Có những người cha vô tình gây ảnh hưởng xấu đến tương lai của chính con mình.
Bố nghiện điện thoại di động
Có rất nhiều ông bố mải mê với điện thoại mà bỏ quên con cái. Nếu người cha luôn chú ý đến điện thoại, dần dần trẻ bắt đầu nghi ngờ và phủ nhận giá trị tồn tại của bản thân. Một khi ý thức thấp về giá trị, trẻ sẽ trở nên tự ti và mặc cảm.
|
Nếu người cha luôn chú ý đến điện thoại mà phớt lờ trẻ, thì điều trẻ cảm thấy là sự thờ ơ, bị từ chối và không được yêu thương. Ảnh minh họa: Sina. |
Hơn nữa, bố mải mê sử dụng điện thoại di động cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Những đứa trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến điện thoại di động và phát triển thói quen xấu là nghịch điện thoại giống như cha của chúng.
Một người cha có trách nhiệm với con cái nên biết cách nhìn nhận lại hành vi và không ngừng hoàn thiện bản thân. Chơi với điện thoại di động không phải xấu, nhưng cần có chừng mực và không nên nghịch điện thoại trước mặt trẻ. Nên dành nhiều thời gian hơn cho con như tham gia các hoạt động ngoài trời, đọc sách, chơi Lego, các trò chơi cha mẹ - con cái, chạy và leo núi...
Người bố độc tài
Những người độc tài thường nói "Bởi vì bố bảo thế" khi đứa trẻ hỏi lý do đằng sau một quy tắc. Họ không quan tâm đến việc đàm phán, thương lượng với trẻ. Họ cũng không cho phép trẻ tham gia vào việc giải quyết một vấn đề nào đó.
Cha độc tài thường trừng phạt thay vì tìm cách khác để uốn nắn con vào kỷ luật. Vì vậy, họ không tập trung dạy trẻ cách đưa ra lựa chọn tốt hơn mà muốn khiến trẻ cảm thấy có lỗi vì những sai lầm của chúng.
Trẻ em được nuôi dạy bởi kiểu cha này có xu hướng tuân theo quy tắc trong xã hội. Tuy nhiên, sự vâng lời được rèn giũa từ nhỏ đồng nghĩa với việc chúng nghĩ rằng ý kiến của mình không có giá trị, do đó lòng tự trọng không cao.
Mặt khác, chúng cũng có thể trở nên thiếu thân thiện và hung hăng. Chúng không nghĩ về cách thay đổi để trở nên tốt hơn trong tương lai mà bị dồn nén bởi cảm xúc tiêu cực với cha mẹ. Vì cha độc tài thường quá nghiêm khắc, con cái của họ có thể trở thành kẻ nói dối sành sỏi do muốn tránh bị trừng phạt.
Chỉ trích mọi hành động của con
Mọi bố mẹ đều muốn những điều tốt nhất cho con, nhưng lúc nào cũng nói rằng con sai này sai nọ không phải là cách dạy con lành mạnh. Người cha quá tiêu cực sẽ khiến trẻ không có sự tự tin và động lực để thử những điều mới mẻ.
Người cha này có xu hướng không bằng lòng với mọi hành động của con. Luôn coi hành động của con là thiếu chuẩn mực, không đạt tới yêu cầu. Trong lòng người cha luôn có những so sánh ngầm với bản thân hoặc với những đứa trẻ giỏi khác và thấy không hài lòng. Từ đó người cha này gần như không cho phép con phạm sai lầm.
Trẻ con mắc sai lầm và học từ những sai lầm ấy là chuyện bình thường và cha mẹ nên hiểu điều đó. Phán xét quá đà không phải là cách hay. Cha mẹ nên tìm sự cân bằng giữa phản hồi tích cực và tiêu cực, ủng hộ thay vì làm con nhụt chí.
Theo Gia đình và Xã hội
Ông bố ra đường giữa đêm mua bình oxy cứu con: Còn 1% hi vọng, tôi vẫn cố
Lo lắng con trai không qua khỏi vì căn bệnh ung thư, ông bố ra đường giữa đêm tìm mua bình oxy. Xúc động trước tình cha con, tổ công tác đã gấp lại biên bản, động viên ông khẩn trương về với con.
Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét