Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Rủ nhau xuống suối chiều tà, ngụp lặn nhiều giờ bắt loài cá 'điên'

"Chúng tôi hay gọi cá “điên” vì rất khó bắt. Chúng cứ vờn trước mặt rồi thoắt cái lặn mất tăm”, anh Phin cho biết.

Nằm trải dài ven dãy Trường Sơn, miền Tây Quảng Trị từ lâu được du khách thập phương biết đến là cái nôi của những bản sắc văn hóa, phong tục của người dân vùng đồng bào, dân tộc thiểu số ở Quảng Trị.

{keywords}
Trời chạng vạng tối, người dân vùng cao Quảng Trị vào suối săn cá mát

Những năm gần đây, nhờ nhận thức của người dân được nâng cao nên đời sống, kinh tế của người dân bản địa đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, đâu đó trong mỗi làng bản, thói quen về săn bắt, hái lượm… vẫn được lưu giữ qua mỗi thế hệ người dân.

{keywords}
Dụng cụ là những mảnh lưới với cây đinh ba.

Những chiều cuối tháng 3, khi hoàng hôn buông xuống, thanh niên trong các xã vùng cao Quảng Trị lại tất bật kéo nhau xuống suối để săn bắt loài cá đặc trưng dưới chân dãy Trường Sơn.

Người dân địa phương vẫn thường gọi đây là loài cá mát hay cá suối. Loài cá này được đặt tên bởi tập tính thường sống ở các khe suối mát lạnh, nước sạch, không bị ô nhiễm.

{keywords}
{keywords}
Cá mát có kích thước khoảng 2 ngón tay, thường sống dưới lòng suối nước trong.

Cũng bởi cá mát chỉ có trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 Âm lịch, số lượng cá mát không nhiều nên cá mát tươi ít được bán ra thị trường hoặc nếu bán ra thì sẽ có giá rất cao.

Trời ngày tháng 3 chuyển chạng vạng, những người đàn ông trong thôn Húc Nghì (xã Húc Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) lại đi ra suối xem đập thủy điện ở đây đã ngắt dòng chảy chưa, rồi cùng nhau ngâm mình dưới suối.

{keywords}
Một người dân cầm "chiến lợi phẩm" trên tay.

Để có một rổ cá mát tươi ngon nhất, người dân nơi đây chỉ có thể bắt vào buổi tối hoặc rạng sáng chứ không thể bắt vào buổi sáng vì nước suối trong trẻo, cá sẽ thấy người mà trốn vào hang đá.

Anh Hồ Văn Phin (SN 1986, trú tại thôn Húc Nghì) cho biết, loài cá này rất lạ. Dù đang trong mùa săn bắt nhưng không phải lúc nào cũng có thể bắt được chúng.

“Chúng tôi hay gọi cá “điên” vì rất khó bắt. Chúng cứ vờn trước mặt rồi thoắt cái lặn mất tăm.

Chẳng hạn, tối nay chúng tôi bắt cá ở khúc sông A thì vào tối mai, người khác đến khúc sông A sẽ không bao giờ thấy cá, phải đợi một vài hôm chúng mới xuất hiện lại.

Chúng sống theo đàn, sống nay đây mai đó nên khó có thể đoán được chúng đang sống ở đâu”, anh Phin chia sẻ.

{keywords}
Sau hơn 1 giờ ngụp lặn, những "ngư thủ" này đốt lửa, nướng cá ngay bên bờ suối.

Cũng theo người đàn ông này, bình quân 1kg cá mát có giá từ 200 - 250 nghìn nhưng khi được nhập về miền xuôi, trong một số nhà hàng ở thành phố Đông Hà, cá sẽ có giá từ 350 - 400 nghìn/kg.

{keywords}
{keywords}
Cá được xâu que hoặc nướng trên vỉ than để giữ được vị đặc trưng.

Theo anh Phin, thịt cá mát rất ngọt và chắc. Sau khi săn về, cá chế biến được rất nhiều món như nướng, hấp, kho nghệ… Nhưng, có lẽ đặc biệt nhất là món cheo cá mát.

{keywords}
Những con cá béo ngậy, thơm giòn cùng với chén muối chấm đầy ớt là đặc sản vùng cao Quảng Trị.

Theo đó, cheo được làm từ cá còn sống, tươi. Cá khi vừa bắt từ suối về sẽ được mổ bụng, làm sạch ruột, đánh hết vảy rồi treo thành từng hàng trên giàn bếp.

{keywords}
Cá mát mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho người dân bản địa.

Khi trời nắng to, người dân sẽ mang cá từ giàn bếp ra phơi. Trong vòng một ngày, khi con cá mát khô quắt lại thì bắt đầu đưa vào thưởng thức.

“Món cá này rất ngon và có giá trị kinh tế cao nên nhiều người dân bản địa vẫn duy trì săn bắt từ năm này qua năm khác", anh Phin tâm sự.

Quang Thành - Bảo Lâm


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét