Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

Mâm cúng hóa vàng ngày Tết Nhâm Dần 2022 đầy đủ, chi tiết nhất

Hàng năm, sau khi hết 2-3 ngày Tết, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng hóa vàng để tiễn đưa ông bà tổ tiên.

Hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ, theo dân gian đây là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.

Lễ hóa vàng thường diễn ra vào ngày mùng 3 đến mùng 10 âm lịch đầu năm. Tuy nhiên, có nhiều gia đình vì hoàn cảnh nên có thể cúng hóa vàng từ ngày mùng 2 Tết.

{keywords}
Mâm lễ cúng hóa vàng (ảnh độc giả VietNamNet)

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán, mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng khác nhau, tức có khả năng tài chính đến đâu thì làm lễ như vậy, cốt yếu ở tấm lòng thành.

Mâm cỗ cúng cơ bản cũng đầy đủ “giò - nem - ninh - mọc” cùng bánh chưng xanh, gà luộc, xôi và hoa quả.

Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải là gà trống to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Đây là vật tế trong nghi lễ truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ hóa vàng. Tiếp đó là bánh chưng, tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất. 

Đi kèm với bánh chưng là dưa hành. Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.

Ngoài ra các bà nội trợ có thể sáng tạo, làm các món nem, nộm, cuốn như phở cuốn, nộm gà xé phay, nộm hải sản… các món này có tính thanh mát, dễ ăn, điều hòa lại lượng đạm từ thịt mỡ, bánh chưng.

Nếu cầu kỳ, cẩn thận có thể chế biến thêm món cá chép nấu bỗng, theo quan niệm dân gian, cá chép là loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Vì vậy khi cúng cá chép vào đầu năm sẽ mang lại may mắn thịnh vượng cho gia chủ.

Nghệ nhân Ánh Tuyết cũng lưu ý, khi chế biến mâm cỗ cũng cần lưu ý đến số lượng người ăn, khẩu vị của mọi người trong gia đình để định lượng món ăn cho phù hợp, tránh lãng phí.

Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm:

- Nhang, hoa, ngũ quả

- Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo

- Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Thanh Tú (Tổng hợp)

Bài cúng gia tiên ngày mùng 2 Tết Nhâm Dần 2022

Bài cúng gia tiên ngày mùng 2 Tết Nhâm Dần 2022

Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất của người Việt Nam. Các gia đình thường làm cỗ, cúng cơm tổ tiên cả 3 ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3.

Bài cúng gia tiên ngày mùng 3 Tết Nhâm Dần 2022

Bài cúng gia tiên ngày mùng 3 Tết Nhâm Dần 2022

Bài cúng mùng 3 Tết Nhâm Dần 2022 theo nguồn NXB Văn hóa Thông tin được nhiều nhà tin dùng.  

Cách luộc gà thơm ngon, không bị nứt da

Cách luộc gà thơm ngon, không bị nứt da

Gà luộc là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cách luộc gà thơm ngon, không bị nứt da thì không phải ai cũng biết.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét