người không xứng đáng?

Khi bị bạn đời phản bội, mỗi người sẽ có một lựa chọn, dù ly hôn hay tha thứ và tiếp tục thì đều sẽ có những khó khăn và nỗi khổ tâm riêng.  

Chuyên gia tâm lý Tuệ An cho rằng, người trong cuộc phải cân nhắc thật kỹ xem bản thân thực sự muốn gì và có thể chịu được những điều gì rồi đưa ra lựa chọn cho cuộc hôn nhân của mình.  

Khi đã chọn rồi thì tuyệt đối đừng hối hận và dính mắc vào nó nữa. Thay vào đó, bạn nên trân trọng những gì đang có, trân trọng người ở bên cạnh, bất cứ ai cũng có thể sai lầm, mọi chuyện đã qua đừng tiếp tục dằn vặt để cả hai cũng khổ đau.

Theo Giáo Dục và Thời Đại

Ai rồi cũng sẽ có những nỗi đau, nhưng người thứ ba đáng thương hay đáng trách?

Ai rồi cũng sẽ có những nỗi đau, nhưng người thứ ba đáng thương hay đáng trách?

Thất bại trong tình yêu không đáng sợ, mà sự đáng sợ nhất là do bạn chưa yêu bản thân mình đủ để người thứ ba có cơ hội xen ngang vào gia đình bạn


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

4 dấu hiệu của cuộc hôn nhân không tình yêu

Chắc hẳn bạn sẽ thấy rất mệt mỏi nếu hôn nhân của mình rơi vào tình trạng bế tắc mà không thể nào tìm ra được lối thoát. Liệu bạn có đang rơi vào các trạng thái dưới đây?

Bạn có bao giờ phải trải qua cảm giác "tiến thoái lưỡng nan" trong hôn nhân chưa? Đó chính là cảm giác, khi cuộc hôn nhân của bạn đã quá chán, không có tình yêu, không có hạnh phúc bạn muốn bỏ nhưng không nỡ mà giữ lại thì khổ đau, mệt mỏi.  

Chuyên gia tâm lý Tuệ An cho biết, nếu như những dấu hiệu dưới đây tồn tại trong mái ấm của bạn, đó là lúc bạn cần suy nghĩ nghiêm túc và hành động hợp lý để thật sự hạnh phúc.  

{keywords}

1. Khoảng cách giữa hai người ngày càng xa  

Chiến tranh lạnh xảy ra nhưng không ai muốn làm hòa trước, cũng không còn để tâm đến đối phương nghĩ gì, muốn gì, thậm chí không còn muốn chia sẻ gì thêm về cuộc sống với nhau. Ở chung một nhà nhưng như hai người xa lạ. Và cuộc chơi xem ai im lặng lâu hơn bắt đầu, ai lên tiếng trước coi như thua!  

2. Bắt đầu suy nghĩ về một cuộc sống không có đối phương  

Bạn thấy mệt mỏi đến mức ước gì chỉ muốn thoát khỏi cuộc sống hôn nhân này. Những lúc không có đối phương ở bên bạn thấy thoải mái, vui vẻ, tự do. Và bạn bắt đầu suy nghĩ về điều đó.

3. Nguy cơ ngoại tình  

Dường như bạn không còn thấy được sức hút từ đối phương nữa, mà hướng ra bên ngoài nhiều hơn, tìm một ai đó khác để nói chuyện, chia sẻ. Bạn tìm được sự đồng cảm từ người khác chứ không phải là người bạn đời của mình.

4. Nguy cơ ly hôn  

Khi hôn nhân bế tắc là lúc hai bạn cảm thấy không còn hợp nhau, suy nghĩ về việc có nên đi tiếp. Lúc này nhiều người suy nghĩ về việc cuộc sống còn lâu dài liệu đi tiếp có hạnh phúc hay tiếp tục mệt mỏi, căng thẳng, khó hòa hợp. Và nguy cơ ly hôn ở những trường hợp này rất cao nếu không có cách giải quyết hợp lý.

Theo Giáo Dục và Thời Đại

Chồng nhiều ưu điểm, nhưng vợ dứt khoát ly hôn vì không được làm theo ý mình

Chồng nhiều ưu điểm, nhưng vợ dứt khoát ly hôn vì không được làm theo ý mình

Chồng có nhiều ưu điểm, nhưng chị luôn thấy mình bị tổn thương hết lần này đến lần khác, nên đã dứt khoát ly hôn để giải phóng mình.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Bà nội tham ăn hay cô con dâu cá biệt?

Câu nói "Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu" của nàng dâu trong tâm sự của độc giả Nguyễn Minh Phương khiến nhiều bạn đọc VietNamNet bức xúc. Có người còn thẳng thắn nhận xét: "Con dâu của bác là diện cá biệt rồi"!

Sau chia sẻ "Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy", câu chuyện "Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu" tiếp tục chứng minh việc mẹ chồng - nàng dâu dễ xảy ra mâu thuẫn. Trong chuyện nuôi dạy con cháu, va chạm càng dễ dàng bị đẩy lên cao trào.

Cô con dâu "cá biệt"

Đó là nhận xét của một độc giả giấu tên gửi về VietNamNet: "Con dâu của bác là diện cá biệt rồi. Có lẽ cô ta cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cá biệt". Tán đồng quan điểm này, nhiều bạn đọc như Thuy Do, Hoa Hồng, Nga Đặng... đều nhận xét: "Con dâu của bác không ai chấp nhận được", "Con dâu bác ghê gớm đấy, bác nên ở riêng", "Con dâu bác vậy là không nghĩ xa rồi- yêu con cháu, dạy con cháu như bác là chuẩn, bác cứ làm vậy ko cần ngại"...

Bàn về quan điểm dạy con cháu của độc giả Nguyễn Minh Phương, nhiều người bày tỏ sự đồng tình và động viên bà nội tiếp tục uốn nắn cháu. Bạn HaHuong cho rằng bà nội đã nghĩ đúng và khuyên: "Bác cứ dạy cháu như trước đi. Con dâu bác sẽ làm hư đứa bé. Nuông chiều con như vậy sẽ tạo cho bé tính ích kỉ, cư xử thiếu văn hoá".

{keywords}

Độc giả An Nhiên chia sẻ cách dạy con của gia đình mình: "Tôi ở miền Trung, không nghi lễ quy cách như ở miền Bắc,nhưng với chúng tôi luôn dạy con cái phải lễ phép với ông bà, bố mẹ. Muốn như vậy thì bố mẹ phải luôn làm gương để con noi theo. Con tôi ăn cơm hay ăn hoa quả gì chúng tôi cũng đưa cho nó để nó mang đến mời ông bà đã rồi mới đến lượt nó, cho dù ông bà không thích ăn cái đó".

Tán đồng cách dạy con này, bạn HaHuong cho biết thêm: "Chuyện mời đầu bữa thì nhà tôi người Bắc cũng bỏ rồi. Nhưng dành đồ ăn ngon cho con mình trong khi ông bà cha mẹ ngồi cùng là không chấp nhận được. Ngoài bữa cơm có hoa quả, bánh kẹo... là phải đem mời người lớn trước".

Trong khi đó, độc giả Ton Anh và nhiều người lại khuyên bà nội Minh Phương nên góp ý với con trai: "Rau nào thì sâu nấy... Do con dâu của bạn sinh ra trong một gia đình thiếu gia giáo nên mới vậy. Bạn nên góp ý với con trai bạn, nếu không thì cháu bạn sau này cũng vậy đó".

Cũng từ đây, không ít người "đúc rút" chuyện ở chung của mẹ chồng và con dâu rất nhiều nhiêu khê: "Thế người ta mới nói ở riêng là chân lý đấy", "Chẳng hiểu cái cô con dâu nhà này học cao hiểu rộng tới đâu mà nói được những lời như thế? Về lâu về dài, thế nào cũng nảy sinh các vấn đề trong cuộc sống. Muốn gia đình yên ấm, tốt nhất là ai ở nhà nấy. Thỉnh thoảng mới gặp thì đỡ va chạm"...

Sống cởi mở tấm lòng mới tốt

Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu từ xưa vẫn được mặc định là khó hoà hợp, dễ vênh va vì những chuyện nhỏ nhặt nhất. Nhưng ở thời hiện đại, nhiều người khuyên các bà mẹ chồng nên sống thoáng hơn để nhẹ cả mình lẫn người. Như độc giả Làng Phượng chia sẻ: "Chuyện rất bình thường của lớp trẻ bây giờ, nhất là dân từ Đà Nẵng trở vào. Ăn không mời (rất ít mời, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh) không như dân Bắc (mời nhiều hơn ăn, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh). Tùy theo vùng để sống không nên ràng buộc lễ giáo khắt khe. Sống cởi mở tấm lòng mới tốt".

Một độc giả giấu tên thì khuyên: "Ngày nay công nghệ và kinh tế phát triển rất nhanh, lớp trẻ nắm bắt học hỏi giỏi giang hơn lớp già rất nhiều nên quyền uy của ông bà cha mẹ đối với cháu con không còn như xưa. Lớp già chúng ta nên khiêm tốn, biết phận mình mà để yên cho cha mẹ đứa nhỏ cái quyền tự do nuôi dạy nó, phận chúng ta chỉ nên sống mẫu mực để làm gương mà thôi, không nên lạm quyền can thiệp".

Cùng quan điểm, độc giả Trần Thị Vân Dung cho rằng mỗi thế hệ có một quan điểm, một góc nhìn khác nhau, nhất là trong chuyện nuôi dạy con cái: "Thời của các bà các mẹ, thiếu thốn đủ thứ nên đứa con nọ phải san sẻ cho đứa con kia từng ly từng tí, từ cái nhỏ tới cái to. Thế nhưng lúc này chẳng thiếu thứ gì, con trẻ phải học cách giành về mình những thứ tốt đẹp nhất, vươn lên những nơi tốt nhất trong xã hội. Quan điểm dạy con vì thế cũng khác đi. Mẹ và bà là 2 thế hệ, phải dung hoà với nhau để cùng tìm cách giáo dục con sao cho tốt nhất".

Bạn Nam Nguyễn cũng nhận xét: "Vấn đề dạy con luôn trở thành chiến tranh giữa mẹ chồng - nàng dâu. Muôn đời là thế rồi mà sao mọi người chưa rút kinh nghiệm nhỉ? Mẹ chồng lên gân thì chỉ làm xấu hình ảnh uy nghiêm cần có. Con dâu cứng quá thì chỉ làm tổn hại tới hạnh phúc gia đình!".

Bạn Vũ Thị Soi đưa ý kiến: "Thật ra, việc đầu tiên chị cần làm là dạy dỗ chính con trai của chị. Con trai chị có mời bà, mời bố mẹ trước khi ăn cơm không, có dành phần ngon ngọt nhất cho bà cho bố mẹ trước không? Cậu ta có làm được thế thì mới nói được vợ và dạy được con trai mình. Còn nhiệm vụ chính của chị là chăm sóc mẹ chồng và chồng mình. Con cháu có phúc phần của chúng, cứ để chúng tự làm tự chịu".

Chia sẻ với độc giả Nguyễn Minh Phương, bạn Thân Tuấn Anh bình luận: "Khổ thân bà nội, muốn dạy cháu mà lại bị hiểu nhầm, nói xấu! Nhưng thật sự chị cũng không tinh tế, chuyện như thế này, chị phải nói chuyện thẳng thắn với con trai, con dâu để thống nhất cách dạy con. Con trẻ không nên chiều chuộng quá đà. Nhưng dạy dỗ làm sao thì phải có sự nhất quán của cả gia đình chứ không thể nào cái kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược được!".

Bên cạnh đó, không ít người khuyên mẹ chồng - nàng dâu nên sống riêng hoặc ăn riêng để hạn chế va chạm: "Nếu vậy ở chung mà cho ăn riêng để đỡ phiền nhau ạ. Trong mâm cơm riêng của con bác, con dâu muốn lấy cái gì cho con nó ăn trước thì tùy", "Sự việc trên thể hiện sự khác biệt trong lối sống của 2 thế hệ khi cùng sống chung nhà với nhau. Thôi thì nếu có điều kiện thì nên sống riêng gần cháu để thi thoảng gặp cháu là được rồi"...

Lê Cúc (Tổng hợp)

'Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu’

'Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu’

Con dâu nói như vậy về tôi. Và hàng xóm lại kể đến tai khiến tôi thấy rất buồn. 


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Cha bán nhà cho con tiền theo đuổi thần tượng, bi kịch chưa dừng ở đó

Lệ Quyên từng bất chấp tất cả để theo đuổi thần tượng dẫn tới bi kịch đau lòng của gia đình.

Cái tên Dương Lệ Quyên không còn xa lạ với giới trẻ Trung Quốc những năm 80 bởi cô là một fan cuồng của diễn viên Lưu Đức Hoa. Lệ Quyên từng bất chấp tất cả để theo đuổi thần tượng dẫn tới bi kịch đau lòng của gia đình.

Từ giấc mơ tuổi 16

Lệ Quyên sinh năm 1978 ở thành phố Lan Châu (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc). Vì là con một nên cô được bố mẹ nuông chiều hết mực. Cô thậm chí còn thuyết phục bố mẹ cho mình nghỉ học từ năm lớp 7 với lý do không thể hòa nhập cùng các bạn trong lớp.

Năm 16 tuổi, Lệ Quyên mơ một giấc mơ kỳ lạ. Trong mơ, cô đã gặp được hoàng tử của đời mình. Có lẽ, với nhiều cô gái ở tuổi này, mơ mộng là chuyện rất bình thường nhưng Lệ Quyên lại coi đó là điều đặc biệt và luôn bị ám ảnh bởi người đàn ông trong mơ.

Một lần đi trên đường, cô tình cờ nhìn thấy tấm áp phích có in hình nam diễn viên Lưu Đức Hoa. Trong lòng cô lập tức nảy sinh một sự đồng cảm kỳ lạ. Lệ Quyên tin người đàn ông mình gặp trong mơ chính là Lưu Đức Hoa.

{keywords}
Sau 13 năm theo đuổi, cô cũng được chụp ảnh cùng thần tượng.

Cô gái 16 tuổi đem chuyện này kể với bố của mình. Ông Dương Cần Ký tỏ ra khá hứng thú với câu chuyện của con bởi thời điểm đó, Lưu Đức Hoa là diễn viên nổi đình nổi đám ở Trung Quốc. Ai nghe thấy tên cũng có thiện cảm.

Về phần Lệ Quyên, cô dành toàn bộ thời gian của mình sưu tầm các thông tin, hình ảnh về Lưu Đức Hoa. Cô coi nam diễn viên như mục tiêu của cuộc đời và lên kế hoạch bằng mọi giá phải gặp được anh. 

Ông Dương Cần Ký không những không ngăn cản, mà còn ủng hộ con vô điều kiện. Phần vì đã nuông chiều con từ nhỏ, phần vì ông thấy Lệ Quyên thực sự rất quyết tâm. Cô từng nói với ông rằng giấc mơ của cô chắc chắn sẽ thành hiện thực bởi đó là duyên trời định.

Để giúp con theo đuổi thần tượng, ông Dương cũng có những hành vi kỳ quặc không kém con gái. Đang là giáo viên của một trường trung học, ông Dương xin nghỉ hưu sớm để cùng con thực hiện kế hoạch sang Hồng Kông gặp nam tài tử.

Thời năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ là 3.800 nhân dân tệ. Tuy nhiên, ông Dương đã vét sạch tiền trong nhà, vay mượn thêm để có 9.900 nhân dân tệ đăng ký cho con gái tham gia một đoàn du lịch sang Hồng Kông. Ông bỏ ra số tiền khổng lồ ấy là để đổi lấy cơ hội cho con gái được gặp Lưu Đức Hoa. Tiếc rằng, kết thúc chuyến đi, Lệ Quyên trở về trong tuyệt vọng.

Thấy con gái buồn bã, ông Dương tiếp tục chơi lớn, đem bán căn nhà đang ở, chuyển sang thuê phòng trọ để có tiền giúp con thỏa ước nguyện.

Năm 2004, Lưu Đức Hoa có chuyến lưu diễn tới Bắc Kinh và lần này Lệ Quyên đã được tận mắt nhìn thấy thần tượng của mình bằng xương bằng thịt. Tuy nhiên, cô không có được cơ hội đến gần để nói cho anh nghe về giấc mơ cũng như tình cảm vô bờ mà mình dành cho anh suốt 10 năm trời.

{keywords}
Dương Lệ Quyên và mẹ sau khi người cha mất.

Lệ Quyên trở về thúc giục cha vay tiền để tìm cơ hội khác. Vì quá túng thiếu, ông Dương đã đến bệnh viện xin bán thận để có tiền mua vé cho Lệ Quyên đi Hồng Kông. Tuy nhiên, vì không có bệnh viện nào đồng ý nên ông đành từ bỏ ý định này.

Bức thư tuyệt mệnh dài 7 trang của người cha

Suốt hai năm 2005 - 2006, cứ khi nào được cha “bơm” tiền, Lệ Quyên lại mua vé bay sang Hồng Kông, tìm tận đến nhà riêng của Lưu Đức Hoa chờ đợi. Có đợt, cô chầu chực ở ngoài cửa nhiều ngày liền nhưng rồi đành quay về vì lúc này nam diễn viên đi lưu diễn, đóng phim khắp nơi. 

Năm 2007, cuối cùng, fan cuồng này cũng gặp được thần tượng của mình trong một sự kiện. Tuy nhiên, lần gặp gỡ này không như cô mong đợi. Cô gái nghĩ rằng, chỉ cần được gặp mặt Lưu Đức Hoa, cô sẽ được anh yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên và gia đình cô sau đó sẽ kết thúc chuỗi ngày bi thảm, “một tấc lên trời”.

Đáp lại ánh mắt đắm đuối của Lệ Quyên, nam diễn viên dành cho cô nụ cười thân thiện rồi tiếp tục hướng mắt về phía ống kính. Giống như bao người hâm mộ khác, sau khi lên đứng chụp ảnh cụp Lưu Đức Hoa, Lệ Quyên được vệ sĩ mời xuống.

Kết thúc sự kiện, nam tài tử được vệ sĩ giải vây khỏi đám đông rồi lên xe rời đi trong sự hụt hẫng của Lệ Quyên. Quá bất mãn với chút thành quả ít ỏi sau 13 năm theo đuổi, cô yêu cầu được gặp riêng Lưu Đức Hoa để kể về giấc mơ của mình, tuy nhiên bị từ chối. 

{keywords}
Lệ Quyên hiện làm nhân viên siêu thị.

Thấy con gái suy sụp, ông Dương Cần Ký khi đó đã 70 tuổi quyết dùng cái chết của mình để ép nam diễn viên tới gặp con gái. Ngày 26/3/2007, ông viết một bức thư tuyệt mệnh rồi nhảy xuống biển ở Hồng Kông. Bức thư tuyệt mệnh dài 7 trang kể về hành trình theo đuổi thần thần tượng suốt 13 năm của hai cha con ông. Ông Dương bày tỏ sự bức xúc vì nỗ lực bao nhiêu năm của hai cha con chỉ được đền đáp bằng mấy bức ảnh.

Trong thư, người đàn ông này cũng không quên buộc tội nam diễn viên và cho rằng anh “quá ích kỷ”. Suốt một thời gian dài, Lưu Đức Hoa trở thành mục tiêu bị lên án. Dù chịu rất nhiều áp lực và bị chỉ trích dữ dội nhưng Lưu Đức Hoa vẫn từ chối gặp mặt Lệ Quyên.

Cái chết của cha không giúp Lệ Quyên gặp được thần tượng nhưng đã khiến cô tỉnh ngộ. Khi cha không còn, cô mới ân hận nhận ra vì sự mù quáng của bản thân mà gia đình rơi vào bi kịch, nợ nần chồng chất. Cô đốt hết ảnh, album của Lưu Đức Hoa, sau đó đưa mẹ trở về quê cũ sinh sống.

Vì không có bằng cấp và kinh nghiệm nên Lệ Quyên chỉ có thể kiếm sống bằng cách làm việc các công việc lao động chân tay. Hiện tại, cô đang là nhân viên bán hàng cho một siêu thị địa phương, thu nhập mỗi tháng chỉ được 2.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 7 triệu đồng). Ngôi nhà cũ đã bán để theo đuổi theo thần tượng nên hai mẹ con cô chỉ có thể thuê nhà trọ giá rẻ để ở.

Ở tuổi 43, Lệ Quyên vẫn chưa lập gia đình và không có ý định muốn yêu ai. Cô dành thời gian làm việc chăm chỉ để có tiền phụng dưỡng mẹ già. Nhìn vào cuộc sống nghèo khó của mình, cô thẳng thắn nói rằng nếu có kiếp sau, cô sẽ không bao giờ theo đuổi thần tượng nữa. Cô cũng khuyên các bạn trẻ hãy bày tỏ sự ngưỡng mộ thần tượng của mình một cách sáng suốt và tỉnh táo.

Hồng Hạnh (Theo Sohu)

Dư luận Trung Quốc phẫn nộ việc 'đổ sữa xuống cống để ủng hộ thần tượng'

Dư luận Trung Quốc phẫn nộ việc 'đổ sữa xuống cống để ủng hộ thần tượng'

Đoạn video xuất hiện khiến công chúng Trung Quốc phẫn nộ. Trong đó, một số người hâm mộ đã đổ sữa xuống cống để ủng hộ thần tượng của mình tại một màn trình diễn tài năng.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Thanh niên "nghĩ đến viễn cảnh lấy vợ thôi đã thấy yêu đời..." gây bão mạng

Một "tấm chiếu mới chưa trải sự đời" đăng "tút" vu vơ trên mạng xã hội với viễn cảnh lấy vợ về "cơm có người nấu, quần áo có người giặt" chỉ trong vài giờ đã hút gần 20 ngàn bình luận của cư dân mạng.

Xưa nay theo nếp cũ, nhiều người vẫn nghĩ chăm lo cho gia đình, đảm nhiệm việc cơm nước, giặt giũ, quán xuyến nhà cửa là bổn phận của đàn bà. Đàn ông lấy vợ vào chỉ có "nên người" vì chuyên làm việc lớn, những việc nhỏ như cơm bưng nước rót là đã có vợ làm. Chẳng thế mà nhiều nhà, con trai cứ lông bông là đến tuổi sẽ "cho lấy vợ tất" để "vợ nó hầu", ông bà già đỡ mệt.

Hẳn là chiểu theo lý đó, một "tấm chiếu mới" đã hí hửng nói lên suy nghĩ về viễn cảnh lấy vợ của mình: "Nghĩ đến viễn cảnh lấy vợ thôi đã thấy yêu đời rồi. Cơm có người nấu, quần áo có người giặt. Sướng!".

{keywords}
Dòng viết ngắn gọn thu hút đến 18 ngàn người bình luận sau chỉ vài giờ đồng hồ xuất hiện trên mạng xã hội.

"Tút" của thanh niên chưa vợ ngay khi vừa đăng đã nhận được hàng vạn biểu tượng cảm xúc của cư dân mạng và gánh luôn một cơn bão bình luận, đa số là từ cánh nam giới đã có vợ "ngứa ngáy tay chân" vào "chỉ giáo" khiến người đọc không nhịn được cười.

Không phải các ý kiến chê trách anh chàng có tư tưởng làm khổ phụ nữ, mà ngược lại, là các ý kiến cảm thương với chàng trai chưa trải sự đời, cùng lời cảnh báo "cứ lấy vợ đi rồi biết".

- "Khổ thân. Ai khai sáng cho ông ấy hộ tôi chứ tôi đang bận giặt tã cho con không tiện nhắn tin. Nhỡ đâu vợ tôi thấy nó vả cho không còn cái răng nào",

- "Ad (admin, người chủ trang đăng bài - PV) sinh nhầm thời à? Ngoài việc mình vẫn phải nấu cơm, rửa bát, giặt đồ x2 số lượng thì mình còn ăn combo grab kiêm ahamove nhé",

- "Tiền làm ra có người cầm hộ luôn, hơn cả ngân hàng nhé!",

- "Sao không nghĩ đến cảnh phải ăn cắp tiền do chính mình làm ra nhỉ?",

- "Thế là chưa nghĩ đến cảnh trông con rồi",

- "Một chiếc chiếu không thể mới hơn, vợ nó chưa đánh cho là may lại còn...",

- "Đợi tôi cắm nồi cơm xong tôi kể cho sướng như thế nào nhé",

- "Tiền có đứa cầm, đầu có đứa ngồi sao không kể luôn đi",

- "Không có mùa xuân đấy đâu, khéo phải làm tất!",

- "Đúng đấy, có người giặt, có người nấu cơm, nhưng người đấy là mình",

- "Đi ăn không phải trả tiền nữa, tiền không phải tiêu luôn!",

- "Thôi thôi ông im cái mồm ông đi, xem phim Hàn Quốc vừa thôi",

- "Tuổi trẻ chưa trải sự đời... Đấy là người khác nói thế ạ, còn em thì không dám nói gì ạ",

- "Lấy đi rồi biết đứa nào nấu cơm, đứa nào giặt quần áo ngay",

- "Ngoài ra "nó" còn bonus thêm cho: Bảo đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi, nằm mới được nằm. Vui vợ chửi cho nghe, không vui vợ không thèm nói gì cả tháng"...

- "Bớt ảo mộng đi tình yêu nhé! Riêng 2 việc ông kể là tôi đang phụ trách chứ không phải vợ tôi rồi. Chưa kể một đống việc nữa..."

... là các ý kiến hài hước của anh em cõi mạng khiến cộng đồng cười nghiêng ngả.

500 anh em còn truyền nhau câu chuyện, một ông chồng thấy vợ vừa cho con ăn vừa xem phim hoạt hình, thấy ngứa mắt quá nên góp ý. Chẳng ngờ vợ bảo "anh có ngon thì cho con ăn đi". Ông chồng: "Đến cái việc cho con ăn mình còn làm nữa thì thời gian đâu mà nấu cơm, quét nhà, rửa bát, phơi quần áo!".

Các "tiền bối" đi trước nhân chuyện này gọi chủ tút là "tấm chiếu mới", "có lớn mà không có khôn", "chưa trải sự đời". Có vẻ như thời thế đã thay đổi, thời của chị em vùng lên và các ông chồng thì đua nhau khoe thành tích... yêu chiều vợ.

Một status vu vơ được hồi đáp bằng hàng vạn bình luận hài hước cho thấy sự chuyển biến tích cực trong các gia đình trẻ, trong đó sự áp đặt vai trò nam-nữ đang dần được xóa bỏ, thay vào đó là đàn ông đang tham gia vào việc gia đình nhiều hơn.

Tuy là bình luận "kể khổ" nhưng có thể thấy được niềm vui và sự đáng yêu, kể cả tự hào của các ông chồng trong đó, khi có thể xắn tay "làm việc vặt" trong nhà, tham gia cùng vợ trong vai trò quán xuyến, sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, thậm chí còn "lấn lướt" vợ trong những công việc mà xưa giờ bị áp đặt là "thiên chức" của người phụ nữ.

Th.S, Nhà báo Ngô Thị Thu Sương, chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về xóa bỏ định kiến giới cũng cho rằng: "Thái độ của nhóm nam thanh niên thế hệ 8X, 9X ở đô thị về nam tính, về hôn nhân, gia đình, về phụ nữ và bình đẳng giới đang chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Trong một gia đình, nếu các thành viên quan tâm đến nhau và cùng nhau chia sẻ việc nhà, mọi thành viên của gia đình sẽ cảm thấy viên mãn và hạnh phúc hơn, bao gồm cả nam giới".

Theo Dân Trí

Ly hôn rồi vẫn mong tái hợp với chồng cũ

Ly hôn rồi vẫn mong tái hợp với chồng cũ

Chúng tôi ly hôn đã 3 năm, chồng cũ của tôi vẫn chưa lấy vợ khác nhưng anh ấy đang có bạn gái. Tôi không thích cô ta vì trong lòng tôi vẫn mong mỏi có một ngày tôi và anh sẽ tái hợp.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Tâm sự ông chồng phản bội vợ vì tự ti mình già, béo và xấu

Tôi ngoài 40 tuổi, kết hôn được gần 20 năm. Bề ngoài tôi không phải người đàn ông quyến rũ. Đã có lúc tôi trầy trật với việc giảm cân nhưng không thành công. Bây giờ tôi lại còn phản bội vợ.

Tâm sự của tôi có thể khiến bạn không tin, bạn nghĩ rằng đàn ông có thành đạt, nhiều tiền, hay ngoại hình phong độ ngời ngời thì ra đường mới có gái theo, chứ béo, xấu, lại còn già như tôi thì lấy đâu người thèm để ý.

Chính vợ tôi còn bảo, cô ấy rất yên tâm vì tôi là người "không có khả năng ngoại tình", tôi có "rơi ngoài đường cũng không ai thèm nhặt".

Vợ rất coi thường tôi, cô ấy hay nói "anh thì..." sau đó là kèm theo toàn những điều chê bai, tiêu cực.

Khi tôi nói tôi quyết định giảm cân, cô ấy sẽ bảo "anh thì nhịn ăn được mấy bữa". Khi tôi bảo tôi định đầu tư chứng khoán, cô ấy lại bảo "anh cứ ngồi yên đấy, anh thì không làm mất của đã may rồi, đừng nghĩ cách kiếm tiền thêm".

Thật ra thì cô ấy đối với tôi như vậy là có lý do, những điều cô ấy nói đều đúng. Tôi từng làm ăn thua lỗ mất một cái nhà hai tỷ, từng khiến cả nhà phải bán ô tô, các con đi học nắng mưa nhà xa mà phải đi bằng xe máy.

Về sau vợ tôi một mình lăn lộn kinh doanh, cô ấy mới gỡ lại được chút ít. Tôi thì trượt dốc, đi làm làng nhàng kiếm ít lương cố định, rồi về nhà sớm cơm nước trong khi vợ bận tối mắt tối mũi.

Tôi ít tập tành vận động, nên càng ngày càng phát tướng, da chùng mặt xệ, già đi đến chục tuổi, trong khi vợ vẫn tươi tắn rạng ngời.

Sống với vợ mà tôi càng ngày càng thấy mình yếu thế, không giống người đàn ông trụ cột gì cả, và không hạnh phúc. Giữa lúc đó tôi lại gặp bồ tôi bây giờ, cô ấy cho tôi một cảm giác khác, cảm giác của người đàn ông có thể đứng ra che chở cho người yếu đuối hơn mình.

Bồ tôi chẳng đòi hỏi gì ở tôi nhiều. Cô ấy là mẹ đơn thân, tôi thỉnh thoảng qua đưa mẹ con cô ấy đi chơi, mua quà cho thằng bé, sửa chữa vật dụng hỏng trong nhà cho cô ấy, đưa cô ấy đi mua bán mấy việc cần có đàn ông đi cùng, thế mà rồi thành nảy sinh tình cảm với nhau. Thỉnh thoảng tôi cho cô ấy một hai triệu tiền tiêu. Cô ấy bảo yêu tôi vì tôi là người đàn ông tốt.

Bây giờ tôi lại lo vợ tôi biết chuyện, chắc vợ sẽ rất sốc, mà có khi đuổi tôi ra khỏi nhà. Thật ra nếu bỏ vợ, tôi không tự tin mình có thể đến với bồ để đóng vai người đàn ông tốt bảo bọc được mẹ con cô ấy, vì tôi biết tình hình tài chính của tôi thế nào. Với tôi còn con mình nữa, dù sao tôi cũng không thể con mình không nuôi lại đi nuôi con tu hú. Nhưng bây giờ tôi trót sa chân vào chuyện yêu đương ngang trái này, làm sao để rút ra được, khi bồ cũng chẳng làm gì có lỗi với tôi?

Theo Dân Trí

Cách giữ hạnh phúc gia đình khi chồng quay về sau thời gian phản bội

Cách giữ hạnh phúc gia đình khi chồng quay về sau thời gian phản bội

Sau khi chồng quay về hãy dành nhiều thời gian chia sẻ, tương tác với chồng, nói lên suy nghĩ của mình.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Chi gần chục triệu đồng, mẹ đảm ở TP.HCM làm vườn sum suê trên sân thượng

Hơn một năm ảnh hưởng vì dịch Covid-19, gia đình chị Thái vẫn thoải mái có rau trái sạch để sử dụng hàng ngày nhờ khu vườn xanh mát trên sân thượng với 50 chậu các loại.

Chị Phạm Thị Thái (quê ở thị trấn Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) hiện đang sinh sống tại quận Bình Tân, TP.HCM.

Tháng 8/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công việc bị đình trệ, chị Thái có nhiều thời gian rảnh rỗi ở nhà nên quyết định tận dụng sân thượng làm vườn trồng rau.

{keywords}

Sân thượng có chiều dài 6m, diện tích khoảng 20m2. Gia chủ đầu tư khoảng chục triệu đồng mua đất, phân bón và 50 chậu nhựa về làm vườn rau xanh, cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình.

{keywords}

Để tiết kiệm diện tích và trồng được nhiều loại rau khác nhau, chị Thái sắp xếp chậu thành nhiều tầng, bố trí hợp lý từ thấp lên cao, đảm bảo rau có đủ không gian và nhận được lượng ánh sáng cần thiết.

{keywords}

Gia chủ ưu tiên trồng các giống rau ngắn ngày, cho thu hoạch liên tục, vừa thích hợp với điều kiện thời tiết, vừa hạn chế được sâu bệnh.

{keywords}

Trong vườn hiện có rau muống, rau cải, mồng tơi, rau dền, xà lách... và một số cây gia vị như rau mùi, hành lá, sả.

{keywords}

Giàn thân leo được làm ở trên cao vừa giúp che nắng cho các loài cây bên dưới, vừa cung cấp thực phẩm đa dạng cho gia đình.

{keywords}

Ngoài ra, chủ nhân khu vườn còn trồng cây ăn trái như ổi, táo và vài loại hoa như hoa giấy, bằng lăng, lộc vừng để tô điểm cảnh quan.

{keywords}

Vì làm vườn theo hướng hữu cơ nên chị Thái không sử dụng thuốc hay phân bón hóa học để rau sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.

{keywords}

Vườn ở trên cao, rau trái được trồng theo mùa nên gia chủ không phải chăm sóc quá vất vả, kỳ công. Những ngày trời nắng nóng, chị chú ý tưới nước đầy đủ, cung cấp độ ẩm cần thiết để rau trái phát triển xanh tốt.

{keywords}

Từ khi có khu vườn sum suê trên sân thượng, gia đình chị Thái luôn chủ động được nguồn thực phẩm sạch, thoải mái cải thiện bữa ăn hàng ngày. Khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, chị cũng không phải lo lắng về vấn đề mua rau trái để sử dụng.

{keywords}

Với các loại rau trồng tại nhà, người phụ nữ quê Bắc Giang có thể chế biến nhiều món ăn ngon, giúp vơi bớt nỗi nhớ nhà và cha mẹ luôn thường trực trong lòng.

Chị Thái làm món dưa cải muối "đưa cơm" quen thuộc của người miền Bắc để vơi bớt nỗi nhớ hương vị quê nhà.

{keywords}

Không chỉ cung cấp rau trái sạch, khu vườn còn trở thành góc thư giãn lý tưởng để gia chủ và các thành viên xua tan mệt mỏi, cải thiện tâm trạng. 

"Do ảnh hưởng của dịch bệnh mà công việc mình phải tạm dừng. Nhưng nhờ làm vườn mà mình thấy cuộc sống bớt buồn chán và tẻ nhạt hơn. Mình cũng coi việc chăm sóc rau trái như một thú vui mùa dịch để giải tỏa tinh thần, có thêm năng lượng tích cực để vượt qua giai đoạn đầy căng thẳng này", chị Thái bày tỏ.

Theo Dân Trí

Nữ đầu bếp 'mát tay' biến 2,5m2 thành vườn xanh mát giữa phố thị

Nữ đầu bếp 'mát tay' biến 2,5m2 thành vườn xanh mát giữa phố thị

Yêu thích làm vườn và mong muốn tạo không gian thư giãn cho gia đình, chị Chang Nguyễn đã tận dụng khoảng đất nhỏ để biến thành vườn xanh mướt, ngập rau xanh và hoa thơm giữa lòng Hà Nội.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Phụ huynh Trung Quốc không còn lo con nghiện game

Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các công ty game online phải giới hạn thời gian chơi của trẻ em. 

{keywords}
Học sinh sử dụng điện thoại thông minh trên tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.

Hai đứa con của anh Li Zhanguo – một đứa 4 tuổi, một đứa 8 tuổi  không có điện thoại thông minh riêng, nhưng giống như hàng triệu trẻ em Trung Quốc khác, chúng không xa lạ gì với game online.

“Nếu bọn trẻ được sử dụng điện thoại di động hay iPad của bố mẹ mà không bị giám sát, chúng có thể chơi game online tới 3-4 tiếng mỗi lần” – anh Li nói.

Nhưng tình trạng này sẽ không còn xảy ra nữa.

Giống như nhiều phụ huynh khác, anh Li rất vui khi biết quy định mới của chính phủ nhằm giới hạn thời gian chơi game online của trẻ em chỉ trong vòng 3 giờ/tuần, chia đều cho 3 buổi tối thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật và thời gian được chơi là từ 8 đến 9h tối.

Quy định bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 9 nhằm thắt chặt hơn các quy định của năm 2019 – cấm trẻ em chơi game online qua đêm và được chơi trong 90 phút vào tất cả các ngày trong tuần.

Các chuyên gia cho biết, chưa rõ liệu quy định này có giúp ngăn chặn tình trạng nghiện game online hay không. Bởi vì, bọn trẻ có thể chuyển sang mải mê với mạng xã hội. Các chuyên gia cho rằng, việc nuôi dưỡng thói quen tốt và đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử phụ thuộc vào cha mẹ.

Các quy định mới này là một phần của chiến dịch ngăn trẻ em dành quá nhiều thời gian cho các hình thức giải trí được đánh giá là không lành mạnh, trong đó có cả “văn hoá hâm mộ thần tượng mù quáng”.

Những giới hạn này cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của người lớn với chứng nghiện game ở trẻ em. Một tờ báo thậm chí còn gọi game online là “thuốc phiện tinh thần”, ám chỉ tới thời kỳ tình trạng nghiện ma tuý rất phổ biến ở Trung Quốc.

{keywords}
Học sinh chơi game online trên tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.

Các báo cáo của chính phủ năm 2018 ước tính, cứ 10 trẻ vị thành niên thì có 1 người nghiện internet. Tình trạng này cũng dẫn đến sự xuất hiện của các trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh nghiện internet.

Theo các quy định mới, trách nhiệm đảm bảo trẻ em chỉ chơi game 3 giờ/tuần thuộc về các công ty game như NetEase và Tencent – các đơn vị sở hữu những game nổi tiếng được hàng chục triệu người chơi trên khắp đất nước.

Các công ty này phải thiết lập hệ thống đăng ký tên thật để ngăn người dùng trẻ em vượt quá giới hạn thời gian được phép chơi. Đồng thời, họ kết hợp kiểm tra nhận dạng khuôn mặt, yêu cầu người dùng xác nhận danh tính của mình.

Trong một số trường hợp, các công ty sẽ kiểm tra nhận dạng khuôn mặt khi người chơi đang chơi và họ sẽ bị “đuổi” khỏi trò chơi nếu không đúng.

Các nhà quản lý cũng yêu cầu các công ty game không đưa vào nội dung có hại cho trẻ em như bạo lực. Để giám sát việc này, chính quyền đã thiết lập một nền tảng cho phép mọi công dân đều có thể báo cáo, tố giác các công ty game mà họ cho rằng đang vi phạm quy chế.

Hiện không rõ liệu các công ty có bị xử phạt nếu không thực thi các quy định này hay không.

Mới đây, ByteDance - nhà phát triển TikTok và Douyin - cũng thông báo rằng người dùng dưới 14 tuổi ở Trung Quốc sẽ bị giới hạn chỉ được dùng 40 phút/ngày. Đối tượng này cũng sẽ không thể truy cập ứng dụng trong khoảng từ 10h tối đến 6h sáng.

{keywords}
Một đứa trẻ được mẹ cho sử dụng điện thoại khi ngồi trên tàu cao tốc.

Chị Liu Yanbin – mẹ của một bé gái 9 tuổi ở Thượng Hải chia sẻ: “Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con họ bị điểm kém là do chơi game, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này. Khi trẻ con đã không muốn học, chúng sẽ tìm ra cách để chơi. Các game có thể bị giới hạn nhưng luôn có những video ngắn, mạng xã hội, thậm chí cả phim truyền hình”.

Theo ông Tao Ran, giám đốc một cơ sở chuyên điều trị chứng nghiện internet ở Bắc Kinh, có khoảng 20% trẻ em sẽ tìm ra cách đối phó những quy định này. “Một số đứa trẻ rất thông minh. Nếu bạn có một hệ thống để hạn chế chúng chơi game, chúng sẽ cố đánh bại hệ thống bằng cách mượn tài khoản của người thân lớn tuổi và tìm cách nhận diện khuôn mặt”.

Ông cho rằng, các quy định này chỉ là “phương sách cuối cùng”.

Các chuyên gia cũng cho biết, thay vì nhờ đến sự can thiệp của chính phủ, các bậc cha mẹ cần có trách nhiệm giới hạn thời gian dành cho game, mạng xã hội và internet nói chung của con.

Joel Billieux, Giáo sư tâm lý học tại ĐH Lausanne, Thuỵ Sĩ nêu ý kiến: “Cần tập trung vào phòng ngừa, ví dụ như thông báo cho cha mẹ về cách thức hoạt động của trò chơi, để họ có khả năng điều chỉnh sự tham gia của con cái tốt hơn”.

Li, ông bố 2 con, cho biết anh dự định sẽ cho con học piano vì cô bé tỏ ra hứng thú với nhạc cụ này. “Đôi khi do công việc, cha mẹ không có thời gian để chú ý đến con và đó là lý do tại sao nhiều đứa trẻ tìm đến game để giết thời gian. Cha mẹ phải là người sẵn sàng giúp trẻ trau dồi sở thích và đam mê để chúng có thể phát triển một cách lành mạnh”.

Đăng Dương (Theo AP)

Cho con trai 7 tuổi mượn điện thoại, bố phải bán ô tô trả nợ

Cho con trai 7 tuổi mượn điện thoại, bố phải bán ô tô trả nợ

Một ông bố buộc phải bán chiếc xe của mình sau khi phát hiện con trai đã chi gần 1.300 bảng Anh (khoảng 42 triệu đồng) để mua một trò chơi trên điện thoại di động. 


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/