Đàn cá tự nhiên hàng nghìn con sống dưới bến sông được người đàn ông ở miền Tây cho ăn, chăm sóc như thú cưng.
Xem clip:
Hơn 1 năm qua, đàn cá tra tự nhiên đổ về rạch Ông Chưởng sinh sống, được anh Đinh Vũ Tâm (51 tuổi, ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, An Giang) nuôi dưỡng và bảo vệ.
Điều kỳ lạ là đàn cá hàng nghìn con này sống hoàn toàn ngoài tự nhiên trên rạch Ông Chưởng. Mỗi khi nghe tiếng anh Tâm cầm cây gõ vào mạn tàu, đàn cá bơi về, nổi lên ăn như “thú cưng”.
Đàn cá tra tự nhiên đến "nương nhờ" tại bến nước nhà anh Tâm hơn 1 năm qua. |
Anh Tâm cho hay, gia đình anh có 7 chiếc tàu chuyên chở thuê cho các chủ nuôi vịt chạy đồng, thu nhập và đời sống không giàu hơn ai.
Chiều 30 Tết năm 2020, anh xuống bến sông sau nhà cột lại tàu để tối chuẩn bị cùng gia đình đón giao thừa. “Lúc cột tàu xong, tôi rửa tay thì thấy đàn cá bu lại đông, xoáy tròn trên mặt nước, cá lúc đó chỉ bằng ngón tay.
Ngồi xem đàn cá một lúc thì tôi đi lên nhà. Sáng hôm sau, xuống rửa tay, cá bu lại nhiều hơn. Tôi lấy thức ăn lấy rải cho chúng ăn thử không ngờ cá đớp liên tục”, anh Tâm kể.
Đàn cá hàng nghìn con rất dạn dĩ sống ở khúc sông sau nhà anh Tâm. |
Kể từ đó, anh Tâm mua thức ăn về cho cá ăn. Có lẽ do được anh Tâm cho ăn, bảo vệ, không đánh bắt nên cá kéo về ngày càng đông, lâu ngày thành đàn lớn. Trong đó, ngoài phần lớn là cá tra thì còn nhiều loại khác như: chim trắng, he…
Mỗi ngày đàn cá ăn hết ít nhất 3 bao thức ăn, mỗi bao 260 nghìn đồng. |
Anh Tâm cho biết, xem đàn cá như thú cưng nên suốt thời gian qua anh chưa bao giờ làm tổn hại chúng hay bắt cá đem bán, làm thịt.
Anh cũng không làm lưới chặn đàn cá lại mà mặc cho chúng bơi tự do ở ngoài sông. Để cá có nơi trú ẩn, tránh người khác đến đánh bắt, anh Tâm dành hẳn 1 chiếc tàu neo đậu cố định dưới sông.
Anh ước tính đàn cá hiện tại khoảng 15 tấn. Con nhỏ khoảng 1kg, lớn nhất khoảng 5kg.
Anh Tâm - người đàn cá. |
Vì số lượng cá nhiều như thế nên mỗi ngày anh Tâm tốn khoảng gần 800 nghìn đồng để mua thức ăn cho cá ăn.
“Trung bình, mỗi ngày đàn cá ăn ít nhất 3 bao thức ăn. Giá mỗi bao thức ăn dao động khoảng 260 nghìn đồng, tính ra mỗi ngày tôi bỏ tiền túi 780 nghìn đồng. Thấy đàn cá tự nhiên đẹp nên tôi chấp nhập bỏ tiền ra mua thức ăn cho chúng. Nhưng nói thật về lâu dài sợ không đủ khả năng mua thức ăn nuôi chúng nữa…”, anh Tâm chia sẻ.
Anh Tâm không ngăn lưới nên đàn cá bơi thoải mái ngoài sông. |
Dù vậy anh Tâm không có ý định bắt đàn cá này mà chỉ để ngắm chúng như ngắm thú cưng. “Bây giờ, đàn cá quen đến mức tôi có thể sờ vào đầu chúng mỗi khi cho ăn. Mỗi khi thấy bóng tôi là chúng lượn lờ đòi ăn", anh Tâm chia sẻ.
Nghe tin đàn cá về dưới bến sống nhà anh Tâm nên nhiều người kéo đến để tận mắt ngắm nhìn. Nhiều người sau khi xem xong thì mua thức ăn gửi lại để anh Tâm cho cá ăn.
Tuy nhiên, khi biết đàn cá về sống dưới bến sông nhà anh Tâm, nhiều người dùng xiệt điện, chài, lưới đến bắt cá vì họ nói "chim trời cá nước, ai bắt được mới ăn".
“Lúc đó, tôi chỉ biết năn nỉ họ đừng bắt cá. Mình nói thì có người họ bỏ đi, nhưng cũng có người vẫn cố bắt cá. Họ nói cá sông ai bắt cũng được. Năn nỉ được thì mừng, còn không được thì lo lắm, lo đàn cá bị đánh bắt chúng sợ rồi bỏ đi”, anh Tâm nói.
Anh Tâm cho biết, có nhiều người đến đánh bắt đàn cá, nên rất mong cơ quan chức năng đặt biển cấm tại đoạn sông đàn cá sinh sống. |
Anh nói thêm, chính quyền địa phương đã nhiều lần đến xem và hỏi thăm về đàn cá của anh. “Mấy anh làm việc ở xã, huyện bảo nếu thấy ai đến bắt đàn cá thì gọi điện báo sẽ có người xuống xử lý ngay. Nhưng khổ những người xuyệt, cào điện toàn đêm khuya, rạng sáng, giờ đó mà gọi báo thì kỳ quá. Chưa kể người làm nghề đánh bắt cá đa phần khó khăn, mình báo công an thì họ bị phạt không khác gì “phá nồi cơm của họ”, anh Tâm nói.
Gần đây, ngành chức năng tỉnh An Giang nói với anh Tâm sẽ đặt biển cấm đánh bắt cá tại khu vực gần bến sông nhà của anh.
“Đợi lâu quá mà chưa thấy ai cấm biển đánh bắt cá nên tôi cũng hơi sốt ruột”, anh Tâm nói và cho rằng, mong muốn lớn nhất lúc này là mong được ngành chức năng đặt biển cấm đánh bắt cá để bảo vệ đàn thú cưng của mình, và cũng góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên của vùng.
Đàn cá sống nhờ tại bến đò
Còn tại Đồng Tháp, khoảng 1 năm qua, người dân qua lại bến đò An Thạnh – Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, rất ngạc nhiên khi thấy đàn cá sông hàng nghìn con về đây trú ngụ.
Đàn cá kéo về bến đò ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) sống và được người dân bảo vệ, không cho đánh bắt |
Đàn cá này rất dạn dĩ, chọn vịnh nước nhỏ trên sông Tiền, nằm ngay bến đò - nơi tàu ghe thường xuyên lui tới làm nơi ăn, chốn ở. Do quá thích thú và muốn giữ đàn cá sông ở lại lâu hơn, nhiều người dân trong khu vực đã mua thức ăn cho cá.
Nhiều người đi đò ngang còn mua thức ăn cho cá ăn. |
Được dẫn dụ, cá ngoài sông kéo về ngày càng nhiều hơn. Dần dần, đàn cá trú ngụ ngay bến đò đã gây sự chú ý của nhiều người. Bà con trong khu vực này thay nhau canh giác, bảo vệ đàn cá.
Mùa tát đìa bắt cá đồng, đem nướng trui thơm nức ở miền Tây
Mùa khô tới, nước trên đồng cạn, cá rút xuống đìa trú ẩn. Lúc này, người dân miền Tây lại tát đìa để bắt cá.
Hoài Thanh
Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét