Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

Làm chè trôi nước mè đen thưởng thức ngày Tết Nhâm Dần

Lớp bột bánh dẻo bọc nhân mè đen thơm phức, thấm đẫm trong vị nước dùng ngọt ngào tạo nên món tráng miệng hấp dẫn, hợp mọi lứa tuổi.

Mức độ: Khó

Thời gian thực hiện: 45 phút

Phục vụ: 4 người

Nguyên liệu

  • 400 g bột gạo nếp
  • 300 ml nước (nóng)
  • 50 ml nước (lạnh)
  • 60 g đậu phộng
  • 30 g mè đen
  • 25 g đường bột
  • 50 ml syrup từ nhựa của cây phong (maple syrup)
  • Bột gạo
  • Gừng
  • Đường phèn

Cách làm

Bước 1:

  • Cho bột gạo vào âu lớn.
  • Đổ nước nóng từ từ vào âu bột và khuấy đều. Sau đó, thêm nước lạnh và trộn.
  • Dùng tay nặn bột thành khối. Dùng khăn bọc lại và đặt sang một bên.

Bước 2:

  • Rang nhẹ đậu phộng và mè đen trong chảo không có dầu mỡ.
  • Chuyển đậu phộng và mè đen sang máy xay thực phẩm và xay mịn. Sau đó, cho vào một cái bát nhỏ, thêm đường bột và syrup. Trộn các thành phần cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.

Bước 3:

  • Đặt nhân lên thớt và chia thành bốn phần bằng nhau.
  • Lăn từng phần tạo thành hình trụ nhỏ, dài và cắt thành những miếng có kích thước bằng hạt dẻ.

Bước 4:

  • Lấy từng phần bột gạo nhỏ (khoảng một muỗng canh) và vo viên.
  • Đặt nhân (đã làm ở bước 3) vào giữa và bọc bột xung quanh để tạo thành viên.
  • Phủ đều bột gạo lên bề mặt viên bột đã bọc nhân.

Bước 5:

  • Thêm nước, gừng thái lát, đường phèn vào nồi lớn và đun sôi.
  • Thả nhẹ các viên bột đã bọc nhân vào nồi nước sôi và giảm nhiệt.
  • Khuấy đều tay để các viên bột không bị dính. Đậy nắp nồi khoảng 3-5 phút đến khi bánh nổi lên bề mặt, vỏ bánh hơi trong.
  • Múc viên chè nhân mè đen và nước dùng ra bát rồi thưởng thức ngay khi nóng.

Theo Zing

Tết xứ mình, Tết xứ người

Tết xứ mình, Tết xứ người

Trước giao thừa, mấy anh em mở VTV ra xem chương trình cầu truyền hình. Thấy không khí đón xuân náo nức rộn ràng ấm cúng trong nước mà háo hức, bồn chồn, thèm muốn đến nghẹn thở.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Bài cúng mùng 2 - Văn khấn mùng 2 Tết Nhâm Dần 2022 đầy đủ nhất

Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất của người Việt Nam. Các gia đình thường làm cỗ, cúng cơm tổ tiên cả 3 ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3.
{keywords}
Ảnh: Nguyễn Thanh Hoa

Dưới đây là văn khấn gia tiên ngày mùng 2 Tết theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin:

Nam mô A-Di-Đà-Phật (vái, khấn đọc 3 lần).

Nam mô đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần).

Hôm nay ngày mùng 2 tháng Giêng năm Nhâm Dần.

Tại… (địa chỉ nhà).

Tín chủ con tên là….. cùng toàn gia kính bái.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022.

Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.

Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Con xin kính cáo!

Nam mô A-Di-Đà-Phật!

Đăng Dương

Hướng, giờ xuất hành đón may mắn, phúc lộc ngày mùng 2 Tết

Hướng, giờ xuất hành đón may mắn, phúc lộc ngày mùng 2 Tết

Nếu không thể xuất hành cầu may vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, chúng ta có thể chuyển sang ngày mùng 2. Vào ngày này, nếu xuất hành vào hướng, giờ dưới đây sẽ mang lại may mắn, tài lộc cả năm.

Bài cúng mùng 1 Tết Nhâm Dần theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng mùng 1 Tết Nhâm Dần theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng mồng 1 Tết Nguyên đán - Văn khấn mồng 1 Tết được VietNamNet tổng hợp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần chuẩn bị những gì?

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần chuẩn bị những gì?

Vào ngày mùng 1 Tết đầu năm, mỗi gia đình đều chuẩn bị 1 mâm lễ cúng chào đón năm mới, thể hiện lòng thành với tổ tiên, ông bà, mong một năm mới bình an. 


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Ông lão 90 tuổi kể chuyện làng bắt cọp trứ danh xứ Quảng

Tết Nguyên đán Nhâm Dần chạm ngõ 90 tuổi, ông Đoàn Hứa ở xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam vẫn minh mẫn. Chúng tôi ngồi cả một buổi chiều nghe ông kể không dứt chuyện làng bắt cọp.

"Hàng rào dây thại" - vòng vây bắt cọp, trừ họa mất trâu, bò của làng Tiên Cảnh

"Có 4 lần cả thảy", ông lão 90 tuổi nhớ như in số lần ông cùng người làng bắt cọp trứ danh xứ Quảng mặt đối mặt với "ông ba mươi" (cách mà người làng ông gọi loài mãnh thú ở rừng liền kề ngôi làng dựa vào vách núi ở vùng trung du), vào những năm 1930 - 1940 của thế kỷ trước.

Lão ông 90 tuổi kể chuyện làng bắt cọp trứ danh xứ Quảng - 1

Ông Đoàn Hứa với cây giáo dùng để săn cọp.

Thuở ấy, xứ Tiên (Tiên Cảnh, Tiên Phước) ở miền trung du đất Quảng còn rừng núi rậm rạp vây quanh, cọp, beo vẫn còn nhiều ở chốn sơn lâm. Ông Hứa khi đó mới 14 - 15 tuổi, "cái hồi mà sử sách ngày nay vẫn còn truyền lại chúa Nguyễn Ánh chạy quân Tây Sơn đến Tiên Cảnh ăn trái lòn bon xứ này rồi đặt tên cho đặc sản xứ Tiên là trái trân châu ấy". Thời đó, ông Hứa đã bắt đầu theo người làng đi bắt cọp về để "ông ba mươi" khỏi vồ mất trâu, bò của làng.

"Làng khi ấy có đâu khoảng mấy chục nóc nhà thôi, dân cư sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi… Mỗi gia đình đều nuôi dăm bảy con trâu, con bò, trồng vài rẫy khoai lang, khoai mì. Có làm có ăn, sống dựa vào tự nhiên nên người làng không lo đói, nhưng sợ nhất là cọp trong rừng vào làng, vồ mất trâu, bò", ông Hứa kể.

Lão ông 90 tuổi kể chuyện làng bắt cọp trứ danh xứ Quảng - 2

Tấm lưới dùng để bắt cọp mà ông đã có công cất giữ mấy chục năm nay. Bên trái là ông Đoàn Văn Hoàng (64 tuổi), con trai ông Đoàn Hứa.

Thế nên, nghe báo động có cọp là người làng cùng các làng liền kề tập trung lên kế hoạch vây bắt "ông ba mươi" để chặn hậu họa mất trâu, mất bò với chiến lược "hàng rào dây thại". Mỗi làng, mỗi xã là một mắt xích trong vòng vây kết bằng dây thại quanh quả núi để bắt cọp.

Mỗi người làm một cái tấm thại (chặt dây mây và cây rừng buộc thành những tấm hàng rào đan chéo vào nhau) cao đến bốn, năm thước vây vòng quanh để cọp lọt vào không có lối thoát.

Mỗi người sẽ canh giữ 2 mét thại, điều đặc biệt của hàng rào vây bắt "ông ba mươi" này là dây rừng được kéo ra ngoài và nạn chống hàng rào được chống vô trong để khi cọp lọt vào được hàng rào mà dân đã dựng thì không thoát ra được.

"Đi canh bắt cọp, lần đầu nhìn thấy "ổng" lù lù, tôi la to lên, "ổng" giật mình chạy tông vào hàng rào dây thại. Lúc đấy, lại có người khác cầm đá để ném, nhưng cha tôi, người đã dắt tôi đi bắt cọp với làng gằn tiếng bảo nhỏ: "Bình tĩnh, đứng im!". Thế rồi cha tôi khẽ khàng rút giáo, thòng lọng và lưới để khép dần vòng vây.

"Mục tiêu" đã nằm gọn trong vòng vây và im thin thít khiến nhiều người tưởng "ổng" đã bị thương, không chạy được nữa. Cha tôi vẫn bảo mọi người lùi xa 5 thước, để phòng thú dữ vùng dậy tấn công bất ngờ. Y rằng bất giác có tiếng chó sủa um, "ông cọp" vùng dậy gầm rú điên cuồng, xém vồ chết một người đứng gần nó trước khi tự chui vào thòng lọng của dân làng "phục" sẵn trong cơn hoảng loạn", ông lão 90 tuổi nhớ rõ lần đầu tiên ông chạm mặt mãnh thú.

Xây chùa trên núi và bố trí "cảnh giới" cọp đang rình làng

Ông Hứa có thể nói là người sống từ thời làng bắt cọp trứ danh khắp xứ Quảng của những năm đầu thế kỷ trước cuối cùng vẫn còn sống đời ở Tiên Cảnh, Tiên Phước. Ông lão vẫn biết thời sự bây giờ nghiêm cấm bắt động vật hoang dã, chuyện bắt cọp đã là chuyện "đời xửa đời xưa" ở xứ Tiên.

Lão ông 90 tuổi kể chuyện làng bắt cọp trứ danh xứ Quảng - 3

Ông Đoàn Hứa chia sẻ với phóng viên ông chứng kiến và cùng dân làng đi bắt cọp.

Khi chúng tôi hỏi han cắc cớ: "Hồi ấy bắt cọp không sợ kiểm lâm ạ?", ông Hứa cười khà khà: "Mỗi thời mỗi khác chứ, răng mà so sánh rứa được. Hồi đó làm gì có kiểm lâm, với hồi đó không phải "bói" mỏi mắt không còn mấy cọp, beo trong rừng như chừ mô. Mãnh thú đầy trong rừng ấy, không bắt, không chặn "họa" thì ngủ một đêm sáng ra đã thấy trâu, bò bị vồ mất, hay thành "thương binh". Cọp còn về làng vồ người chết mất xác".

Thế nên, ngoài chiến thuật "hàng rào dây thại", làng xã phải tìm đủ cách để ngăn cọp về phá làng. Ông Hứa vẫn nhớ, có một năm, từ thời ông còn thanh niên trai tráng ấy, cọp, beo trong rừng về làng nhiều. "Ban ngày, mấy "ổng" núp lùm, ban đêm chờ khi người làng đi ngủ cả là mấy "ổng" vồ thịt trâu, bò. Sáng dậy, người làng xót xa với dấu tích trên đàn gia súc chăm nuôi, con thì lủng lưng, con thì gãy giò.

"Trâu cũng chiến đấu với "ông ba mươi" đấy. Có đận, trâu mẹ với nghé đang nằm thì ông cọp rình rồi bất ngờ vồ thẳng con nghé. Trâu mẹ nặng gần một tạ lao tới, cắm sừng vào bụng cọp, "ổng" bị thương ở bụng rứa chứ vẫn còn sức chạy vô rừng trước khi người làng kịp vây bắt.

Hết ông cọp này đến ông cọp khác phá làng, có khi thấy rõ dấu tích cả đàn mãnh thú đe dọa làng. Chính cái năm cọp về nhiều, làng phải xây chùa trên triền núi, bố trí một con chó canh chùa để "cảnh giới". Đang đêm nghe tiếng chó tru thảm thiết, người làng biết cọp về, lại bày "hàng rào dây thại" bắt cọp.

Từ khi được "cảnh giới" báo cọp về làng đến khi vây bắt được cọp phải mất 5 - 7 ngày, chứ "bắt cọp không hề đơn giản", ông lão 90 tuổi cầm cây gậy và một mảnh nối hàng rào dây thại ngày xưa ông dùng để theo người làng đi bắt cọp nói rõ.

Trước khi đi bắt cọp, người làng trình báo lên xã, thời phong kiến còn chúa Nguyễn Ánh ấy thì báo quan. Có lần bắt được cọp, quan thưởng làng 25 đồng, xong thịt cọp chia cho những người trực tiếp tham gia như một kiểu chia chiến lợi phẩm.

Trong 4 con cọp mà ông Đoàn Hứa là một mắt xích trong "hàng rào dây thại" vây bắt cọp của làng, có con nặng gần 3 tạ, vây bắt được rồi phải 4 - 5 người hè nhau khiêng "ổng".

Ông cụ sắp tuổi bách niên giai lão vẫn nằm lòng bài vè từ thời niên thiếu thường nghe mỗi khi người làng ông bắt được cọp, truyền đời tới nay:

Hôm xưa đá chữa hội vui vầy

Hăm mấy xã thôn kéo tới vây

Trống mõ đôi hồi vang dưới đất

Hội hè bốn phía dội trên mây

Non xanh ủa ủa anh hùng đó

Núi biết ờ ờ thục nữ đây

Mệt nhọc xã dân mong thịt cọp

Ai ngờ quan huyện lấy toàn thay

Vì dân trừ hại phải làm vầy

Hùm đoàn dân hỡi đương vai đó

Tứ bạc nề nề quan biểu bán đây

Theo Dân Trí

Vợ Cường ‘béo’: Tết nhà tôi đạm bạc, dành tiền lo cho người nghèo hơn

Vợ Cường ‘béo’: Tết nhà tôi đạm bạc, dành tiền lo cho người nghèo hơn

Trưa 30 Tết, cả nhà anh Cường “béo” ngồi lại ăn chung với nhau bữa cơm cuối năm. Sau đó, cả nhà lại tỏa ra đường, mái ấm, trại tâm thần, bệnh viện… để lo cho người khó khăn hơn có bữa cơm ngày Tết.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Các cặp đôi cãi nhau thật ra lại rất yêu nhau

Những cặp đôi sau cãi nhau nhận ra làm sao để vượt qua những xung đột mới chính là điều quan trọng nhất để duy trì một mối quan hệ.

1. Cãi nhau giúp mối quan hệ thú vị hơn

Cho dù cả hai bạn đã ở bên nhau trong nhiều năm thì những bất đồng quan điểm nho nhỏ chắc chắn vẫn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này không hẳn là quá tệ bởi những trận cãi vã mang tính xây dựng sẽ giúp mối quan hệ của cả hai trở nên “thú vị” hơn.

Qua mỗi trận cãi vã, bạn sẽ thấy được nửa kia cũng sẽ có những khoảnh khắc thật đáng yêu. Những “lý lẽ” của họ đưa ra có khi lại khiến bạn bật cười thích thú và thấy hiểu họ hơn. Cãi nhau đôi khi lại là cách thổi bùng ngọn lửa yêu thương trong hai bạn.

2. Cãi nhau giúp hạ nhiệt sự tức giận

Khi đang ở trong một mối quan hệ nào đó, đôi khi bạn tự thấy mình phải thay đổi bản thân để phù hợp hơn với nửa kia. Ngược lại, nếu đối phương không làm điều tương tự như vậy, bạn sẽ dễ thất vọng và bắt đầu cảm thấy tức giận.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này chính là loại bỏ những cảm xúc tiêu cực ra ngoài. Đây là cách hữu hiệu để cả hai bạn biết được trong lòng đối phương đang nghĩ gì và có những điều chỉnh phù hợp.

Khi tức giận, việc giải tỏa áp lực ra bên ngoài sẽ giúp cả hai bạn định vị được những vấn đề trước mắt. Đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm nên bạn cần thận trọng kiểm soát cảm xúc của mình.

3. Cặp đôi cãi nhau quan tâm nhau hơn

Nếu bạn nhận thấy nửa kia đang theo đuổi một sở thích nào đó “khác thường” thì bạn hẳn sẽ dễ nổi cáu và cãi vã. Đó có thể là lúc bạn nhận thấy cô nàng đang học theo một mốt làm đẹp dị thường nào đó và lo ngại việc đó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nàng.

{keywords}

Theo chuyên gia tâm lý học lâm sàng Ramani Durvasula, tác giả cuốn “Should I Stay or Should I Go?”: Cãi nhau nghĩa là hai bạn đều quan tâm đến mối quan hệ của mình và là thời gian cần thiết để nhìn nhận lại bản thân.

Cãi nhau không có nghĩa là bạn đang làm tổn thương đối phương mà có thể xem là một sự trao đổi. Hai bạn tìm ra những khuyết điểm của nhau để giúp nửa kia không rơi vào sai lầm.

4. Cãi nhau dễ giao tiếp với nhau hơn

Để tạo ra được sự tin tưởng trong mối quan hệ thì bạn tuyệt đối không được im lặng. Ngược lại, bạn cần phải cởi mở hơn, lắng nghe và tiếp thu những nguyện vọng từ nửa kia để duy trì sự giao tiếp cần thiết trong mối quan hệ.

Cãi nhau cũng là một trong nhiều cách thức để hai bạn giao tiếp với nhau. Đây thực sự là cách có thể giúp các cặp đôi trở nên gần gũi, thân thiết và kết nối với nhau tốt hơn.

Cặp đôi cãi nhau trên tinh thần xây dựng vì muốn nửa kia ngày càng hoàn thiện hơn là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên tránh những lời lẽ tiêu cực dễ làm đối phương bị tổn thương.

5. Cãi nhau thể hiện cảm xúc mạnh mẽ

Nếu bạn muốn giữ cho mối quan hệ của mình bền chặt và phát triển, bạn cần phải để cảm xúc của mình thoát ra ngoài thay vì kiềm chế lại. Bạn nên bắt đầu cuộc tranh cãi theo chiều hướng tích cực và kết thúc “cuộc chiến” theo cách hòa bình nhất có thể.

Các nhà tâm lý cũng nghiên cứu thấy khi các cặp đôi cãi nhau là lúc những cảm xúc mạnh mẽ nhất được thể hiện. Một khi bộc lộ hết những cảm xúc tiêu cực ra ngoài, bạn sẽ có thể giải tỏa căng thẳng một cách rất hiệu quả.

Cảm xúc mạnh mẽ khi được bộc lộ ra ngoài sẽ giúp cả hai càng hiểu nhau hơn. Tuy vậy, bạn nên dừng lại ngay khi thấy không thể kiểm soát cảm xúc được nữa để tránh tình huống bạo lực có thể xảy ra.

6. Cãi nhau giúp tình yêu bền vững hơn

Những mâu thuẫn nhỏ sẽ khiến cả hai bộc lộ được bản chất của mình và giúp cho nửa kia biết cách đối diện với điều đó. Nếu cố gắng vượt qua những thử thách cùng nhau, hai bạn sẽ cùng học được cách thỏa hiệp và củng cố mối quan hệ của cả hai.

Khi bạn cãi nhau, điều quan trọng không phải là bạn thắng cuộc hay thua cuộc. Điều quan trọng nhất là bạn đã hiểu rõ hơn điều gì đó về nửa kia và về chính bản thân bạn.

Một mối quan hệ lâu dài sẽ không thể thiếu những lúc không hiểu nhau dẫn đến cãi vã. Bạn nên tận dụng lúc “làm lành” để tạo thêm nhiều bất ngờ và hạnh phúc cho đối phương.

7. Cặp đôi cãi nhau sẽ hạn chế nguy cơ đổ vỡ

Điều này nghe có vẻ ngược đời nhưng những khi cãi nhau, hai bạn có thể định vị được vấn đề và tránh làm cho nó trở nên nghiêm trọng hơn. Theo một vài nghiên cứu, tình trạng thiếu những cuộc trò chuyện giữa cả hai chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rạn nứt và chia tay.

Sai lầm lớn nhất mà các cặp đôi thường gặp đó chính là lảng tránh mỗi khi xung đột. Đó là khi bạn nhận thấy có sự bất thường trong mối quan hệ của cả hai nhưng lại im lặng. Việc nói ra những vấn đề rất nhỏ sẽ cứu mối quan hệ của bạn khỏi nguy cơ đổ vỡ.

Bạn nên dừng lại ngay khi thấy cuộc tranh luận của cả hai có chiều hướng trở nên tiêu cực. Một khoảng lặng là cần thiết để tránh cuộc cãi vã dẫn đến những điều không mong muốn.

8. Cãi nhau cho thấy cả hai đang sống thật

Khi đã yêu nhau lâu hoặc kết hôn, những trận cãi nhau chứng tỏ cả hai đang sống thật với những cảm xúc của bản thân. Khi đã bộc lộ rõ quan điểm của mình, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm và không còn bị áp lực bởi những suy nghĩ trong lòng. Khi bạn cãi nhau, bạn sẽ giúp đối phương hoặc chính bản thân mình nhận ra những phút sai lầm hay bồng bột của tuổi trẻ. Qua đó, hai bạn sẽ cùng nhau dần hoàn thiện và trưởng thành hơn.

Tình yêu trưởng thành là khi bạn đã trải qua những ngọt ngào lẫn cay đắng cùng nhau. Những khoảng lặng trong mối quan hệ chứng tỏ hai bạn có thể đi qua nhiều cảm xúc và tiến xa hơn. Cãi nhau đôi khi có thể khiến bạn khó chịu, nhưng các cặp đôi cãi nhau sẽ không nhận lại chỉ toàn tiêu cực. Điều quan trọng là hai bạn phải nhận ra những điều tích cực sau mỗi lần cãi nhau để mối quan hệ phát triển bền vững hơn nữa./.

Theo VOV

Tết xứ mình, Tết xứ người

Tết xứ mình, Tết xứ người

Trước giao thừa, mấy anh em mở VTV ra xem chương trình cầu truyền hình. Thấy không khí đón xuân náo nức rộn ràng ấm cúng trong nước mà háo hức, bồn chồn, thèm muốn đến nghẹn thở.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Năm mới chỉ mong bình an

Với nhiều bạn trẻ, 2022 là một năm với nhiều hi vọng, thực hiện dự định ấp ủ song hơn cả là cầu mong có sức khỏe, dịch bệnh được kiểm soát.

Một năm Tân Sửu nhiều khó khăn, biến động đã chính thức khép lại. Năm qua, có người khấm khá hơn, có người lụi bại; có người may mắn còn mạnh khỏe, có người đau ốm hay bị virus SARS-CoV-2 tấn công.

Năm hết Tết đến, ai cũng mong có thể bỏ lại những muộn phiền, điều không vui lại với năm cũ, chào đón một cột mốc mới, kỳ vọng mới.

Bước sang năm Nhâm Dần, 4 bạn trẻ làm việc trong các ngành bị ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19 chia sẻ với Zing về cuộc sống, công việc trong năm qua và những kế hoạch ấp ủ trong tương lai.

Trương Vĩnh Long (vũ công)

Đối với tôi, một năm qua chỉ có thể diễn tả bằng một từ “tệ”. Cũng như mọi người, tôi gặp khó khăn với nhiều thứ, từ công việc, gia đình đến các mối quan hệ xã hội.

Đặc biệt, giữa tháng 8/2021, ba tôi mất vì Covid-19, bản thân và em trai cũng nhiễm virus. Khi đó, tôi không tránh khỏi cảm giác buồn bã, tiêu cực. Nhưng dần dần, tôi biết bản thân phải tập chấp nhận và đương đầu với những khó khăn đó.

Khi đang điều trị Covid-19, tôi cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thường xuyên nhảy breakdance bên giường bệnh, mượn đam mê để duy trì thể lực và giữ tinh thần lạc quan đặng còn làm chỗ dựa cho mẹ và em.

ky vong nam moi 2022 anh 1

Vĩnh Long có một năm nhiều khó khăn, mất mát vì Covid-19.

Có thời điểm, một số clip tôi nhảy trong bộ đồ bệnh nhân được chia sẻ trên mạng. Thấy mọi người khen, động viên, tôi vui lắm và như được tiếp thêm năng lượng. Cuối cùng, hai anh em đều lần lượt khỏi bệnh.

Khi chưa có dịch, tôi thường đi diễn ở các sự kiện lớn nhỏ, tham gia các giải đấu nhưng cả năm qua, tôi chỉ tham dự được 4 giải, bao nhiêu sự kiện bị hủy hết.

Điều duy nhất giúp tôi vượt qua năm 2021 đầy sóng gió là tinh thần lạc quan. Bên cạnh đó, yêu thương bạn bè, gia đình, mọi người xung quanh hơn, trân quý những gì đang có là bài học tôi rút ra được cho mình, mang theo sang năm 2022 bởi chẳng bao giờ biết được khi nào là lần cuối còn được ở bên họ.

Trong năm mới, tôi mong hai chữ “bình an” đến với mọi người. Với bản thân, tôi đặt mục tiêu tham gia các cuộc thi tầm cỡ châu Á, hy vọng có thể cùng đồng nghiệp gặt hái được nhiều thành công.

Lương Quang Trường Giang (photographer)

2021 đúng là một năm khó khăn đối với tôi và mọi người, dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi thứ bị giới hạn rất nhiều. Không ít kế hoạch của tôi phải lùi lại hoặc không thực hiện được, nhiều ý tưởng chụp ảnh ấp ủ cũng đành dở dang.

ky vong nam moi 2022 anh 2

Trường Giang dành thời gian trau dồi kiến thức trong đại dịch.

Đối với tôi, điều may mắn nhất trong năm qua có lẽ là bản thân và gia đình đều khỏe mạnh.

Năm vừa rồi, tôi chủ yếu tự trau dồi thêm kiến thức về nhiếp ảnh, tranh thủ ở bên gia đình trong thời gian giãn cách xã hội.

Nhờ đó, tôi thấy được rằng khi sống chậm lại, mình cảm nhận được nhiều hơn mọi thứ xung quanh và trân trọng cuộc sống hơn.

Trong năm mới, tôi chỉ mong tình hình dịch bệnh sẽ trở nên khả quan hơn, mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường, bản thân sẽ hoàn thành những kế hoạch còn dang dở và tìm kiếm những cơ hội mới.

Lê Sỹ Thụy (DJ)

Bar, club, karaoke và ngành dịch vụ giải trí nói chung có lẽ là một trong những ngành lao đao nhất trong năm vừa rồi, thậm chí có thể nói là “khủng hoảng”.

Liên tiếp các đợt giãn cách xã hội, đóng băng hoạt động thời gian dài, tôi và nhiều đồng nghiệp phải tạm chuyển sang công việc khác để trang trải. Với tôi, đó là về quê, hái dâu, chăn tằm thuê cho một cơ sở của người mẹ nuôi và cậu. Khoảng thời gian này nhờ được họ giúp đỡ, động viên, tôi cũng vững vàng hơn nhiều.

ky vong nam moi 2022 anh 3

Sỹ Thụy phải tạm thời chuyển sang công việc khác để trang trải.

Trong thời gian dịch diễn biến phức tạp, tôi may mắn khi vẫn còn duy trì được sức khỏe ổn định. Ngoài thực hiện 5K, tôi cố gắng tập luyện thể dục, ăn uống lành mạnh để có thể sẵn sàng quay lại làm việc bất cứ lúc nào.

Qua một năm giông bão, tôi cũng hiểu được sự quý giá của những điều vốn nhỏ bé thường ngày. Đó là những phút giây được thoải mái dạo chơi trên đường phố, những buổi tụ tập với bạn bè hay đơn giản là hít thở bầu không khí một cách tự do.

Bước sang năm Nhâm Dần, tôi hy vọng có thật nhiều sức khỏe, năng lượng để nâng cấp, hoàn thiện bản thân, để thực hiện những điều còn dang dở trong năm cũ.

Lưu Hải Phong (MC)

Vốn là đứa hoạt ngôn, thích nói chuyện, tiếp xúc với mọi người nên trong khoảng thời gian đại dịch bùng phát, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, tôi thực sự chật vật. Xung quanh, sự lo lắng, sợ hãi bao trùm lên mọi người trước đại dịch chưa từng có.

Cũng trong thời gian đó, tất nhiên ngoài việc học bị ảnh hưởng, công việc MC của tôi cũng chững lại, nhiều sự kiện, chương trình đều thông báo hoãn hoặc hủy bỏ.

Sau khoảng thời gian quanh quẩn trong nhà với 4 bức tường, tôi đăng ký tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ đội ngũ y tế tuyến đầu. Không kinh nghiệm, không kiến thức, những gì tôi và nhiều bạn trẻ có khi đó chỉ là sức trẻ và sự hăng hái.

ky vong nam moi 2022 anh 4

Hải Phong (góc trái) tự hào khi có thể góp sức chống dịch.

Những tháng ngày khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, làm việc dưới cái nắng mùa hè thực sự ý nghĩa đối với tôi. Nhiều lúc, sau khi chính tay mình giúp đỡ được người dân, đem lại sự an tâm cho họ, trong tôi cũng tràn ngập cảm xúc tự hào, hạnh phúc.

Cũng nhờ khoảng thời gian này, tôi quen được nhiều người bạn mới và vẫn duy trì liên lạc tới bây giờ.

Thật sự hy vọng 2022 sẽ là một năm may mắn, bình an với toàn thể mọi người. Bản thân tôi đặt mục tiêu bước ra khỏi vùng an toàn, va chạm xã hội nhiều hơn để có thêm kiến thức, kỹ năng, chinh phục ước mơ trở thành người dẫn chương trình chuyên nghiệp, thành công.

Theo Zing

Vợ Cường ‘béo’: Tết nhà tôi đạm bạc, dành tiền lo cho người nghèo hơn

Vợ Cường ‘béo’: Tết nhà tôi đạm bạc, dành tiền lo cho người nghèo hơn

Trưa 30 Tết, cả nhà anh Cường “béo” ngồi lại ăn chung với nhau bữa cơm cuối năm. Sau đó, cả nhà lại tỏa ra đường, mái ấm, trại tâm thần, bệnh viện… để lo cho người khó khăn hơn có bữa cơm ngày Tết.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Làm chè trôi nước mè đen thưởng thức ngày Tết

Lớp bột bánh dẻo bọc nhân mè đen thơm phức, thấm đẫm trong vị nước dùng ngọt ngào tạo nên món tráng miệng hấp dẫn, hợp mọi lứa tuổi.

Mức độ: Khó

Thời gian thực hiện: 45 phút

Phục vụ: 4 người

Nguyên liệu

  • 400 g bột gạo nếp
  • 300 ml nước (nóng)
  • 50 ml nước (lạnh)
  • 60 g đậu phộng
  • 30 g mè đen
  • 25 g đường bột
  • 50 ml syrup từ nhựa của cây phong (maple syrup)
  • Bột gạo
  • Gừng
  • Đường phèn

Cách làm

Bước 1:

  • Cho bột gạo vào âu lớn.
  • Đổ nước nóng từ từ vào âu bột và khuấy đều. Sau đó, thêm nước lạnh và trộn.
  • Dùng tay nặn bột thành khối. Dùng khăn bọc lại và đặt sang một bên.

Bước 2:

  • Rang nhẹ đậu phộng và mè đen trong chảo không có dầu mỡ.
  • Chuyển đậu phộng và mè đen sang máy xay thực phẩm và xay mịn. Sau đó, cho vào một cái bát nhỏ, thêm đường bột và syrup. Trộn các thành phần cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.

Bước 3:

  • Đặt nhân lên thớt và chia thành bốn phần bằng nhau.
  • Lăn từng phần tạo thành hình trụ nhỏ, dài và cắt thành những miếng có kích thước bằng hạt dẻ.

Bước 4:

  • Lấy từng phần bột gạo nhỏ (khoảng một muỗng canh) và vo viên.
  • Đặt nhân (đã làm ở bước 3) vào giữa và bọc bột xung quanh để tạo thành viên.
  • Phủ đều bột gạo lên bề mặt viên bột đã bọc nhân.

Bước 5:

  • Thêm nước, gừng thái lát, đường phèn vào nồi lớn và đun sôi.
  • Thả nhẹ các viên bột đã bọc nhân vào nồi nước sôi và giảm nhiệt.
  • Khuấy đều tay để các viên bột không bị dính. Đậy nắp nồi khoảng 3-5 phút đến khi bánh nổi lên bề mặt, vỏ bánh hơi trong.
  • Múc viên chè nhân mè đen và nước dùng ra bát rồi thưởng thức ngay khi nóng.

Theo Zing

Tết xứ mình, Tết xứ người

Tết xứ mình, Tết xứ người

Trước giao thừa, mấy anh em mở VTV ra xem chương trình cầu truyền hình. Thấy không khí đón xuân náo nức rộn ràng ấm cúng trong nước mà háo hức, bồn chồn, thèm muốn đến nghẹn thở.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Vợ Cường ‘béo’: Tết nhà tôi đạm bạc, dành tiền lo cho người nghèo hơn

Trưa 30 Tết, cả nhà anh Cường “béo” ngồi lại ăn chung với nhau bữa cơm cuối năm. Sau đó, cả nhà lại tỏa ra đường, mái ấm, trại tâm thần, bệnh viện… để lo cho người khó khăn hơn có bữa cơm ngày Tết.

Tết tất bật, Tết vội vàng

Dừng đảo chảo thức ăn chay, chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (SN 1975, Quận 1, TP.HCM) và hai người con gái tất bật xếp đặt những hũ thực phẩm chay do mình chế biến vào nơi trưng bày. Chị vội vàng bởi sắp đến giờ phải có mặt tại điểm phát quà từ thiện cho người nghèo dịp Tết.

Mấy chục năm nay, vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, gia đình chị lại bận bịu, tất bật hơn mọi ngày. Giữa lúc quay cuồng với những hoạt động từ thiện những ngày cuối năm, chị lại nhớ chồng, anh Vũ Quốc Cường (SN 1975, còn gọi là Cường “béo”) quay quắt.

Khi anh Cường còn sống, ngày cuối năm, chị có thể dành chút thời gian ít ỏi để chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa rồi mới “chạy theo” các hoạt động thiện nguyện của mình. Nay anh không may ra đi, một mình chị phải cố gắng chu toàn cả hai.

{keywords}
Những ngày giáp Tết, chị Lan tự tay chế biến, bán các loại bánh, kẹo, mứt… để có tiền hoạt động từ thiện. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Mọi năm, vào ngày Tết, anh Cường không ở nhà để phụ giúp chị Lan trong việc chăm lo gia đình. Anh lo làm chương trình quà Tết cho bà con khó khăn rồi lo nấu cơm cho bệnh nhân tâm thần, mái ấm, trại mồ côi…”.

Anh đi liên tục, dồn hết tiền gia đình kiếm được vào các hoạt động thiện nguyện nên Tết của nhà anh đạm bạc, giản đơn vô cùng. Mấy ngày Tết, “nhà người ta kho thịt, nấu đồ ăn ngon để dành”, nhà anh Cường “béo” không có gì ngoài ít bánh, trái cây cúng ông bà.

Đúng trưa 30 Tết, cha con, vợ chồng anh ngồi lại ăn chung với nhau bữa cơm cuối năm rồi thôi. Nhưng bữa cơm ấy cũng chỉ là bữa cơm chay chứ không có đồ ăn đầy đủ như mọi nhà.

Lúc mẹ chị Lan còn sống, mỗi khi Tết đến, bà hay nấu đồ ăn và cho gia đình anh chị mấy trái khổ qua nhồi thịt, ít thịt kho “để dành cho mấy đứa nhỏ ăn”. Nhưng thường thì chẳng ai kịp ăn vì sang mùng 1 Tết, nhà chị đã tỏa đi mỗi người mỗi ngả.

{keywords}
Vào ngày Tết, chị đến bệnh viện, trại trẻ mồ côi, mái ấm… để nấu cơm, lo bữa ăn cho những người ở đây. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Con thì đứa lớn dắt đứa bé đi hành hương thập tự, hai vợ chồng tôi đi nấu cơm ở trại tâm thần, bệnh viện, mái ấm… Chúng tôi làm những công việc ấy xuyên Tết. Nói cho đúng là cả gia đình tôi không có ngày nào gọi là ngày Tết. Tết, người ta đi du xuân, gia đình tôi đi làm từ thiện”, chị chia sẻ.

Sau khi anh Cường “Béo” không may qua đời, những ngày Tết, chị Lan càng vất vả, tất bật hơn. Chị quay cuồng với các hoạt động trao quà từ thiện tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Mùng 1 Tết, chị tiếp tục đến nấu cơm, lo bữa cơm Tết tại các trại tâm thần, bệnh viện, mái ấm, viện mồ côi… Chị cứ loay hoay, tất bật như thế cho đến khi Tết nhất qua đi, bếp cơm tại các tụ điểm trên có người đứng nấu, chị mới trở về nhà.

Những khoảng trống mênh mông

Vừa lo kế sinh nhai vừa phải tiếp tục các hoạt động thiện nguyện còn dang dở của chồng, nhiều lúc chị Lan tưởng chừng không thể gắng gượng. Thế nhưng, những lúc ấy, chị lại nhớ đến chồng cùng những di nguyện của anh.

{keywords}
Sau khi anh Cường qua đời, chị Lan tiếp tục các hoạt động thiện nguyện của chồng, san sẻ với người khó khăn hơn mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chị muốn tiếp tục những điều anh và chị trăn trở suốt bao nhiêu năm qua - hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đêm 30 Tết, chị rong ruổi, len lỏi vào những con hẻm nhỏ để san sẻ với những những gia đình khó khăn không thể về quê đón Tết.

Trước đây, năm nào hai vợ chồng chị cũng thực hiện hoạt động này. Nay chỉ còn một mình, chị bước đi trong cô đơn, trống vắng vô cùng.

Chị Lan tâm sự: “Anh ấy mất đi, tôi hụt hẫng nhiều lắm. Về mặt tinh thần, mẹ con tôi mất đi người chồng, người cha là chỗ dựa duy nhất. Ngày anh còn sống, các con tôi cái gì cũng gọi bố, hỏi bố.

Bây giờ anh không còn, ngày lễ, ngày Tết, các con tôi chỉ có thể đứng lên, thắp cho anh nén nhang. Cảm giác trống vắng lắm”, chị chia sẻ thêm.

{keywords}
Vì chỉ có một mình lại trải qua nhiều nỗi mất mát sau đại dịch, nhiều lúc chị cảm thấy chới với. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Sự ra đi của anh Cường cũng khiến chị Lan chới với trong việc tiếp tục các hoạt động thiện nguyện của mình và của anh để lại. Trước đây, dù cùng phát tâm làm từ thiện nhưng anh Cường “béo” và chị Lan thực hiện theo 2 hướng khác nhau.

Chị Lan chủ yếu đứng bếp, quản lý quán cơm xã hội và nấu ăn miễn phí tại bệnh viện, mái ấm, viện mồ côi... Trong khi đó, anh Cường kết nối, cùng các mạnh thường quân thực hiện nhiều hoạt động từ thiện nguyện quy mô, mang tính lâu dài.

Suốt quá trình đó, chị Lan không tham gia nên không biết anh Cường hoạt động cùng ai, chung tay với mạnh thường quân, tổ chức thiện nguyện nào. Thế nên khi anh qua đời, chị không thể liên hệ, kết nối với những mạnh thường quân, tổ chức thiện nguyện này.

{keywords}
Tuy vậy, chị vẫn nở nụ cười và cho biết sẽ luôn hướng về phía trước. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Do đó, đến nay, vì không còn người hỗ trợ, chung tay, chị đành cắn răng tạm ngưng một số chương trình thiện nguyện mà anh Cường đang làm trước đó. Một trong số đó là chương trình hỗ trợ cho học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đến năm 18 tuổi. 

Chị Lan nói: “Trước đó, anh hứa lo cho các em đến lúc các em đủ 18 tuổi. Thế nhưng giữa chừng anh lại ra đi nên các em hụt hẫng lắm. Bây giờ, tôi không đủ khả năng tiếp tục hỗ trợ các em như anh đã làm lúc còn sống nữa. Dù rất đau lòng nhưng tôi đành phải xin lỗi các gia đình này”.

“Bây giờ, tôi biết rằng, có làm gì đi nữa cũng không thể lấp đầy được khoảng trống mênh mông, vô hình mà anh để lại. Thế nhưng, chúng tôi sẽ cố gắng từng ngày. Cuối năm, tôi nấu mâm cơm chay cúng mẹ, cúng anh. Sang mùng 1 Tết, cả nhà lại đi hoạt động thiện nguyện như ngày anh còn sống”, chị chia sẻ thêm.

Nguyễn Sơn

Vợ Cường 'béo': Anh dặn mẹ con tôi sống tằn tiện, dành tiền giúp đời

Vợ Cường 'béo': Anh dặn mẹ con tôi sống tằn tiện, dành tiền giúp đời

Tham dự Lễ trao giải Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021, chị Nguyễn Thị Tuyết Lan xúc động khi chia sẻ về người chồng quá cố. 


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Tết xứ mình, Tết xứ người

Trước giao thừa, mấy anh em mở VTV ra xem chương trình cầu truyền hình. Thấy không khí đón xuân náo nức rộn ràng ấm cúng trong nước mà háo hức, bồn chồn, thèm muốn đến nghẹn thở.

Người ta bảo "vui như Tết" thực ra là nói không khí náo nức, nhộn nhịp của những ngày trước Tết. Như nhà tôi ở Yên Phụ (Hà Nội), con phố nhỏ ngay cửa ô, vào dịp giáp Tết, cứ mở cửa ra là thấy Tết.

Ngày này những dòng hoa, dòng cây đầy màu sắc tuôn hối hả từ ngoại thành vào nội thành suốt từ tờ mờ sáng cho đến gần đêm mới dứt và dứt hẳn thì phải đến tận sau buổi tối ngày 30.

Sáng mùng 1 mở cửa, đường sá vắng tanh, xác pháo rải đầy hè phố. Nhìn cảnh đó biết là Tết đã qua và người cứ nao nao nuối tiếc như đã qua đi một niềm vui không bao giờ trở lại.

Hơn hai chục năm nay sống nơi xứ người, cái háo hức Tết đến, xuân về cứ vơi hao dần dần.

{keywords}
Berlin, Đức - những ngày đầu năm 2022

Thông thường vào dịp Tết, bên này tuyết phủ trắng trời, lạnh cắt da, cắt thịt chứ đâu có mưa xuân rây rây như rắc bụi, vừa đủ se se như ở nhà. Nhịp sống thì vẫn hối hả đến sôi sục vì có ai được nghỉ đâu. Có thể vì thế mà cảm giác về Tết cứ mất dần theo năm tháng.

Tết Nguyên đán là Tết của mình, của người Việt, không phải Tết của... Tây, nên ngoài đường chẳng có tý nào quang cảnh Tết. Không có những cây thông khủng treo đầy những ngôi sao sáng hơn sao trời. Không giăng đèn, kết hoa, không băng rôn, khẩu hiệu, tưng bừng như bây giờ người ta thường khoác cho những con phố ở Hà Nội mỗi dịp Tết đến.

Ở Đức, chỉ duy nhất một nơi có không khí Tết - đấy là khu bán hàng châu Á trong trung tâm buôn bán của người Việt - mà cộng đồng ở đây thường gọi là chợ. Chợ người Việt ở đây to nhất Berlin, nhất nước Đức, tên gọi là chợ Đồng Xuân.

Ai đó đã mang cái tên Đồng Xuân ở Hà Nội sang đây, đặt cho cái chợ này. Hẳn cũng có ngụ ý để cộng đồng người Việt cảm thấy gần hơn với Tổ quốc.

Chợ Đồng Xuân đã có ở Hà Nội cả trăm năm nay, chả mấy ai bỏ công tìm hiểu tên gọi đó có ý nghĩa gì. Nhưng sang Đức, bạn bè Đức hỏi ý nghĩa của cái tên đó, thì người Việt ta giải thích: Đồng Xuân có nghĩa là “Cánh đồng mùa xuân“. Các bạn nghe thấy thế thì tỏ vẻ thú vị lắm. “Cánh đồng mùa xuân“ ở Đức đích thị là cái chợ - một cái chợ Việt.

{keywords}
Bánh chưng được bày bán ở chợ Đồng Xuân, Berlin, Đức.

Ở đây, cái gì cũng có, y hệt chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, nhất là vào dịp Tết. Người ra kẻ vào cũng nhộn nhịp, tấp nập không kém từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa. Hàng hóa ê hề từ đồ khô như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, bánh đa nem, bún, phở... đến đồ tươi sống như lòng, mề, tim, gan, gà tươi, cá còn đang bơi trong bể... Nhưng nhiều nhất vào dịp Tết là giò, chả, bánh chưng. Đủ các loại. Loại làm tại Đức, tại Pháp, tại các nước châu Âu, loại nhập từ Việt Nam bày thành đống có ngọn trên các mặt bàn rộng ngay cửa ra vào các cửa hàng châu Á.

Ngày thường cũng vậy, chẳng thiếu gì, kể cả bánh chưng. Y như trong nước, bánh chưng có bán quanh năm. Nhưng chỉ có hai thứ được bán thêm vào dịp Tết âm lịch là mứt và cành đào. Mứt được bày nhiều và bày ngay ở vị trí trung tâm của gian hàng. Còn đào được cắm trong những bồn nước to tha hồ chọn.

{keywords}

Gần Tết, chợ Đồng Xuân có thêm mứt và cành đào.

Năm nào tôi cũng mua vài cành về cắm. Tết thì phải có đào, không có đào còn gọi gì là Tết. Nhưng ở đây chỉ có đào phai bông nhỏ, cánh mỏng, chứ không bao giờ kiếm nổi một cành đào bích Nhật Tân hoa to, cánh dầy, đỏ như xác pháo. Cả cành cũng thế, thẳng đuột như cành lay ơn chứ không ngang dọc, gân guốc đầy sinh lực như cành đào ở nhà.

Nhiều người cả năm chẳng bao giờ lai vãng đến chợ Đồng Xuân, vì ngại đường xa và vì đồ châu Á bao giờ cũng đắt hơn hẳn đồ châu Âu bán trong các siêu thị gần nhà, nhưng đến ngày 30 tháng Chạp vẫn lọ mọ tàu xe từ sớm vào chợ, mua cái bánh chưng, con gà về thắp hương gia tiên đêm giao thừa.

Gà hay bánh chưng thực ra không nhất thiết phải đến tận “Cánh đồng mùa xuân“ mới mua được, cái chính là để hưởng chút lao xao, chộn rộn, chen vai thích cảnh mua mua sắm sắm cho vơi đi nỗi nhớ nhà.

{keywords}
Lâu lắm rồi tôi chưa thật sự hưởng một cái Tết quê hương, gia đình với đúng với nghĩa của nó.

Ở bên này cũng còn có một cách để người ta như thấy được sẻ chia không khí Tết ở quê nhà - đấy là xem VTV- Đài Truyền hình Việt Nam.

Tết năm ngoái lần đầu tiên ở chỗ làm của vợ chồng tôi có Internet. Trước giao thừa mấy anh em mở VTV ra xem chương trình cầu truyền hình. Thấy không khí đón xuân náo nức rộn ràng ấm cúng trong nước mà háo hức, bồn chồn, thèm muốn đến nghẹn thở. Đành phải tắt đi và tự bảo với mình sẽ không bao giờ xem nữa. Càng xem càng nhớ, càng xem càng thấy cái khoảng cách từ đây về Việt Nam, về Hà Nội, về nhà xa thật là xa. 

Tôi nhận ra đã lâu, lâu lắm rồi mình chưa thật sự hưởng một cái Tết quê hương, gia đình với đúng với nghĩa của nó. Cũng một phần bởi hoàn cảnh, công việc bận rộn. Phần nữa giá vé máy bay bay về vào dịp Tết đắt gần gấp đôi giá vé ngày thường. Nên thôi, đã không về được để hưởng chính cái không khí Tết quê hương thì đừng nhìn qua màn hình TV cho thêm thèm, lòng lại nhói đau. Cũng như một cuộc tình dù đẹp đã qua đi, đừng thỉnh thoảng ngoái nhìn cho thêm nuối tiếc...

(Còn nữa)

Hùng Lý (từ Berlin, Đức)

Nồi bánh chưng ngày Tết

Nồi bánh chưng ngày Tết

Vào những ngày giáp Tết khoảng sân chung đó ồn ào và nhộn nhịp suốt từ sớm đến tận đêm khuya. Chỗ này vo gạo chỗ kia đãi đỗ. Rồi chuyện trò, rồi tranh cãi, rồi trêu chọc... đúng là vui như Tết.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/