Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Mâm lễ cúng tất niên Tết Nguyên Đán Nhâm Dần đầy đủ, chi tiết nhất

Những ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị một mâm lễ cúng tất niên là việc không thể thiếu của mỗi gia đình.

Mỗi năm, vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, mọi thành viên trong gia đình đều sum vầy. Trong dịp này, mỗi nhà sẽ làm một mâm lễ cúng tất niên để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, tiễn năm cũ đi, chuẩn bị đón năm mới đến.

Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng tùy thuộc vào các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, có những món cơ bản không thể thiếu.

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị, mâm cỗ cúng có những đặc trưng riêng tùy theo vùng miền.

Mâm cỗ tất niên của miền Bắc

{keywords}
Mâm cỗ cúng tất niên của gia đình miền Bắc. Ảnh: Văn hóa và Đời sống

Mâm cỗ tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cụ thể, mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc bao gồm các món sau:

1. Bánh chưng

2. Dưa hành

3. Giò nạc, giò thủ

4. Hành cuốn

5. Nem

6. Rau nộm

7. Măng ninh lưỡi lợn

8. Mọc nước

9. Cơm 3 bát

Mâm cỗ tất niên của miền Trung

1. Bánh chưng, bánh tét

2. Dưa món củ kiệu

3. Giò lụa

4. Thịt đông

5. Gỏi gà bóp rau răm

6. Nem

7. Măng ninh khô

8. Canh miến

9. Cá chiên hay ram

10. Cơm 3 bát

Mâm cỗ tất niên của miền Nam

1. Bánh tét

2. Dưa giá củ kiệu

3. Thịt heo luộc

4. Thịt kho tàu

5. Gỏi cuốn

6. Nem

7. Gỏi tôm thịt

8. Măng tươi ninh

9. Khổ qua nhồi thịt

10. Cơm 3 chén

Mâm ngũ quả: Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa ly, thược dược…

Cách bài trí mâm cỗ cúng cũng hết sức quan trọng. Tùy theo cách bố trí bàn thờ của gia chủ mà có cách bày hợp lý. Tuy nhiên, mâm cỗ mặn nên bày ở một chiếc bàn con, đặt dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã đặt ở trên.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ thắp hương đọc văn khấn. Những người còn lại làm lễ theo. Việc cúng lễ này chính là lòng thành của con cháu để gửi lời mời ăn Tết tới thần linh, tổ tiên, gia tiên…

T.T (tổng hợp)

Cách nấu canh bóng thập cẩm truyền thống cho mâm cỗ ngày Tết

Cách nấu canh bóng thập cẩm truyền thống cho mâm cỗ ngày Tết

Bánh canh bóng thập cẩm thơm mát, mang hương vị của ẩm thực Bắc Bộ. Cách nấu canh bóng thập cẩm truyền thống không khó. Hãy cùng vào bếp thử làm món canh bóng thập cẩm truyền thống, chuẩn vị miền Bắc cho mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán.

Cách luộc gà thơm ngon, không bị nứt da

Cách luộc gà thơm ngon, không bị nứt da

Gà luộc là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cách luộc gà thơm ngon, không bị nứt da thì không phải ai cũng biết.

Cách nấu xôi gấc đơn giản tại nhà

Cách nấu xôi gấc đơn giản tại nhà

Xôi gấc là món ăn được nhiều người yêu thích. Xôi gấc có màu đỏ tươi, được xem như món ăn mang lại sự may mắn. Cách nấu xôi gấc cũng không khó. Hãy cùng học cách nấu xôi gấc tại nhà để chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết nhé.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét