Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Xuyên đêm nướng cá lóc, thu cả trăm triệu đồng ngày vía Thần Tài

Đến với nghề bằng nhiều lý do nhưng hơn 10 năm qua, mỗi dịp vía Thần Tài, những người bán cá lóc nướng lại thức xuyên đêm, tất bật nướng cá, thu nhập cả trăm triệu đồng.

{keywords}
Chủ tiệm cá lóc nướng Bà Năm tất tả nướng cá từ tờ mờ sáng. Anh đã có thâm niên gần 20 năm nướng cá tại “phố cá lóc” Tân Kỳ-Tân Quý.

Nối nghiệp mẹ già

4h sáng, người chủ của tiệm cá lóc nướng Bà Năm nổi lửa, đốt than chuẩn bị nướng cá bên góc đường Tân Kỳ-Tân Quý (Quận Tân Phú, TP.HCM). Bên cạnh anh, những thùng chứa cá lóc tươi sống nằm ngổn ngang. Anh đã theo nghề bán cá lóc nướng từ năm 2002.

Anh kể: “Trước đây, mẹ tôi bán gà nướng trên đoạn đường này. Tuy không giàu có nhưng tiền từ việc bán gà nướng cũng đủ trang trải. Việc làm ăn đang lên thì xảy ra dịch cúm gia cầm. Mẹ tôi bỏ nghề chuyển sang bán cá lóc nướng”.

Sau này, khi mẹ già yếu, anh nối nghiệp nướng cá của bà. Tính đến nay, anh đã có thâm niên gần 20 năm bán cá lóc nướng. Đặc biệt, ngày vía Thần Tài, anh tất bật với than củi, cá tươi đến quên mất mệt mỏi.

{keywords}
Với kinh nghiệm 20 năm, anh có thể nhận biết độ chín của con cá bằng mắt, hương thơm.

“Cái nghề này chỉ cực và nhiều việc vào ngày vía Thần Tài thôi. Ngày này, tôi chỉ dám đặt 300 con cá. Tiệm tôi ít người, sợ đặt nhiều nướng không kịp. Tôi không dám nướng ẩu vì như thế sẽ mất khách ngay”, anh nói thêm.

Gần 20 năm nướng cá, anh thuộc lòng những bí quyết của nghề. Thế nên, dù trải hàng chục con cá lóc loại trên 1kg trên bếp nướng, anh chỉ cần nhìn, ngửi là biết cá đã đủ độ chín hay chưa.

Anh nói, nếu nướng quá lửa, cá sẽ cháy khét hết lớp da bên ngoài, nhìn vừa xấu và bẩn. Mùi thơm của món cá lóc nướng vì thế mà cũng mất đi. Hơn thế, khi ăn, khách sẽ bị vị đắng từ những vết cháy làm mất ngon.

{keywords}
Cá nướng đạt chất lượng là cá chín đều, không bị cháy sém nhưng da vẫn giòn, có màu vàng, dậy mùi thơm nức.

Do đó, nướng cá với số lượng lớn nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu: cá vừa chín tới, thịt không bở, da không cháy nhưng vẫn vàng đều, dậy mùi thơm, không khét… là cả một vấn đề. Anh chia sẻ: “Trước đây, tôi nếm thử nhưng bây giờ chỉ cần nhìn miệng con cái là tôi biết cá đã chín tới hay chưa”.

Thông qua mùi hương cá nướng, anh cũng nhận biết con cá đã đủ độ chín hay chưa để không tiếp tục nướng và cất cá lên kệ sắt, đợi khách chọn mua. “Đến sáng, khách đến mua đông, nướng không kịp nên tôi nướng trước. Nướng chín tới thôi, nếu chín quá, khi khách mua, mình làm nóng lại, cá sẽ mất ngon”, anh nói thêm.

Dẫu giàu kinh nghiệm, vào ngày vía Thần Tài,  anh vẫn phải thức đêm nướng cá. Phụ giúp anh chỉ có một nam thanh niên trẻ tuổi. Cả hai tất tả vừa trở cá vừa mời khách, gói cá… bán cho người mua. Tuy vất vả nhưng cả hai đều vui vì vào ngày này, thu nhập thường tăng gấp nhiều lần ngày thường.

{keywords}
Cá sau khi nướng chín được anh xếp lên các tàu lá chuối để đảm bảo vệ sinh.

Xuyên đêm nướng cá

Trong khi đó, tiệm bán cá lóc nướng Thanh Phong của chị Dung luôn rôm rả tiếng cười nói. Năm nào vào dịp cúng Thần Tài, tiệm của chị cũng đông đúc người mua, kẻ bán.

Chị Dung chia sẻ: “Tôi bán cá lóc nướng ở đây trên chục năm rồi. Ngày thường tôi chỉ bán buổi chiều thôi vì chỗ tôi bán sát cổng trường học nên không bán cả ngày được. Tuy nhiên, hôm vía Thần Tài, tôi phải thức đêm chuẩn bị, nướng cá”.

Theo chị, hàng năm, vào dịp này, tiệm của chị cung cấp cho thị trường gần 1000 con cá lóc nướng. Do đó, công đoạn chuẩn bị phải được lên kế hoạch từ trước. Để kịp phục vụ nhu cầu của khách, chị vận động anh, chị, em trong đình phụ giúp việc nướng cá.

{keywords}
Để đáp ứng nhu cầu của khách, chị Dung (áo xanh) và các thành viên gia đình cũng tất bật nướng cá từ sáng sớm tinh mơ đến hết ngày 21/2.

Ngay từ sáng sớm tinh mơ, chị đã phân người thân thành từng nhóm. Nhóm thì rửa, nhặt, gói rau, bánh tráng, bún… để bán kèm cho khách mua cá, nhóm xiên cá bằng mía lau, nhóm nướng, gói cá...

Thời điểm PV có mặt, chị Dung đang hô hào người nhà xiên cá tươi bằng các đoạn mía lau để nướng. Chị Dung nói, tiệm của mình chỉ bán cá tươi.Theo chị, cá có tươi khi nướng lên mới thơm, thịt mới ngọt. Tuy nhiên, để có cá tươi đến tận lúc bán như thế cũng không phải dễ.

Chị nói, sát ngày vía Thần Tài, chị đặt mua cá lóc loại lớn từ các tỉnh miền Tây và yêu cầu họ vận chuyển thật nhanh đến TP.HCM cho chị. “Toàn là cá lựa kĩ không đó. Chỉ có cá khỏe mạnh mới còn sống đến lúc nướng thôi”, chị Dung nói rồi đặt con cá sống lên vỉ nướng.

{keywords}
Chị Dung khẳng định, cá chị bán đều còn tươi, sống cho đến khi đặt lên bếp nướng than củi.

Con cá quẫy mạnh. Vừa dùng tay giữ, chị Dung vừa nói rằng nhiều lúc cá còn sống và khỏe đến nỗi dù đã bị xiên bằng mía lau, chúng vẫn quẫy, nhảy ra khỏi vỉ nướng, rơi xuống mặt đường. Chị Dung nói mình bán các lóc nướng muối ớt.

Dù bán món cá lóc nướng muối ớt nhưng chị Dung vẫn xiên bá bằng mía lau để khi cá chín, chất ngọt, hương thơm từ cây mía tươi sẽ thấm, quyện vào thịt, mùi cá nướng. Việc nướng bằng mía lau cũng khiến cá chín từ bên trong, thịt dai và ngọt hơn.

{keywords}
Vào dịp vía Thần Tài, người bán cá lóc nướng tại phố cá lóc Tân Kỳ-Tân Quý thu nhập cả trăm triệu đồng.

Chị cho biết, năm nay, chị chỉ dám đặt hơn 800 con cá để phục vụ khách. Tuy nhiên, chị vẫn phải chia thành nhiều bếp để nướng cho kịp nhu cầu của đông đảo người mua. Ngay từ sáng sớm tinh mơ, chị và người nhà đã tụ họp ở một góc đường để nướng cá.

Với giá từ 150.000-300.000 đồng/con tùy theo kích thước, trọng lượng, mỗi dịp vía Thần Tài, chị Dung và những hộ bán cá lóc nướng tại phố cá lóc trên đường Tân Kỳ-Tân Quý thu nhập cả trăm triệu đồng.

Xem thêm video: Phố cá lóc nướng ở Sài Gòn 'cháy hàng' ngày vía Thần Tài

Phố cá lóc nướng ở Sài Gòn 'cháy hàng' ngày vía Thần Tài

Phố cá lóc nướng ở Sài Gòn 'cháy hàng' ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài, phố cá lóc nướng trên đường Tân Kỳ - Tân Quý tấp nập kẻ bán, người mua. Cá lóc nướng vàng được xếp thành từng dãy trên kệ sắt, tỏa hương thơm nức cả một đoạn đường.

Bài, ảnh: Nguyễn Sơn


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét