Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Lễ Vu Lan 2021 là ngày nào? Lễ Vu Lan năm 2021 có gì khác biệt?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị tăng ni phát huy sáng tạo các hình thức sinh hoạt trực tuyến online trong mùa Vu Lan.

{keywords}

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày nào?

"Vu lan" là cách viết tắt của "Vu lan bồn", tiếng Phạn là "Ullambana". Trong đó, Ullam dịch là "treo ngược" (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược; chữ "bồn" tiếng Phạn là "bana" tạm dịch là "cứu giúp". Như vậy chúng ta có thể hiểu từ "Vu lan bồn" có nghĩa là giải cứu người bị tội thống khổ tột cùng. Còn "báo hiếu", đó là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ.

Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, giờ đây lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vu Lan là ngày để báo ân, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên của cả kiếp này và cả những kiếp trước.

Năm 2021, lễ Vu Lan rơi vào Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch.

Lễ Vu Lan năm nay có gì khác biệt?

{keywords}

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã đề nghị tăng ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện tiếp tục thực hiện cấm túc, ai ở đâu ở đấy, tụng kinh Vu Lan báo hiếu mẹ cha và hồi hướng tới cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, quốc thái dân an; Không tập trung đông người tổ chức nghi lễ bông hồng cài áo và các nghi lễ khác trong ngày Vu Lan.

GHPGVN cũng đề nghị tăng ni trụ trì các chùa, cơ sở tự viện phát huy sáng tạo các hình thức sinh hoạt trực tuyến online trong mùa Vu Lan nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Phật tử và nhân dân.

Trước băn khoăn của nhiều người dân về việc không được có mặt trực tiếp tại các chùa để dự lễ Vu Lan thì sẽ không trọn lòng thành, Thượng toạ Thích Đạo Hiển - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chia sẻ với VOV: “Sẽ không có ảnh hưởng gì trong phương thức bày tỏ lòng thành kính bởi lẽ “Phật tại tâm”.

Đức Phật dạy tri ân, báo ân, tưởng niệm trong tâm thức của mình, chứ không phải cách mình bày tỏ ở đâu, như thế nào. Cái chính ở lòng thành, con cháu trong những ngày này nhớ về ông bà tổ tiên, nhớ về truyền thống gia đình, nhớ về những lễ nghĩa tốt đẹp của cha ông để noi theo và thực hiện cho tốt. Gìn giữ được những giá trị đó mới là điều quan trọng”.

Linh Giang (tổng hợp)

Ngày Vu Lan nghĩ về mẹ

Ngày Vu Lan nghĩ về mẹ

Tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi có hai người mẹ như thế! Nói về chữ hiếu, tôi nợ cả hai người mẹ của mình!

Bài cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày Lễ Vu Lan, cũng là ngày Xá tội vong nhân. Vào ngày này, người Việt thường làm mâm cơm cúng thần linh, gia tiên và chúng sinh. 

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 mùa giãn cách

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 mùa giãn cách

Trong dịp cúng Rằm tháng 7, người Việt thường làm ba mâm cỗ là mâm cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh và mâm cúng chúng sinh.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét