Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

Những phụ nữ chịu định kiến mang thai hộ vì tiền

Nhiều người mang thai hộ sẵn sàng vượt qua nguy hiểm về sức khỏe, với mong muốn giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn hay các cá nhân gặp khó khăn có con như ước muốn.

Chúng tôi trích dịch bài viết trên The New York Times về những thực tế khó khăn, nguy cơ sức khỏe cùng định kiến xã hội mà phụ nữ tham gia ngành công nghiệp mang thai hộ tại Mỹ đang phải đối mặt.

Năm 1995, Lisa Wippler (49 tuổi, Mỹ) rời vị trí lính thủy đánh bộ tại lực lượng Thủy quân lục chiến. Bà cùng chồng và hai con trai chuyển đến Oceanside (California), và băn khoăn sẽ làm gì tiếp theo. Câu trả lời đến khi vào đêm bà đọc được một bài báo viết về vô sinh.

“Tôi không biết có bao nhiêu cặp vợ chồng đang cần đến sự giúp đỡ”, Wippler nói. Được truyền cảm hứng, bà tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhóm hỗ trợ địa phương dành cho những phụ nữ từng mang thai hộ với mục tiêu giúp những người không thể sinh con có được gia đình trọn vẹn.

Wippler từng có 3 lần giúp người khác sinh con. Năm ngoái, bà cùng phái đoàn những người ủng hộ mang thai hộ đến Albany, chia sẻ câu chuyện của mình với các nhà lập pháp đang cân nhắc xem có nên hợp pháp hóa hoạt động này ở New York hay không.

Wippler đến đó cùng người phụ nữ đầu tiên bà sinh con hộ vào năm 1996 để cùng kể về những trải nghiệm của mình. “Tôi chưa bao giờ nghe cô ấy nói chuyện cởi mở như vậy về những cuộc đấu tranh của mình và tác động của tất cả những điều này đối với cô ấy. Tôi đã rất tự hào”, bà nói.

mang thai ho anh 1

Bà Lisa Wippler, cựu lính thủy đánh bộ, từng 3 lần giúp người khác sinh con.

Trong quá trình vận động chính sách của mình, bà Wippler cho biết đã rất bối rối khi nghe lập luận của những người phản đối, khi một số người cho rằng ngành công nghiệp mang thai hộ lợi dụng phụ nữ nghèo và dễ bị tổn thương.

“Tôi là một lính thủy đánh bộ đã về hưu, tôi có thể khẳng định với bạn không ai ép buộc tôi”, người phụ nữ 49 tuổi nói.

Mặc dù Mỹ là một trong số ít các quốc gia nơi mang thai hộ là hợp pháp và được thực hiện rộng rãi, công việc này vẫn tạo nên nhiều cuộc tranh luận trái chiều.

Giúp người khác có gia đình trọn vẹn

Khi Ranetta Meade lên 8 tuổi, cô được chẩn đoán mắc bệnh lupus, một chứng rối loạn tự miễn dịch mạn tính khiến cô không thể mang thai. Dù vậy, cô vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ lập gia đình và nhờ em gái của cô, Aretha Cagno, cân nhắc việc mang thai hộ cho mình.

“Chị ấy ước được trở thành mẹ. Tôi đã nói rằng ‘Tất nhiên, em sẽ mang thai bao nhiêu đứa cũng được miễn chị muốn’. Nhưng thật không may, điều đó chẳng thể thành sự thật”, cô em gái Cagno ngậm ngùi khi kể về ý nguyện của chị mình. Meade mất năm 2007 do biến chứng của bệnh.

Cagno đã kết hôn và có tổ ấm riêng, nhưng cô không bao giờ quên lời hứa với chị gái, và coi việc mang thai hộ như một cách để nhớ về Meade.

"Còn cách nào tốt hơn để tưởng nhớ chị ấy là giúp người khác có được gia đình trọn vẹn", cô nói. Cagno đã mang thai hộ 2 đứa con cho một người đàn ông đồng tính độc thân sống ở New York.

mang thai ho anh 2

Aretha Cagno trở thành người mang thai hộ vì lời hứa với người chị đã mất của mình.

Mang thai hộ khiến những phụ nữ đồng ý làm công việc này gặp không ít khó khăn. Niki Renslow (35 tuổi) sống với chồng và 3 con ở Buckeye. Lần đầu tiên cô bắt đầu nghĩ đến chuyện mang thai hộ là sau cuộc trò chuyện với một số người bạn đồng tính nam của mình.

Renslow cho biết mang thai và sinh con là những trải nghiệm “hoàn hảo”, vì vậy cô đã chia sẻ ý tưởng trở thành người mang thai hộ với chồng mình.

“Nếu chúng ta có thể giúp đỡ những người khác, người mà chuyện có con không dễ dàng thì tại sao không làm”, cô tâm sự và đã nhận được sự đồng ý từ gia đình.

Trải nghiệm của Renslow với việc mang thai hộ không hề suôn sẻ. Cô từng hai lần sẩy thai; bị tụ máu dưới màng cứng - một biến chứng khi mang thai gây chảy máu hàng ngày trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ; một lần phải mổ lấy thai khẩn cấp vì sinh non khi được 32 tuần.

Hiện tại, Renslow làm việc cho một cơ quan mang thai hộ có trụ sở tại Maryland giúp sàng lọc những người mang thai tiềm năng. Cô thường kể câu chuyện của mình như một lời cảnh báo nhằm đảm bảo người nộp đơn nhận thức được những rủi ro. Tuy nhiên, ngay cả với những điều phức tạp này, cô ấy nói với các ứng viên rằng trải nghiệm có thể là một điều “kỳ diệu”.

“Thật sự không thể diễn tả được cảm xúc khi thấy những bậc cha mẹ ôm đứa bé mà họ mong muốn bấy lâu nay trong vòng tay. Đó là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời bạn”, Renslow nói.

Định kiến

Có một định kiến tồn tại từ lâu cho rằng những người mang thai hộ bị hút vào công việc này vì khó khăn tài chính, một phần được truyền cảm hứng từ kinh nghiệm của một số người làm nghề này ở nước ngoài.

Mức thù lao của người mang thai hộ thay đổi tùy theo một số yếu tố, bao gồm cả vị trí địa lý và liệu cô ấy là người “trung gian” lần đầu hay đã có kinh nghiệm. Tại cơ quan có trụ sở tại Los Angeles, nơi bà Wippler hiện làm giám đốc phụ trách tuyển người sinh thay, con số này rơi vào khoảng từ 30.000 USD đến 60.000 USD, đây cũng là mức trung bình trong toàn ngành ở Mỹ.

Montez cho biết tiền thù lao không phải lý do khiến cô quyết định trở thành người mang thai hộ. Nhưng bà mẹ hai con sống cùng gia đình ở Bay Area cho biết số tiền đó cũng giúp cô ổn định tài chính trong thời gian này.

Cô nói được truyền cảm hứng từ khi còn nhỏ, sau khi chứng kiến ​​một người mang thai hộ đã mang giúp cặp song sinh cho dì mình - một người phải vật lộn với căn bệnh hiếm muộn.

“Đó là những người anh em họ của tôi, họ đã không ở đây nếu không có người phụ nữ mở lòng. Thật khó để diễn tả thành lời cảm giác khi mình đang giúp một gia đình khác tìm được nguồn sống”, cô bộc bạch.

mang thai ho anh 3

Bất chấp định kiến, nhiều phụ nữ vẫn nỗ lực để giúp người khác hoàn thành mơ ước có con.

Những cơ quan có uy tín tuân thủ các hướng dẫn do Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ (ASRM) đưa ra, cùng với các tiêu chuẩn do chính cơ quan của Wippler áp đặt.

Có rất ít người nộp đơn vượt qua quá trình sàng lọc. Wippler cho biết trong số 300-400 ứng viên mà công ty bà nhận được mỗi tháng, chỉ 1-1,5% được chấp nhận.

Các ứng cử viên bị loại vì bất kỳ lý do nào, phổ biến nhất là do khám sức khỏe. Hướng dẫn của ASRM cho biết những người mang thai hộ phải ở độ tuổi 21-45, đã mang thai ít nhất một đứa trẻ đủ tháng mà không có biến chứng lớn và duy trì chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, hướng dẫn cũng yêu cầu người mang thai hộ phải trải qua sàng lọc tâm lý - một quá trình kiểm tra chặt chẽ động cơ của ứng viên để theo đuổi công việc mang thai hộ.

Những người nộp đơn bị coi là phụ thuộc quá nhiều vào khoản thù lao được cung cấp, bao gồm cả những người nhận được sự trợ giúp của chính phủ, sẽ không được chấp thuận.

Các thành viên gia đình của ứng viên cũng được sàng lọc để đảm bảo họ luôn ủng hộ. Aretha Cagno cho biết chồng và các con ngay từ đầu đã "ủng hộ 100%" công việc mang thai hộ của cô.

Sau một cuộc chiến kéo dài và thu hút được sự chú ý, New York đã tham gia cùng các bang khác trong cả nước cho phép một số hình thức mang thai "đền bù" - khi một phụ nữ mang thai hộ, mà bản thân không có liên hệ sinh học, cho một cá nhân hay cặp vợ chồng để đổi lấy khoản phí.

Chỉ các bang Michigan và Louisiana sẽ tiếp tục hình sự hóa việc mang thai hộ, như New York từng làm, tuy nhiên các bang khác vẫn hạn chế các hợp đồng mang thai hộ dưới một số hình thức.

Mang thai hộ truyền thống được trả tiền - khi người mang thai hộ sử dụng trứng của chính mình và có mối quan hệ di truyền với đứa trẻ - vẫn sẽ bị cấm ở New York.

Danh ca Giao Linh: Lấy chồng 3 đời vợ, 6 con riêng và biến cố không thể mang thai

Danh ca Giao Linh: Lấy chồng 3 đời vợ, 6 con riêng và biến cố không thể mang thai

Kết hôn cùng người đàn ông đã qua 3 lần đò và có 6 con riêng, danh ca Giao Linh phải vượt qua không ít thử thách. Hiện tại, ở tuổi 80, bà có cuộc sống và hôn nhân viên mãn.

Theo Zing


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét