Các bậc cha mẹ luôn hy vọng sẽ truyền dạy những giá trị lớn lao cho con cái. Nhưng đôi khi trẻ lại học được những bài học quý báu qua từng khoảnh khắc hằng ngày thay vì nghe cha mẹ rao giảng.
1. Trung thực
Donna Laikind, nhà trị liệu tâm lý ở New York, cho biết: “Không gì có thể so sánh được với các giá trị thực tế. Nếu trẻ thấy cha mẹ đối xử với mọi người một cách trung thực, đàng hoàng, thì đó là bài học tốt nhất mà bạn có thể dạy cho chúng".
Ngay cả khi còn nhỏ, trẻ em sẽ hấp thụ những hành động của bạn như một miếng bọt biển, vì vậy mọi lời nói dối trắng trợn được nói ra một cách tự tin đều có thể nuôi dưỡng sự thiếu trung thực.
Mặc dù nói sự thật đôi khi có thể dẫn đến những tình huống hoặc cuộc trò chuyện không thoải mái. Nhưng điều này dạy cho con một thực tế là trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng nó đáng để bạn gặp rắc rối.
2. Trách nhiệm
Laikind nói: “Cha mẹ cần cho con cái biết trước rằng có những quy tắc mà chúng vi phạm, chúng sẽ lĩnh hậu quả”.
Thử thách thực sự bắt đầu ở lứa tuổi đi học, khi những đứa trẻ phải làm chủ hành động của mình mà không có cha mẹ ở bên cạnh để hướng dẫn.
Lauren Ford, nhà tâm lý học nhi khoa ở Los Angeles, nhấn mạnh rằng: “Các giá trị cơ bản của giáo dục là không đủ. Điều quan trọng hơn việc thấm nhuần các giá trị trong từng trường hợp cụ thể là dạy trẻ cách giải quyết vấn đề phù hợp với giá trị của chúng”.
3. Sự tò mò
Nhiều bậc cha mẹ có thể chứng thực rằng khoảng 4 tuổi, con họ bắt đầu hỏi những câu hỏi lớn "tại sao". Một số câu hỏi có vẻ vô thưởng vô phạt như: "Tại sao bầu trời lại có màu xanh?" hay các câu hỏi mang tính triết lý như: "Tại sao mọi người ghét nhau?".
"Đừng cho rằng bạn phải có câu trả lời và ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn có câu trả lời, cũng đừng quá vội vàng chia sẻ chúng", Lauren Ford, nhà tâm lý học ở Los Angeles, nói.
"Nếu chúng ta có thể giảm bớt vai trò của người cố vấn và trở thành người bạn với trẻ, điều đó thực sự tạo thêm một khía cạnh khác cho mối quan hệ".
Bà nhấn mạnh rằng, cả bạn và con đều có thể học được nhiều điều từ việc khơi gợi trí tò mò. Vì bạn có thể đưa ra cách nhìn dựa trên kinh nghiệm sống của mình, trong khi chúng có thể nhìn mọi thứ theo cách cởi mở và giàu trí tưởng tượng hơn.
4. Tôn trọng
Học cách tôn trọng là một giá trị đặc biệt quan trọng để hướng dẫn con bạn khi chúng đến lớp học. Nó liên quan đến các nhiệm vụ đơn giản như đợi đến lượt và các khái niệm phức tạp hơn như hiểu các thế giới quan khác với quan điểm của trẻ.
Ví dụ, khi câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết?" xuất hiện trong phòng học của học sinh lớp 4, một cuộc tranh luận xảy ra sau đó. Trong đó, có một số đứa trẻ có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, những đứa trẻ khác có quan điểm vô thần hơn và nhiều đứa không chắc chắn nhưng sẵn sàng khám phá các khả năng.
Sự tôn trọng trong các cuộc trò chuyện triết học này có thể có ý nghĩa lớn hơn khi đứa trẻ lớn lên. Tất cả bậc cha mẹ đều muốn con mình mang những giá trị nhất định, nhưng điều quan trọng là trẻ em phải học cách tôn trọng những người nhìn thế giới khác với mình.
5. Đồng cảm
Khả năng hiểu và kết nối với cảm xúc của người khác giúp xây dựng nền tảng cho các mối quan hệ bền chặt trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao sự đồng cảm thường là giá trị cốt lõi của gia đình.
Bằng cách tiếp cận những khái niệm này trong một môi trường vui nhộn, trẻ có thể hiểu sâu những bài học quan trọng theo cách dễ tiếp cận, ít tốn kém. Trẻ có thể thấy sức mạnh trong hành động của mình khi chúng làm điều gì đó tử tế cho người khác.
6. Quyết tâm
Đối với nhiều người, khái niệm quyết tâm thường bị hiểu sai là táo bạo - một đặc điểm dành riêng cho những người hướng ngoại và thích mạo hiểm. Trên thực tế, giá trị này tạo cho trẻ khả năng quyết tâm làm hết sức những công việc ngay cả khi chúng cảm thấy lo lắng hoặc bị đe dọa.
Theo các chuyên gia, một trong những trở ngại lớn nhất đối với quyết tâm của một đứa trẻ là cha mẹ. Nếu bạn làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp con bạn thành công, bạn đã vô tình đánh mất những bài học mà chúng có thể học được khi thất bại.
Quyết tâm sẽ phát triển mạnh mẽ sau khi thừa nhận thất bại, vì nó cho phép trẻ làm chủ hành động của mình và xây dựng khả năng thành công trong tương lai.
7. Giao tiếp cởi mở
Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất trong gia đình. Nó cho phép một đứa trẻ tự do bày tỏ mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm của mình một cách hiệu quả, cũng như xây dựng mối quan hệ bền chặt với cha mẹ.
Ngay cả khi một đứa trẻ nhút nhát, việc đánh giá sự giao tiếp hiệu quả ở nhà có thể giúp chúng thành công ở trường lớp và hơn thế nữa. Tính cách hướng nội không nhất thiết là tiêu cực, nhưng với tư cách là cha mẹ, bạn nên tìm cách để con bạn có thể truyền đạt nhu cầu của chúng theo cách riêng của mình.
Đó có thể là hỏi chuyện về một ngày ở trường của con như thế nào hay tham gia vào một chủ đề khiến chúng hứng thú. Luôn có một con đường để thúc đẩy sự kết nối.
Xem thêm video: Học hỏi bí kíp dạy con của gia đình Beckham
Lời khuyên giúp cha mẹ nuôi dạy con thành tỷ phú
Elon Musk, Larry Page, Mark Zuckerberg, Oprah Winfrey… - thế giới đầy ắp câu chuyện về những tỷ phú tự thân đạt được thành công đáng kinh ngạc.
Đăng Dương (Theo Bright Side)
Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét