Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Nước mắt người đàn bà trong căn nhà bạc tỷ, đất rộng 700m2 ở Hà Nội

Hai năm sau ngày chồng mất, việc giải quyết quyền thừa kế vẫn chưa trọn vẹn. Các con mâu thuẫn thậm chí không còn nhìn mặt nhau khiến người mẹ già khóc cạn nước mắt…

Giọt nước mắt của mẹ

Hơn 80 tuổi, có con đàn cháu đống, nhà cửa khang trang, đất đai rộng rãi nhưng bà Phạm Thị Mải (Hà Nội) nhiều lần bật khóc khi nói chuyện với luật sư.

Có lần, bà ước rằng, khu công nghiệp không về địa phương bà, con đường rộng rãi không được mở phía trước nhà bà, có lẽ gia đình bà sẽ hạnh phúc hơn. Bà sẽ được sống những ngày tháng cuối đời vui vẻ bên con cháu hoặc ít nhất, các con cháu của bà cũng không mâu thuẫn, cãi vã vì tiền.

{keywords}

Hơn 20 năm về trước, gia đình bà Mải được nhiều người ngưỡng mộ. Hai ông bà vừa làm nông, vừa chạy chợ nhưng 6 người con (2 trai, 4 gái) đều ngoan ngoãn, học giỏi.

Khi các con trưởng thành, dựng vợ gả chồng, ông bà lại tích cóp mua cho mỗi con một mảnh đất. Riêng người con trai út tình nguyện ở chung với bố mẹ nên hai ông bà thường nói, sau này mảnh đất 700m2 và căn nhà họ đang ở sẽ thuộc về anh.

Các con của ông bà Mải khi ấy đều đồng tình. Tuy nhiên, khi Hà Tây sáp nhập Hà Nội, địa phương nơi ông bà Mải sinh sống lại chuẩn bị đón khu công nghiệp, đường sá được mở rộng thì giá đất lên chóng mặt.

Mảnh đất của gia đình bà Mải giờ nằm cạnh đường lớn nên càng có giá trị.

Cậu con trai cả của bà Mải thấy vậy nảy sinh lòng tham, nhiều lần về gặp bố mẹ, muốn được chia thêm đất nhưng ông bà Mải đều im lặng.

Năm 2012, ông Nguyễn Văn Quyết (chồng bà Mải - nv) bị tai nạn, nằm viện hàng tháng trời. Chi phí chữa bệnh tốn kém nhưng chỉ có vợ chồng cậu út bỏ tiền ra lo liệu. Bốn cô con gái góp công chăm sóc bố.

Khi sức khỏe của ông Quyết hồi phục thì một tai họa khác lại giáng xuống. Cậu con trai út - khi đó đang là giáo viên bị chẩn đoán mắc ung thư phổi và qua đời sau 1 năm phát bệnh.

Từ đó, việc cơm nước, chăm lo cho bố mẹ già do người con dâu - vợ của cậu út gánh vác.

Khi thấy sức khỏe của mình yếu đi, ông Quyết lập di chúc (viết tay) để lại toàn bộ mảnh đất và căn nhà 3 tầng đang ở cho 2 cháu trai - con của cậu út.

Năm 2018, ông qua đời.

Trong lúc cả nhà đang lo tang lễ cho ông Quyết thì cậu con trai cả lục tìm giấy tờ nhà đất của bố mẹ, mang về nhà mình và không công nhận di chúc bố để lại.

Bốn cô em gái đứng về phía em dâu, nhiều lần nhắc nhở anh trai nhưng không được. Cuối cùng nảy sinh mâu thuẫn, anh em cãi vã, chia lìa.

Chị Đinh Thanh Hoa (vợ anh út) buộc phải thay mặt 2 con nhờ luật sư vào cuộc.

“Mảnh đất vàng” xóa tan tình máu mủ

Luật sư Vũ Văn Nho (Hà Nội) cho biết, để giải quyết được vụ việc, cần phải xác minh bản di chúc và nguồn gốc thửa đất để từ đó xác định những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

{keywords}
Luật sư Vũ Văn Nho

Sau một thời gian tìm hiểu, nam luật sư nhận ra mảnh đất 700m2 ông Quyết định giao quyền cho 2 cháu là đất từ thời ông cha để lại (không phải do vợ chồng ông Quyết tạo lập). Những người thừa kế mảnh đất này ngoài ông Quyết còn có 3 bà cô (em gái ông Quyết).

Do vậy, nếu muốn 2 đứa trẻ được nhận quyền thừa kế thì chỉ cần có sự đồng ý của 3 bà cô.

“Ba bà cô ban đầu đứng về phía người con trai cả, không chịu chuyển giao tài sản cho 2 cháu. Tuy nhiên, sau hàng năm trời phân tích, thương lượng…, cuối cùng tất cả đã đi đến một thỏa thuận. Ba bà cô và bà Mải sẽ cùng đứng tên trên phần diện tích 180m2 - đất xây nhà thờ. 520m2 đất còn lại và căn nhà 3 tầng do ông bà Mải xây sẽ được làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho 2 cháu”, luật sư Nho cho biết.

Như vậy, sau 2 năm trời ròng rã, vụ việc đã được giải quyết. Tuy nhiên, theo luật sư Nho, tình cảm trong gia đình bà Mải đã không còn trọn vẹn. Bởi việc tranh chấp, mâu thuẫn đã khiến những đứa con của bà không còn vui vẻ với nhau.

“Anh em trong nhà xảy ra việc tranh giành tài sản thì dù phần thắng thuộc về ai cũng sẽ khiến tình cảm gia đình mất đi. Khi đó, người đau lòng nhất sẽ là những bậc làm cha, làm mẹ.

Vì vậy, đã là anh em thì đừng quá cố chấp, đừng quá tham lam bởi đôi khi cái chúng ta muốn sẽ không thể đạt được. Thay vào đó, chúng ta sẽ làm cho những người thân yêu của mình đau”, nam luật sư nói.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Mẹ đơn thân 65 tuổi nỗ lực lấy bằng luật sư

Mẹ đơn thân 65 tuổi nỗ lực lấy bằng luật sư

Sandra Creamer (đến từ Australia) trở thành luật sư dù tuổi đã cao. Bà mẹ đơn thân từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống để chăm sóc gia đình.

Giang Anh (ghi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét