Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Thú vui mới ở phố: Ấp trứng, nuôi vịt trên ban công, vườn nhà

Những đàn vịt xinh xắn được ấp ủ trên ban công, khu vườn bỗng dưng trở thành niềm vui mới của các gia đình thành phố.

{keywords}
Không gian nhỏ ở ban công vừa vặn với chú vịt tên Chao.

Chị Quỳnh Trang (Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ, từ khi nhà có chú vịt tên Chao, cậu con trai 2 tuổi của chị háo hức hơn hẳn và đặc biệt không còn đòi xem điện thoại, tivi nữa. “Từ khi có Chao, bé nói nhiều hơn, yêu động vật hơn và chỉ thích chơi với vịt thôi”.

Bà mẹ một con cho biết, ý tưởng ấp trứng vịt tại nhà được chị nảy ra khi TP.HCM giãn cách suốt 3 tháng qua khiến cậu bé đang tuổi khám phá bí bách vì chỉ quanh quẩn trong nhà. Mong muốn mang lại niềm vui mới và lành mạnh cho con, chị đã quyết định “tìm bạn” cho cậu bé.

Hiện gia đình chị Trang đang sống ở chung cư nên việc nuôi những con vật to hơn như chó, mèo cũng bất tiện. Vì thế, sau một hồi nghiên cứu, chị chọn một chú vịt bé xinh đủ trong không gian ban công của căn hộ.

Điều đặc biệt nhất là hai mẹ con sẽ đồng hành cùng chú vịt nhỏ từ khi vẫn còn là một quả trứng. Chia sẻ về kinh nghiệm tự ấp trứng tại nhà, chị Trang cho biết: “Đầu tiên nên chọn trứng già một chút thì thời gian ấp sẽ ngắn lại - từ 10-12 ngày là vịt con bắt đầu mổ vỏ. Sau đó, lấy một thùng xốp hoặc thùng giấy carton trải một lớp trấu bên dưới đáy thùng.

Nhà mình không có trấu nên dùng khăn xô để trải. Tiếp theo, đặt trứng vào khăn/trấu, đậy nắp thùng lại, lưu ý để hé nắp một chút cho thoáng, phòng hờ trường hợp vịt nở mà mình không biết, vịt con có không khí để thở”.

{keywords}
Cậu bé 2 tuổi ngày nào cũng thích thú với việc chơi cùng chú vịt. 

Sau 10-12 ngày, chị Trang kiểm tra thì thấy vịt đã mổ vỏ từng chút một, rồi tự đạp vỏ trứng chui ra. Chị lưu ý, vịt nở 24 giờ mới cho ăn vì sau khi nở, trong bụng vịt vẫn còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho vịt. Nếu cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ này không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.

“Trong 3 ngày đầu tiên, mình cho vịt ăn cháo hoặc cơm, để chung với nước. Đến ngày thứ 4, mình bắt đầu trộn thêm rau xanh vào thức ăn. Sau 7 ngày, vịt có thể ăn thêm cá, tôm, tép cắt nhỏ trộn với cơm”.

Sau gần 1 tháng, chú vịt của gia đình vẫn rất khoẻ mạnh và đang “dậy thì”. “Bạn ấy đang thay lông, tuy hơi xấu xí chút nhưng mình rất vui. Vì nhờ có bạn ấy mà nhà mình lúc nào cũng vui vẻ rộn ràng. Cả nhà phân chia nhiệm vụ: bố dọn nhà cho vịt, mẹ chuẩn bị đồ ăn, con thì cho vịt ăn”.

Để thành công trong dự án nuôi vịt ngoài ban công, chị Trang lưu ý, cần phải vệ sinh chuồng thường xuyên, ví dụ như nhà chị ngày nào cũng dọn một lần. “Nếu để bẩn, vịt dễ nhiễm khuẩn và cũng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh”.

{keywords}
Đàn vịt đông đúc của gia đình chị Hoa ở Thanh Xuân, Hà Nội.

Giống như chị Trang, chị Giang Thị Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng nuôi vịt cho “vui cửa vui nhà”. Lần đầu chị ấp 5 quả trứng nhưng không nở được con nào. Lần 2 chị mạnh dạn ấp 20 quả trứng vịt lộn. Chị hi vọng nở được vài con nhưng kết quả lại được tận 16 con. Cũng may, gia đình chị ở nhà đất và có vườn rộng nên vẫn thuận tiện cho việc chăm sóc.

Để ấp được đàn vịt này, chị Hoa phải dùng đèn chiếu 10-20W trong khoảng 8-10 ngày. Nhưng sau khi vịt nở được 1-2 tuần, chị vẫn tiếp tục chiếu đèn và chưa cho vịt tắm, tránh mắc bệnh.

Chị Hoa cũng lưu ý: “Gia đình nào có vườn rộng thì hẵng nuôi nhiều, còn nếu nuôi chơi chỉ nên ấp 1-2 quả vì nuôi vịt khá hôi và bẩn”.

Chị kể, từ khi có đàn vịt, 3 đứa con chị quấn quýt bên đàn vịt suốt ngày, đặc biệt là cô út 5 tuổi.

{keywords}
Cô út 5 tuổi quấn quýt với đàn vịt suốt ngày.
{keywords}

Chia sẻ trên một diễn đàn bếp núc, chú vịt tên Kiu của chị Nguyễn Hồng Nghĩa (Đống Đa, Hà Nội) cũng làm “dậy sóng” các chị em vì quá đáng yêu.

Chị Nghĩa cho biết, cái tên ngộ nghĩnh này do con gái chị đặt. Cô bé 6 tuổi cũng là người chăm sóc chính chú vịt con đáng yêu này. Nhờ có Kiu mà 3 tuần nay, chị Nghĩa không phải gọi con gái dậy học online. “Sáng nào cũng tầm 6h30’ là Kiu la làng lên, nghe xót ruột nên Tĩn (con gái chị) bật dậy như đồng hồ báo thức, dậy cho vịt ra khỏi lồng, cho uống nước ăn sáng”.

Cô bé Tĩn còn phát biểu đầy trách nhiệm: “Vì con thích Kiu và chấp nhận nuôi nên con thấy việc dọn vệ sinh của Kiu là việc con phải làm thôi”. Cô bé Tĩn còn hài hước gọi đó là các “món nợ”.

Chị Nghĩa chia sẻ, sau 3 tuần Kiu xuất hiện, gia đình chị có thêm nhiều trận cười sảng khoái khi quan sát dáng ngủ và những lần chú vịt đi tắm, chơi cùng con gái.

{keywords}
Những chú vịt con chào đời sau khoảng 10 ngày trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. 
{keywords}
Để hạn chế vịt vệ sinh bừa bãi, chị Nghĩa nghĩ ra cách "đóng bỉm" cho vịt. 
{keywords}
Chú vịt trở thành người bạn mới của cô bé 6 tuổi. 
{keywords}
Bể bơi cho vịt được làm từ chậu cây.
{keywords}
Cô bé 6 tuổi là người chăm sóc chính cho chú vịt tên Kiu.

Đăng Dương

Chú mèo nổi tiếng mạng xã hội với phong cách thời trang sành điệu

Chú mèo nổi tiếng mạng xã hội với phong cách thời trang sành điệu

Từ một chú mèo hoang, sống lang thang trên đường phố, Benson đã trở thành một "người mẫu" nổi tiếng trên Instagram.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét