Đền thờ quốc tổ Hùng Vương này là một trong những đền thờ dân lập. Nguyên nơi đây là nhà của một đôi vợ chồng già không con đạp xích lô sinh sống qua ngày.
Thời điểm này vào những năm trước, tại đền thờ quốc tổ Hùng Vương 22/93 Trần Bình Trọng (P.1, Q. 5, TP.HCM) luôn rộn rã tiếng cười. Trước đền và trong con hẻm bên hông, nhiều bàn ghế được bày biện sẵn. Bên trong đền, chánh điện rực rỡ, đèn đuốc sáng choang và nhang tỏa mùi hương thơm ngát.
Chị Lê Tuyết Nhung, Trưởng ban trị sự kính cẩn dâng hương. |
Người đến với đền đa phần là bà con lao động trong vùng. Cũng có nhiều người ở các tỉnh xa trở về thăm viếng. Họ đến bằng sự tôn kính 18 vị vua Hùng đã lập nên nước Văn Lang để đến hôm nay là nước Việt dấu yêu.
Năm nay, không khí thật trầm lắng. Bước vào trong đền, chánh điện nhỏ hẹp. Bàn thờ quốc tổ uy nghi với pho tượng vua Hùng ở giữa, hai bên là Lạc hầu, Lạc tướng. Phía sau pho tượng, trên cao là bài vị "Tổ tiên chính giáo - đại đạo sinh tồn". Dưới là "Hùng Vương tổ phụ Việt Nam". Một trang thờ bên trái trên cao, đức quốc mẫu Âu Cơ. Hai bên quốc mẫu Âu Cơ còn có tượng công chúa Tiên Dung, vợ Chử Đồng Tử và công chúa Ngọc Hoa vợ Tản Viên sơn thánh (Sơn Tinh). Hai câu đối “Tám chục triệu đồng bào chung một gốc/ Bốn ngàn năm văn hiến vững xây bền” đã tô điểm cho chánh điện thêm phần uy nghi trang trọng.
Quốc mẫu Âu Cơ. |
Chị Lê Tuyết Nhung Trưởng ban trị sự cầm thẻ nhang nghi ngút khói đến trước bàn thờ. Chị kính cẩn khấn vái. Lễ xong, chúng tôi hỏi thăm chị về lễ lỷ niệm vua Hùng. Chị Nhung cho biết, tình hình năm nay không cho phép tập trung đông người nên ngày 10/3 âm lịch không thể tổ chức tế mà chỉ có lễ nhỏ.
Đền thờ quốc tổ Hùng Vương tại số 22/93 Trần Bình Trọng (Q.5). |
Đền thờ quốc tổ Hùng Vương này là một trong những đền thờ dân lập. Nguyên nơi đây là nhà của một đôi vợ chồng già không con đạp xích lô sinh sống qua ngày. Ông là Trần Văn Cây sinh năm 1902 và bà là Bùi Thị Quí sinh 1921, trước khi mất cả ông bà đã làm giấy hiến tặng ngôi nhà cho hội tương tế Lạc Thiện vào năm 1970.
Diện tích ngôi nhà chỉ vỏn vẹn 50m2. Theo tài liệu của ban trị sự đền thờ, sau khi tiếp nhận, đền được chỉnh trang để có được một nơi thờ tự đúng nghĩa. Mặc dù là đền thờ vua Hùng nhưng phải đến năm 2001 nơi đây mới có được 6 pho tượng như chúng ta đã thấy để thờ tự.
Nguyên 6 pho tượng này là của trường trung học Hùng Vương. Do không có nơi thờ tự, nhà trường đã giao cho ngành văn hóa thông tin để rồi sau đó được chuyển đến đền thờ an vị đến ngày nay.
Suốt gần 50 năm, đền Hùng Vương trong khu dân cư phường 1, Q.5 đã gắn bó với bà con nơi đây. Anh Phương, nhà ở gần đền cho biết, một năm chúng tôi chỉ trông đến ngày mồng 10 tháng 3 để cùng bà con tham dự lễ giỗ.
Những năm trước vui lắm. Ai nấy cũng phấn khởi lẫn một chút tự hào, mình là con dân đất Việt. Dịch bệnh năm nay đã không cho phép đền cúng lớn. Chỉ mong sao, tai ương sớm qua đi để bà con còn sinh sống làm ăn, để còn có dịp tưởng nhớ đến công đức tiền nhân.
Có lẽ đó cũng là niềm mong muốn của nhiều người.
Bên ngôi mộ mới giữa vườn, người đàn ông làm điều đau xót
Buổi sáng, trời âm u. Trong khu vườn rộng thuộc ấp 5 (xã Tân Thành, H. Thủ Thừa, Long An) vang lên tiếng đàn trầm buồn héo hắt. Tiếng đàn cứ vang lên mãi, vang mãi...
Trần Chánh Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét