"Đêm giao thừa vừa thắp nén hương cúng tổ tiên hai mắt tôi cay xè, tôi tự nhủ, mắt cay do khói hương, nhưng thực ra là vì nhớ con gái lâu năm không về đón Tết", ông Khang nói.
Những ông bố thường rất ngại thể hiện cảm xúc, vậy nên ngày con gái lên xe hoa về nhà chồng cách cả ngàn cây số, ông Trần Văn Khang (50 tuổi, Yên Bái) chỉ dám quay đi khóc thầm. Cứ mỗi dịp Tết đến, khi nhà nhà đón con cháu trở về, nỗi tủi thân trong lòng vợ chồng ông Khang lại dâng trào.
Vợ chồng ông Khang có hai cô con gái, cả hai đều làm việc và lấy chồng xa quê. Người ngoài Bắc, người trong Nam, nên từ khi các con lập gia đình, việc ngày Tết quây quần bên con cháu chỉ còn là mơ ước xa xỉ với vợ chồng ông.
"Cứ mỗi đêm giao thừa các cháu gọi video về ríu rít hỏi Tết nhà ông bà vui không, chúng tôi đều cười bảo vui lắm. Nói là vui để con cháu yên tâm chứ thật ra chỉ có hai ông bà lấy đâu ra vui vẻ. Đúng là cành đào, cây quất, lì xì đủ cả, ngày Tết không thiếu thứ gì, nhưng con cháu không về thì cũng chẳng còn ý nghĩa.
Biết rằng có con gái lấy chồng xa thì phải chấp nhận nhưng nỗi buồn không thể nào vơi bớt. Trước đây khi các con còn chưa lập gia đình, cứ đêm 30 cả nhà ông Khang lại quân quần làm cỗ dâng tổ tiên, đồng hồ điểm 12 giờ là cùng nhau thắp nén hương dâng ông bà cầu mong một năm sung túc.
Giờ đây khi chỉ còn hai "ông bà già" đón giao thừa, vừa thắp nén hương cúng tổ tiên hai mắt tôi cay xè, tôi tự nhủ mắt cay do khói hương, nhưng thực ra là nhớ con lâu năm không về đón Tết", ông Khang nói.
Đã nhiều năm vợ chồng ông Khang đón Tết không có các con ở nhà, biết việc đi lại xa xôi tốn kém, cũng không muốn các con khó xử nên ông bà không bao giờ nhắc chuyện các con về nhà đón Tết.
Không chỉ riêng gia đình ông Khang, vợ chồng bà Nguyễn Thị Thuận (Thái Nguyên) năm nay cũng gả con xa, cách hàng trăm cây số. "Tôi cũng từng dặn con đừng lấy chồng xa, vì gả con xa chẳng khác gì mất con.
Người chưa từng trong cảnh nghĩ tôi nói quá nhưng sự thật là thế. Ốm đau cũng chẳng mong được con về kịp chăm sóc, xa con xa cháu nên tình cảm ông bà, con cháu cũng chẳng được gần gũi thường xuyên. Và ngày Tết cũng không dám nghĩ được cùng con đón giao thừa".
Đó là suy nghĩ thật lòng trong tim mỗi người làm cha, làm mẹ như bà Thuận, ông Khang khi có con gái lấy chồng xa. Nhưng tuyệt nhiên chẳng ai dám nói thật lòng những điều bận tâm bởi họ không muốn con gái cảm thấy có lỗi, tủi thân vì không thể bên bố mẹ những ngày quan trọng.
"Tôi ước gì thông gia có thể cảm thông và nghĩ đến cảm giác cùng là người làm cha làm mẹ. Cả hai bên cùng dưỡng dục, nuôi các con khôn lớn để đến khi con cái trưởng thành, một bên có con cháu đề huề mỗi dịp lễ Tết, còn một bên lúc nào cũng lủi thủi chờ qua Tết may ra các con về.
Người ta bảo "Sinh con gái thì phải chịu", nhưng vẫn cứ luôn đi rao giảng việc "không trọng nam khinh nữ". Tôi cũng phải nói thật lòng, nhà nào không có con trai, lại chỉ có con gái lấy chồng xa thì ngày Tết đoàn viên tủi thân, buồn vô cùng", bà Nguyễn Quỳnh Hân (Thái Bình - Tên nhân vật đã được thay đổi) nói.
Cùng là bậc sinh thành nhưng mỗi khi muốn con gái và con rể về ăn Tết, bà Hân lại phải nhấc điện thoại để "xin" thông gia tạo điều kiện cho các con về: "Cùng là con cái dứt ruột đẻ ra, vậy mà giờ khi con lấy chồng tôi lại phải xin phép người ta cho con tôi về nhà mẹ đẻ. Đúng là "con gái là con nhà người" quả không sai".
Tết đầu tiên có con gái lấy chồng xa, nỗi lo nhất của bà Hoan (Hải Phòng) là những cuộc điện thoại của con gái gọi về hỏi cách nấu ăn, cách bày biện sao cho đảm đang, hợp lý ở nhà chồng. Mỗi nơi phong tục Tết mỗi khác, nên con gái bà cũng có nhiều điều lóng ngóng trong Tết mới làm dâu.
"Giờ điện thoại kết nối dễ dàng nên Tết này tôi làm quân sư cho con gái ở nhà chồng. Dự tính mùng 3 Tết hai vợ chồng sẽ từ Bắc Giang về Hải Phòng đón Tết với bố mẹ tôi cũng thấy vui lắm rồi.
Đúng là bố mẹ có con lấy chồng xa ai cũng có nỗi niềm riêng trong lòng. Nếu may mắn có con rể hiểu chuyện, có thông gia biết cảm thông và chia sẻ thì mọi chuyện sẽ trở nên thoải mái hơn. Còn nếu gia đình bên đó khó mình cũng phải chịu thôi, gả con xa nên đâu dám đòi hỏi gì nhiều", bà Hoan cười nói.
Mỗi người cha người mẹ gả con xa đều có một nỗi lòng trong ngày Tết. Dù có buồn, có mong nhớ nhưng tuyệt nhiên không bao giờ họ dám nói điều gì bởi bản thân họ hiểu, con gái họ cũng rất mong được về đón Tết bên gia đình.
Theo Dân Trí
Tết đầu tiên ở nhà chồng, tôi thấy vui đến lạ
Tôi đã từng lo lắng, sợ hãi Tết đầu tiên làm dâu. Thế nhưng mọi chuyện thực sự ngoài sức tưởng tượng khi tôi có người mẹ chồng tâm lý.
Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét