Căn nhà có hàng rào bằng cây ô rô thuộc loại có "một không hai" được trồng từ những năm 1992.
Về xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nhiều người dân ngỡ ngàng khi nhìn thấy hàng rào có hình cổng làng theo kiểu truyền thống cổ đặc trưng của làng quê Việt Nam được kết từ những cây ô rô trông rất thích mắt.
Kiệt tác hàng rào kiểu cổng làng truyền thống này thuộc gia đình ông Trịnh Nhân Kỳ. Gia đình nhà ông Kỳ có vị trí rất đẹp, nhà hướng ra hồ tự nhiên, thuận lợi để xây dựng lên mô hình nhà cổ theo kiểu cây đa giếng nước sân đình.
Hàng rào bằng cây ô rô đặc biệt thuộc loại có "một không hai" này được gia đình ông Kỳ trồng từ những năm 1992, đến thời điểm hiện tại hàng rào ô rô đã tồn tại được 30 năm.
Con trai ông Kỳ là anh Vượng cho biết, từ thời thanh niên bố của anh đã mê mẩn những hàng tường rào bằng dâm bụt, ô rô cũng như những gốc cổ thụ. Trước quá trình đô thị hóa, cây xanh trở nên hiếm dần, những bờ tường bằng cây tự nhiên dường như đã biến mất.
Ông Kỳ ao ước có thể tự tay mình trồng và chăm sóc, tạo nên một bức tường bằng cây ô rô có hình cổng làng để thỏa mãn tình yêu của mình với những cảnh sắc làng quê.
"Bây giờ bố của tôi sức khỏe đã yếu đi, hàng ngày tôi trực tiếp chăm sóc, cắt tỉa hàng rào ô rô này thay ông cụ", anh Vượng nói.
Theo anh Vượng thì cây ô rô lên rất nhanh, thời của bố anh trước đây không có những trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ việc chăm sóc hàng cây ô rô như bây giờ. Bố anh toàn phải dùng kéo, loại kéo "khổng lồ" để cắt tỉa cây hàng ngày.
Vào mùa hè, chỉ vài ngày anh Vượng đã phải cắt tỉa tường rào ô rô một lần vì thời tiết mưa nhiều, cây đâm mầm rất nhanh. Còn vào các mùa khác khoảng chục ngày cũng phải cắt tỉa một lần thì mới giữ được nếp vuông vắn, sắc cạnh như ban đầu.
Anh Vượng chia sẻ thêm, ô rô là loại cây phải chăm sóc rất khéo thì mới sống và lên đều nhánh. Trải qua 8 năm trồng tỉa, cuối cùng bố anh cũng có hàng rào bằng cây ô rô tạm gọi là ưng ý. Để thực hiện ý tưởng làm chiếc cổng mô phỏng cổng chùa được ưng ý như bây giờ, ông uốn cây mất thêm 2 năm nữa, tổng là 10 năm trời.
Sau 10 năm đằng đẵng chăm sóc, cuối cùng bức tường rào bằng cây ô rô của ông Kỳ đã hình thành, kể từ đó hàng ngày ông và những thành viên trong gia đình chỉ việc làm nhiệm vụ cắt tỉa để giữ đúng hình dáng ban đầu đã định hình.
Ngay phía trước hàng rào ô rô là một hồ nước tự nhiên, người dân địa phương đã cải tạo nó thành một bể bơi công cộng. Vào mùa hè, người lớn trẻ nhỏ thả mình xuống làn nước xanh mát để bơi lội.
Anh Vượng kể thêm, bản thân anh không biết bố mình đã bỏ ra bao nhiêu ngày công, cắt mòn biết bao nhiêu cái kéo để thực hiện tác phẩm. Bởi vì thời điểm đó, anh vẫn đang phải bươn trải với cuộc sống bên ngoài.
Một người dân sống cạnh nhà ông Kỳ cho biết, đây là một công trình đặc biệt, rất có ý nghĩa. Ngoài vẻ đẹp thẩm mỹ thì đây còn là một minh chứng cho lịch sử làng quê Việt Nam đã tồn tại biết bao đời nay. "Chúng tôi luôn tự hào về mảnh đất Trường Yên, nơi ít nhất vẫn còn giữ lại được hồn cốt quê hương".
Quá trình đô thị hóa đã làm biến mất nhiều giá trị cổ của làng quê Việt Nam. "Việc làm của bố tôi rất ý nghĩa, không chỉ là cách để bảo lưu một giá trị truyền thống, mà còn nhắc nhở mọi người hãy quý trọng những gì thuộc về lịch sử. Bây giờ hàng rào ô rô này là tài sản chung của mọi người trong làng. Tôi sẽ thay bố tôi bảo vệ, gìn giữ bức tường và cổng làng bằng cây ô rô quý giá đó", anh Vượng chia sẻ.
Theo Dân Trí
Rahman (30 tuổi) nhận dọn dẹp những căn hộ có người vừa mất ở Singapore. Đó đều là những người qua đời một mình, xác của họ được tìm thấy vài ngày, thậm chí cả tháng sau khi chết.
Blog được phát triển bởi
https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét