Từ năm 2013, ngày 19/11 được Liên Hiệp Quốc (LHQ) chọn là ngày Toilet thế giới.
Đây là một trong những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của nhà vệ sinh đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe con người.
Ngày Toilet thế giới cũng là một động thái nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu, để đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững số 6 về nước và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030.
Hiện vẫn còn 3,6 tỷ người trên thế giới chưa được sử dụng nhà vệ sinh đảm bảo các tiêu chí an toàn cho sức khỏe hoặc đi vệ sinh ở ngoài trời.
Ảnh: UN |
Chất thải của con người khi không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước uống, sông ngòi, bãi biển, cây lương thực và làm lây lan các bệnh mãn tính và dịch bệnh chết người. Hệ thống vệ sinh bền vững, cộng với việc có kiến thức, phương tiện để thực hành vệ sinh tốt cũng là một biện pháp bảo vệ con người khỏi các dịch bệnh trong tương lai.
Chủ đề ngày Toilet thế giới năm nay là “Định giá nhà vệ sinh”. Chiến dịch này thu hút sự chú ý tới một thực tế là các nhà vệ sinh và hệ thống vệ sinh hỗ trợ đang bị thiếu vốn, quản lý kém hoặc bị bỏ quên ở nhiều nơi trên thế giới.
Thực tế đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo nhất và thiệt thòi nhất.
Mặt khác, chủ đề này cũng cho thấy lợi thế của việc đầu từ vào hệ thống vệ sinh đầy đủ là vô cùng lớn. Ví dụ, cứ 1 USD đầu tư vào vệ sinh cơ bản sẽ tiết kiệm được 5 USD chi phí y tế và tăng năng suất lao động. Việc làm cũng được tạo ra cùng toàn bộ chuỗi dịch vụ đó.
Thiếu nhà vệ sinh sạch ở trường học, nơi làm việc cũng ngăn cản nhiều trẻ em gái và phụ nữ theo đuổi con đường học hành, làm việc đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.
Vệ sinh là quyền con người được LHQ công nhận. Vì thế, cơ quan này kêu gọi các chính phủ cần phải đưa ra những khoản đầu tư lớn cho “chuỗi hệ thống vệ sinh”, từ nhà vệ sinh cho tới vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải của con người.
“Các chính phủ cần lắng nghe những người dân đang bị bỏ lại phía sau, những người không được sử dụng nhà vệ sinh; cần phân bổ kinh phí cụ thể để đưa họ trở thành một nhân tố cần quan tâm trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định”, LHQ tuyên bố.
Đăng Dương (Theo UN)
Phụ nữ Hàn Quốc không dám đi vệ sinh trong chính nhà mình
Do tình trạng quay lén diễn ra phổ biến, phụ nữ và trẻ em gái xứ kim chi không dám sử dụng nhà vệ sinh công cộng, thậm chí cảm thấy bất an khi ở chính nhà mình.
Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét