Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Thêm bước đơn giản này, bưởi Diễn để cả 2-3 tháng vẫn không hỏng, màu lên vàng óng dù trời có nóng hay nồm ẩm

Nếu muốn để 2-3 tháng, các chị nên chọn trái có núm trên cuống quả. Vì như vậy vi khuẩn khó xâm nhập, hạn chế quả bị thối, chua.

photo-1641801597926

Thấy bưởi Diễn là thấy Tết!

Tết sắp đến cũng là khoảng thời gian các nhà vườn bưởi thu hoạch những loại quả màu nắng. Bưởi Diễn là giống bưởi của miền Bắc, có vị ngọt thơm, mát, đậm đà.

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả ngày tết không thể thiếu được trái bưởi. Trước đây, bưởi Diễn là loại quả chuyên được mang đi tiến vua nên nó thể hiện cho sự cao sang, quyền quý.

Trong Nam nổi tiếng bởi những giống bưởi da xanh, năm roi nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng và tìm mua bưởi Diễn để chưng dịp Tết. "Em ở Sài Gòn, tầm này nhà nhà chưng bưởi da xanh. Nhưng nhà em chơi bưởi Diễn cho độc lạ, không ai có. Rất thơm nên em khỏi cần xông tinh dầu. Mà bưởi này màu vàng rực rỡ rất bắt mắt, theo em Tết nhất là phải như vậy.", chị Hồ Bích Trâm chia sẻ về thú chơi bưởi Diễn ngày Tết của mình.

Bưởi Diễn để càng lâu càng ngon nhưng khí hậu miền Nam nắng nóng, chị Trâm cũng đã tìm ra cách để bảo quản và giữ bưởi Diễn được tươi thật lâu.

photo-1641801603710

Chọn trái mất núm để ăn trước, tránh hư hỏng

1. Chọn bưởi:

Có 2 loại bưởi Diễn. Loại một để chưng cúng thì trái rất to, đẹp, cành lá. Nhưng ăn bị khô, nhạt, không ngọt. Còn loại 2 trái nhỏ, xấu nhưng ăn rất ngon.

Chị Trâm thì thường chọn loại 2, trái tầm 6 lạng - 1kg. Cầm lên quả thấy nặng tay là bên trong mọng nước, không bị khô.

photo-1641801607172

Lau bưởi bằng rượu sẽ lên màu vàng rất đẹp

Để chắc ăn là bưởi mọng nước và ngọt đậm đà, chị Trâm thường kiểm tra với chỗ mua: "bưởi này hái từ cây mấy tuổi?". Vì cây càng lão làng, tầm 11 tuổi trở lên, thì 95% là trái ngọt đậm đà không khô.

Nếu muốn để 2-3 tháng, các chị nên chọn trái có núm trên cuống quả. Vì như vậy vi khuẩn khó xâm nhập, hạn chế quả bị thối, chua.

photo-1641801610178

Vôi tôi mua ở hàng trầu cau

2. Bảo quản bưởi:

Mua bưởi về, rửa sạch lau khô (nhất là phần cuống, nếu bị ẩm vài hôm sẽ thối ngay).

Lau xong thì lấy khăn, thấm 1 ít rượu, lau xung quanh quả bưởi. Cách này vườn chỉ cho chị Trâm. Sau 3-4 ngày lau, thì bưởi sẽ lên màu vàng đậm hơn bình thường, rất đẹp.

photo-1641801613194

Bôi vôi vào núm

Lấy vôi tôi chấm lên cuống quả. Bước này là để sát khuẩn, cũng như tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào quả bưởi. Vôi tôi chị em nên ra hàng trầu cau để tìm mua.

Nếu muốn vỏ bưởi tươi lâu, không bị héo, các chị lấy khăn ẩm lau vỏ bưởi (tránh phần cuống). 2-3 ngày 1 lần. Cách này sẽ cấp nước cho quả, vỏ lâu bị nhăn nheo.

photo-1641801616637

"Gia tài" bưởi Diễn của chị Trâm

Điều cuối cùng vô cùng quan trọng. Các chị phải kiểm tra thường xuyên nếu có trái nào bị thối, nục… phải loại ra ngay. Nếu để, thối nục nó sẽ lây lan sang trái khác. Là hư nguyên lô bưởi.

3. Cách bóc bưởi Diễn không bị nát

photo-1641801620070

Bưởi Diễn bóc không bị nát

Sau khi gọt vỏ bưởi cẩn thận, chia 3,4 múi cho 1 lần tách. Sau đó, bóc phần vỏ múi bưởi 2 bên, dùng đầu dao nhọn lách vào phần sống lưng của múi, hất nhẹ lên là xong.

Theo Gia đình & Xã hội

Mách bạn cách chọn gà ngon cả trăm con như một dù là gà sống hay gà đã thịt sẵn

Mách bạn cách chọn gà ngon cả trăm con như một dù là gà sống hay gà đã thịt sẵn

Gà là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết nhưng nếu chọn nhầm gà không ngon thì những món ăn làm ra rất dở.


Blog được phát triển bởi https://chamsocnhacuahiendai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét